Năm 1296 khi Zhou
Daguan công du đến Angkor, ông này có viết lại rằng: «Con cái của các thường
dân (khác với con của tu sĩ) thì đi học và ở cùng với tu sĩ, khi lớn lên chúng
trở về với gia đình, … Riêng các Brāhman thì không có gì có thể gọi là tôn giáo
hay chỗ học hành gì cả. người ta cũng khó mà biết được các Brāhman học cái gì» (Theo
bản dịch của Paul Pelliot).
Thực tế, ở thời
Angkor, người Khmer đã có hệ thống giáo dục hoàn chỉnh mà Zhou Daguan không thể
thấy hết được do ông là người nước ngoài (và với tư tưởng Đại Trung Hoa) cùng với
thời gian ở Angkor của ông cũng khá ngắn. Đơn giản, có thể thấy rằng việc xây dựng
hàng ngàn ngôi đền tháp, việc bố trí thành phố, xây dựng các thành cao, hào sâu
như Angkor thì chắc chắn phải được thực hiện bởi những con người có hiểu biết
sâu rộng về khoa học, nhưng nó khác với khoa học hiện đại vì nền giáo dục ấy dựa
trên những kiến thức về tôn giáo và hoàn cảnh của thời đó. Đó là vấn đề hết sức
bình thường. Dù gì đi chăng nữa thì những văn tự được khắc trên bia đá cho thấy
giáo dục của người Khmer thời Angkor đã nổi tiếng vượt khỏi ranh giới quốc gia
và ít nhất cũng được người Ấn Độ thời đó biết đến. Trên bia đá có khắc câu truyện
Brāhman tên «Hariiseykesah» (Hariisīkesa-ហរិឥសីកេសៈ), người mà sau này
trở thành Borohet của vua Jayavarman đệ Thất đã đi từ Ấn Độ đến Srok Khmer vì
nghe đồn rằng ở xứ Khmer có nhiều người tài giỏi, am tường kinh Veda, và ông đến
để thử so tài của mình.
Đền hay Trường học
Ở Srok Khmer, việc giáo dục phổ thông
diễn ra trong các cơ sở tôn giáo do các Brāhman
quản lý (thậm chí cho đến ngày nay giáo dục chữ viết, văn hóa Khmer vẫn diễn ra
ở các chùa). Khmer gọi những nơi này là «Asrom» (អាស្រម - អាឝ្រម),
tức đền, đình. Thực tế «Asrom» có 3 vai trò chính:
- Là nơi ở, nơi học tập , nơi hành pháp (tu tập) của các Brāhman.
- Trường học dành cho con cháu của các tín đồ.
- Nơi ở tạm dành cho người đi đường (kiểu nhà trọ miễn phí của nhà nước).
«Asrom»
là cơ sở được nhà nước xây dựng và bảo vệ. Vua Yéasauvarman đệ Nhất, trị vì từ
năm 889 đến năm 910, đã xây dựng 100 Asrom trên khắp vương quốc Khmer và vẫn
còn nhiều Asrom còn tồn tại đến tận ngày nay ở khu vực Angkor, đặc biệt là 4
Asrom ở phía nam của dãy hào nước phía đông. Mỗi Asrom chịu sư quản lý của một Brāhman theo nội quy của Asrom được khắc
trên cột đá của Asrom.
Asrom có quyền nhận bất
kỳ người nào vào ở, và dù người đó có phạm tội gì đi chăng nữa thì lực lượng của
nhà nước cũng không có quyền vào Asrom bắt người cả. Luật này cũng được khắc
trên tường bệnh viện của thời vua Jayavarman đê Thất. Trước đây, luật tương tự
này cũng được áp dụng cho trường Đại học Sorbonne (l'Université
Paris-Sorbonne)
của Pháp.
