Lịch sử dân tộc Khmer - Chương IX Tín ngưỡng của người Khmer

Dân tộc Munda theo chế độ mẫu hệ, tôn thờ Mẹ Đất và Nước, có niềm tin vào Néak Ta. Người Khmer có nguồn gốc từ dân tộc Munda, cũng thừa hưởng được ba tín ngưỡng này. Cho đến ngày nay, người Khmer vẫn còn giữ được ba tín ngưỡng nguyên thủy là:

- Me – Ba (មេ​បា – mẹ cha)
- Néang Konghing (នាង​គង្ហីង – Nàng Konghing)
- Néak Ta (អ្នក​តា – ông Tà)
Thờ kính Me – Ba

Trong tiếng Khmer «me» (មេ) có nghĩa là mẹ, «ba» (បា) có nghĩa là cha. Việc thờ kính «me – ba» tức là tôn kính cha mẹ, là người mang lại sinh mạng cho mình. Người Tàu khi đến đất nước của người Khmer, thấy đặc điểm này nên hiểu lầm, cho rằng người Khmer có tục lệ thờ cúng ông bà như dân tộc mình. Kỳ thực, truyền thống này giữa người Khmer và người Tàu hoàn toàn khác nhau.

Từ khởi thủy, người Khmer đã có truyền thống thờ kính cha mẹ và tục lệ này đã có hằng trăm thế kỷ trước khi người Tàu đến.

Dưới chế độ mẫu hệ, người Khmer gọi những gì lớn nhất là «me». Riêng «ba» được dùng để đặt tên cho những ngọ núi lớn như: Ba Kheng (nay ở tỉnh Siem Rieng), Ba Deng (Yuon gọi là núi bà Đeng – hay bà Đen), Ba Phnom (nay thuộc tỉnh Prey Veng, Ba The (Yuon gọi là núi Ba Thê), …


Ngày nay, người Khmer theo Phật giáo, thế nhưng trong các nghi thức tôn giáo, người ta vẫn đọc bài kệ nhớ ơn cha mẹ. Người Khmer cũng tin rằng có thể vượt qua cảnh nguy hiểm hay hoàn cảnh ngặt nghèo nếu người ta nghi nhớ và nhắc đến công ơn cha mẹ.

Ngày nay chúng ta không còn biết rõ nghi thức thờ cúng cha mẹ được thực hiện như thế nào, nhưng có một điều chắc chắn rằng, những người phụ trách các nghi thức này là các « Ta Chey» (តា​ជ័យ) và «Yeay Chey» (យាយ​ជ័យ) là những người lớn tuổi, mặc đồ màu trắng. Ngày ta người ta vẫn còn thấy các «Yeay Chey» sống ở các chùa. Tuy nhiên, những «Yeay Chey» ngày nay là những người giữ 8 giới dành cho cư sĩ Phật giáo, họ ở chùa và giúp đỡ các sư làm một số công việc Phật sự cũng như làm việc chùa chứ không còn đảm nhận công việc nào liên quan đến tín ngưỡng thờ cúng cha mẹ như người Khmer thời trước nữa.

Thờ kính Néang Konghing và Kraper

Truyền thuyết người Khmer kể rằng: «Từ thời khởi thủy của loài người, trên mặt đất này toàn là nước. Một ngày nọ, Néang Konghing sống dưới tận đáy biển sâu đứng trên một con cá sấu trồi lên khỏi mặt nước. Nàng xoắn tóc làm nước tung tóe đi, để lộ một khoảng đất rộng để con người, trong đó có người Khmer sinh sôi nãy nỡ cho đến tận ngày nay». Cặp đôi này, người Khmer gọi là «Néang Konghing - Kraper» (នាង​គង្ហីង និង​ ក្រពើ – Nàng Konghing và Cá Sấu) và không bao giờ tách rời nhau cả. Người Khmer tôn tính Néang Konghing và Kraper ngang nhau.

Néang Konghing là người tạo ra đất chính là Préah Thorney (ព្រះ​ធរណី - Mẹ Đất), còn Cá Sấu chính là hình ảnh của Thần Nước. Néang Konghing và Cá Sấu còn biểu trưng của «me» và «ba».  Hình tượng Néang Konghinh (Đất) được đặt trên Cá Sấu (Nước) chứng tỏ người Khmer coi trọng «me» hơn «ba», đặt «me» cao hơn «ba».
Tượng Konghing bằng đồng đen,
thế kỷ thứ XIV Tây lịch

Trong cuộc sống, người ta hình tượng hóa Néang Konghing bằng là một phụ nữ có tóc dày đến gót chân và Cá Sấu là hình ảnh một con cá sấu thật. Ngày nay, chúng ta dễ dàng bắt gặp Néang Konghing và Cá Sấu được khắc thành những bức tượng ở các trục đường, khuôn viên chùa, công viên và dưới dạng các loại tranh vẽ.