Các giảng viên phụ
trách giảng dạy trong các Asrom được tuyển chọn theo một quy trình rất nghiêm
ngặt. «Các giảng viên phải
có tư cách đạo đức tốt. Nếu hai ứng cử viên có sự hiểu biết như nhau, người ta
sẽ chọn người nào chuyên về kinh Veda rồi mới chọn người chuyên về ngữ pháp. Tất
cả các giảng viên được người dân nuôi dưỡng và được quyền sống trong Asrom. Giảng
viên giỏi nhất có 6 người giúp việc. Lá thốt nốt được dùng để viết, phấn và
than đen (dụng cụ văn phòng phẩm thời bấy giờ) được Asrom cấp miễn phí cho học
viên. Mỗi Asrom có một thư viện riêng được gọi là «Pusdaka Asrom» (ពុស្ដកាអាស្រម), có một người
chuyên bảo quản sách và 3 người phụ
trách sắp xếp lá thốt nốt. Nhân viên thư viện mỗi tháng làm việc 15 ngày và một
nhóm khác làm việc cho vào nữa tháng còn lại»
(Theo Les Khmers của Bruno Dagens).
Các học viên cũng sống
trong Asrom và được người dân nuôi dưỡng như các giảng viên vậy. Để được vào học
trong các Asrom, người ta phải đạt được một số yêu cầu nào đó như là co của Brāhman hay con của quan lại. Con của
các vua, chúa không học trong các Asrom. Họ có thầy là các Brāhman được lựa chọn trong những Brāhman cao cấp. Thái tử được Préah Kru
là thầy giảng dạy và cũng là người thực hiện nghi lễ đăng quan cho nhà vua.
Préah Kru cũng sẽ trở thành Borohet, Mantrin, và cũng là Thừa tướng theo nhà
vua đến suốt cuộc đời.
Người ta nhận thấy rằng
thời vua Jayavarman đệ Thất, có đến 121 «nhà
khách» (សាលាសម្រាក)
ở dọc các con đường lớn. «Nhà khách» là một công trình nhà ở công cộng được
nhà nước xây dựng dành cho người đi đường nghỉ ngơi và không phải tốn phí. Các «nhà khách» này nằm dưới sự quản lý của Asrom ở
gần đó. Và tất cả các Asrom là cơ sở giáo dục tương đương với cấp Trung học hiện
nay (theo Bruno Dagens trong cuốn Les Khmers). Số lượng học sinh thời của
Jayavarman mỗi năm trong 121 Asrom là 2,898 người. Số học sinh này cùng với số
giảng viên và các nhân viên làm việc tại các Asrom được Bộ giáo dục chu cấp từ
thức ăn đến các đồ dùng, dụng cụ sinh hoạt, học tập khác.
Ngoài các cơ sở giáo
dục của nhà nước, ở Srok Khmer còn có các cơ sở giáo dục do tư nhân hoạt các
quan chức lớn thành lập. Rất nhiều cơ sở giáo dục như thế này được dựng lên,
đương cử như hai trường học được một vị quan cấp cao thành lập dưới thời cua
Soryéah Varman đệ Nhất, một Asrom khác nữa là «Vort
Ek» (វត្តឯក)
được Brāhman là Borohet tên
Yokisvara Bondit (Yogisvara Bandita – យោគិស្វរបណ្ឌិត) dựng lên và quản
lý. Một Brāhman nữa tên Tivéakarapheattah
(Divakaeabhatta – ទិវករភាត្ត)
xây dựng một Asrom đặc biệt, đặt tên là «Vithyeaasrom» (Vidyā
Āsram – វិទ្យាអាស្រម)
tức «Asrom giảng dạy khoa
học»
Chùa Phật giáo
Brahma giáo hoàn toàn
không chống đối với Phật giáo. Phật giáo được tự do phát triển trong suốt thời
kỳ thịnh trị của Brahma giáo, bắt đầu từ thế kỷ thứ xii, dưới sự trị vì của cua
Varman đệ Thất. Năm 1296, Zhou Daguan có viết về «mái
đền» được người ta lợp ngói
có nghĩa là người ta rất tôn kính những nơi này, bởi chỉ có và các quan đại thần
mới dám sử dụng ngói để lợp nhà, còn dân thường thì không hề sử dụng ngói.
Ban đầu, chùa là nơi ở của các tu sĩ. «Vihear» (विहार - Vihāra – វិហារ) ban đầu trong tiếng Pali, Sanskrit có nghĩa là nơi ở. Ngày
nay, người ta xem Vihear là nơi tôn nghiêm, được dùng để thờ tự đức Phật. Mỗi
ngôi chùa cũng là một cơ sở giáo dục dành cho cả tu sĩ lẫn Phật tử. Mỗi ngôi
chùa được một vị Saṅgharāja (សង្គរាជ) quản lý và một
vị sư khác phụ trách chuẩn bị tất cả các lễ nghi theo truyền thống tôn giáo gọi
là Préah Peahu Sotr (Bhahusutra - ពហុសូត្រ, có nơi gọi lệch là Kru Sotr - គ្រូសូត្រ) và các Achar (Ācārya – អាចារ្យ - có thể là tu sĩ hoặc Phật tử) phụ trách giảng dạy. Ở
các trường học chùa, trẻ con có thể đến học, khi lớn lên có thể trở về gia đình
hoặc có thể tu thành tu sĩ (Saṅgha – Tăng-già - សង្ឃ), điều này khác với Brāhman, người ta chỉ có thể thành một Brāhman (cũng là tu sĩ) khi người đó sinh ra trong gia đình Brāhman.
Đại học – Mahavithyalay
Ban đầu, người Khmer có rất nhiều trường đại học, đương cữ như trường Đại học
Nealintah (Nalinta - នលិន្តៈ) của Phật giáo Mahāyāna được xây dựng ở vương quốc «Pihear» nổi tiếng hồi thế kỷ thứ vii. Trường Đại học lớn của người Khmer nữa là đền
– tháp «Préah Khan» (ព្រះខាន់) và «Ta Pruhm» (តាព្រហ្ម). Các cột đá của đề Ta Pruhm cho biết trường đại học này
có 970 sinh viên. Tất cả các học viên và giảng viên sống trong và tự chịu trách
nhiệm với trường học. Cũng trong ngôi đền này là trụ sở của Bộ Sử lý, phụ trách
102 bệnh viện trên toàn vương quốc. Đền Ta Pruhm, trước đây tên «Réach Vihear» (Rāja Vihāra - រាជវិហារ - Hoàng đình)
được Hoàng hậu «Intréah Tevy» (Indradevī - ឥទ្រទេវី) đến giảng dạy. Bà được vua Jayavarman đệ Thất ban do
danh hiệu «Đệ nhất Giảng sư». Bà là chị cả của Hoàng hậu Jayaréah Tevy (ជ័យរាជទេវី), sau khi Hoàng hậu băng hà, Intréah Tevy trở thành
hoàng hậu của vua Jayavarman đệ Thất. Theo bia khắc của thời đó, người ta gọi
bà là «Tiên nữ Trí tuệ» do bà dạy dỗ hơn bốn trăm cô gái mồ côi.
Cột đá của đền Préah Khan cho biết đây cũng là một trường đại học. Người ta
không biết rõ số lượng sinh viên của trường nhưng người ta biết rằng trường này
là trường đại học luật và là trụ sở của Bộ Quản lý, phụ trách tất cả các trường
Đại học trên toàn quốc.
Các môn khoa học
Dưới thời của Brahma giáo, người ta hết sức tôn kính thần linh. Thần linh
có mặt ở mọi lúc, mọi nơi và trên vạn vật. Người ta cho rằng, mọi vật đều có thần
linh ngự trị và kiến thức cũng có được do thần linh. Các môn khoa học cũng
do thần linh ban cho. Các môn khoa học là Luật và Kinh, được thần linh ban cho
thông qua các nhà hiền triết (រាជឥសី). «Panīnī»
là một nhà thông thái của xứ Ấn Độ hồi 500 năm trước Tây lịch, ông viết sách ngữ
pháp và được sử dụng đến tận ngày nay. Với Brahma giáo, Panīnī
là một nhà hiền triết, và sách ngữ pháp của ông có được là do Thần Shiva đọc và
ông chỉ là người chép lại. Bởi thế mà tất cả các kiến thức về tôn giáo, triết học,
và các môn khoa học đều có trong một cuốn kinh gọi là «Veda».
Như đã được trình bày
ở chương trước «Veda» (វេទ) có nguồn gốc từ chữ
«Vida» (វិទ) có nghĩa là «Sự hiểu biết» và từ này được Khmer hóa thành từ «Vithyea»
(វិទ្យា) hay «Vithyeasatr» (វិទ្យាសាស្ត្រ) tức «khoa học». Chính vì đặc điểm này mà người ta
khẳng định rằng kinh «Veda» khác với kinh điển của các tôn giáo
khác như «Cựu ước» hay «Tân ước» của Christo giáo, «Qu’ran»
của Islam giáo, hay «Tam Tạng» của Phật giáo.
Môn khoa học quan trọng
nhất được giảng dạy ở srok Khmer thời Angkor là «Kinh
Veda», và môn «Veda»
lại bao trùm tất cả các môn khoa học khác, trong đó có luật, ngôn ngữ (văn
chương), ngữ pháp, y học, vũ trụ và thiên văn, nghệ thuật điêu khắc, toán học, …
Người Khmer được học và thông thuộc tất cả các môn khoa học, đặc biệt là văn
chương được thể hiện rõ trong các bản điêu khắc truyện «Mahābhāratta» (មហាភារត្ត) và «Rāmāyāna» (រាមាយាណៈ). Ngoài ra người Khmer
thời Angkor còn để lại nhiều công trình khoa học được khắc trên lá thnot (có
phóng sự Yuon gọi là lá buông) như:
- Dharma Sastra (ធម្មសាស្ត្រ) tức sách về kiến thức về Pháp trong tôn giáo.
- Méanéavéathorméasastr (មនវធម្មសាស្ត្រ) tức sách về luật dành cho con người.
- Asdathiyyi (អស្ដធិយ្យិ) tức sách về ngữ pháp
- Charakah Sammahetah (ចរកៈ សម្មហិតៈ) tức sách về y học
- Athrsastr (អាថ៌សាស្ត្រ) tức sách về khoa học chánh trị
… và còn nhiều quyển
nữa.
Người Khmer thời
Angkor học ở các trường đại học, như đã trình bày ở trên, như đại học luật ở đền
Préah Khan, và đại học y ở đền Ta Pruhm.
Người Khmer có tri thức
cao so với các dân tộc khác thời bấy giờ. Hồi thế kỷ thứ vi, người Khmer và người
Ấn đã am tường các kiến thức về «Định
lý Pythagore» (Yuon gọi là Pi-pa-go)
và nguyên tắc lý thuyết và ứng dụng về «Lượng
giác» (Trigonométrie).
Riêng số pi (π) = 3.14159, người Khmer
đã biết đến trong các tài liệu viết bằng tiếng Sanskrit rằng: Nếu một đường
tròn có đường kính là ((100+4)x8)+62000 thì nó sẽ có đường kính là 20000. Nếu lấy
đường tròn đó chia cho đường kính thì sẽ có 62832÷20000=3.1416 và đó là
con số pi mà người Khmer tìm được (Theo Louis Renou).
Về vũ trụ và Thiên
văn học, người Khmer thời Angkor đã đạt được trình độ rất cao, người Khmer biết
cách chia thời gian thành các ngày, tháng, mua và năm khác nhau, đúng với chu kỳ
tuần hoàn của mặt Trời và mặt Trăng. Thậm chí, người Khmer thời Angkor còn tính
được chiều dài Quả đất (Đường kính Trái đất).
Về khoa học chính trị,
sách Athrsastr (អាថ៌សាស្ត្រ) của Brāhman Kautilya (កៅតិល្យៈ), một vị quan dưới
triều của vua Cantraghupda (ច័ន្ទ្រគ្ហុបត្ដៈ) ở Ấn Độ hồi năm 217
trước Tây lịch được người Khmer áp dụng triệt để vào việc tổ chức quản lý quân
đội. Người Khmer sắp xếp quân đội với 4 đội quân với nhóm «người từ trong rừng» (Xin xem thêm ở chương 1 và chương 2
của tập tài liệu này) là lực lượng quả cảm, thông thạo địa hình núi, rừng, … Trên tường của đền Vishnuloka (đền Angkor Wort)
có khắc hình ảnh quân đội Khmer, trong đó có hình ảnh đội quân dẫn đầu là đội
quân có đội lá trên đầu và được ghi chú là quân «Syam». Có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng
người Khmer thời bấy giờ xem thường người Syam (người Thái) nên gọi người Syam
là người rừng, ông «Coedes» còn bênh vực người Syam rằng: «người Syam là người rừng (kém văn
minh) về quần áo mà thôi». Thực tế, người Khmer
không hề xem thường người Syam. Việc khắc người Syam quấn lá cây chỉ với để cho
biết giống người đó xuất thân từ rừng và cũng đúng với sách khoa học chính trị Athrsastr
(អាថ៌សាស្ត្រ) mà thôi và những «người rừng» đó là những người gan dạ, quả cảm nhất
trong quân đội.
Athrsastr (អាថ៌សាស្ត្រ)
là sách về nghệ thuật chính trị, quân sự có giá trị đến tận ngày nay và không
có sách nào có thể sánh bằng được. Sách này bao gồm tất cả các kiến thức về sắp
xếp và quản lý quốc gia. Về vấn đề của vua chúa, Brāhman Kautilya viết rằng «Nên làm những gì mà dân ưng thuận chứ
không phải những gì mà nhà vua cảm thấy thích thú».
Câu nói này được vua Jayavarman đệ Thất học tập và Ngài cho khắc lại trên tất cả
các bệnh viện rằng: «Mọi sự khổ đau của
người dân làm cho nhà vua đau khổ chứ không phải sự khổ đau của bản thân nhà
vua làm cho Ngài khổ». Trong chính trị đối
ngoại, Brāhman Kautilya cho
dùng chính sách «Sadaguna» (សាទគុណ) tức nhà vua phải
ban giao ôn hòa khi mình yếu, phải chiến đấu khi mình yếu, và phải chờ đợi khi
lực lượng bằng nhau, phải tiêu diệt khi kẻ thù không phòng bị, phải liên minh
khi lực lượng không đủ nhưng phải đối đầu với địch, và phải sử dụng mưu trong
trường hợp cần thiết.
Các môn khoa học
trong chùa Phật giáo khác so với các môn khoa học của Brahma giáo. Người ta học
chữ Pali như một ngoại ngữ dành cho người Khmer, tiếp theo đó người ta học viết
và học ngữ pháp (tiếng Pali) và các lý thuyết về Phật giáo. Việc học các môn
khác, người ta học theo «Daka», tức các tạng, về lịch sử của đức Phật
trãi qua 500 kiếp. Về toán học, người ta chỉ học sơ về các con số. Trong giáo dục
Phật giáo, người ta không dạy về khoa học tự nhiên, luật và y học và cũng không
có khoa học chính trị. Phật giáo không quan tâm đến vương quốc, nhà nước. Phật
giáo hướng con người đến việc xuất gia đi tu hoặc giữ các giới học để đạt đến sự
tĩnh lặng. Phương pháp giáo dục này trở thành phương pháp giáo dục duy nhất của
người Khmer từ thế kỷ xiv đến thế giữa thế kỷ xx. Và cũng sau vi thế kỷ này nền
giáo dục của người Khmer bị giảm sút nặng nề.
0 Response to "Lịch sử dân tộc Khmer - Chương xxi - Giáo dục thời Angkor"
Post a Comment