Cá Sấu còn được người ta tượng trưng bằng một lá cờ, có hình thoi dài như hình con cá sấu, người ta gọi là Tong Kraper (ទង់​ក្រពើ – Cờ Cá Sấu). Ngày nay, người ta thấy Cờ Cá Sấu có mặt trong tất cả các lễ hội, nhất là các lễ hội của tôn giáo, bất kể là Phật giáo hay Brahma giáo, hay bất kỳ một tôn giáo nào khác. Cờ Cá Sấu còn được gọi là Tong Rluok (ទង់​រលក – Cờ Sóng), người ta gọi là Cờ Sóng để nhắc nhở rằng Cá Sấu là hình ảnh đại diện cho Thần Nước.

Ở tất cả các phum, srok, người Khmer luôn treo một cờ Cá Sấu màu trắng trước cửa nhà hoặc cổng vào nhà có người chết và tin rằng linh hồn người chết đã đi theo cờ này, đi về với «ba», tức đã về với cha của mình. Cũng bởi lý do đó mà người ta còn gọi Cờ Cá Sâu là Tong Proleng (ទង់​ព្រលឹង – Cờ Hồn). Cũng có người gọi cờ này là Tong Kmoch (ទង់​ខ្មោច – Cờ Ma) do cờ này được treo khi có ma, tức là có người chết. Tuy nhiên, từ «Cờ Ma» ít được người ta sử dụng do «ma» có hàm ý không tốt lành và mang lại đau buồn. Từ «Cờ Ma» chắc có thể là do những người không thích Néang Konghing và Kraper đặt cho.

Phật giáo, sau khi đã diệt được Brahma giáo và trở thành tôn giáo thống trị cố gắng làm mất đi giá trị của hình ảnh «Néang Konghing - Kraper» mà người Khmer tôn thờ như thần thánh, làm cho người Khmer không tôn thờ hình ảnh này nữa. Bằng các cách, người ta biến Kraper (Cá Sấu) trở thành hình ảnh của kẻ vong ân. Một khi người ta gọi ai đó là Kraper (Cá Sấu) tức là ám chỉ người đó là kẻ vong ân, kẻ phản bội.

Néang Konghing được tách ra khỏi Cá Sấu có một số phận khác. Néang Konghing này được gán cho một truyền thuyết khác là có công giúp đức Phật chiến thắng Ma Vương. Về vấn đề này,  ông Louis Renou và Jean Filliozat có nhận xét như sau: «Nhằm ngăn cản không để cho đức Phật giác ngộ, Ma Vương giành lấy cái ghế lớn mà đức Phật đang ngồi thiền định. Ma Vương gọi lâu la của mình đến làm nhân chứng xác nhận rằng cái ghế đó là của Ma Vương và Ngài phải trả lại cho Ma Vương. Đức Phật chỉ có một mình, Ngài bèn chỉ vào đất và xin Đất làm nhân chứng xác nhận rằng ghế này là của Ngài, khi đó mặt đất rung chuyển hết sức khủng khiếp, đồng ý làm nhân chứng cho Ngài. Quân của Ma Vương thấy vậy, quá sợ hãi chạy tán loạn và đành chịu thất bại»

Nàng Konghing trong Phật Giáo
Người Khmer đồng nhất hình ảnh thần Đất trong truyền thuyết Phật giáo ở Ấn Độ với Néang Konghing của mình. Vì thế, người Khmer theo Đạo Phật sửa lại truyện cổ tích này lại như sau: «… Đức Phật gọi thần Đất lên làm nhân chứng. Nàng Konghing bèn xuất hiện, quấn mái tóc dài của nàng làm nước ra chảy lênh láng, nhấn chìm cả đội quân của Ma Vương. Ma Vương chấp nhận thất bại và chạy tan tác…» (Theo Tom Loweinstein trong cuốn L'Eveil de Bouddha).

Do nhờ có công giúp đỡ đức Phật nên Néang Konghing vẫn còn được tiếp tục được người Khmer tôn thờ đến tận ngày nay, tuy nhiên Néang Konghing mất đi địa vị thần thánh ban đầu của mình.

Truyền thuyết Đức Phật và Ma Vương có một yếu tố không hợp lý. Thông thường Néang Konghing là Thần Đất dùng tóc đánh tan nước để lộ đất chứ không thể nào dùng tóc tạo ra nước được. Thật ra, trong Phật giáo Khmer mục tiêu quan trọng không phải là vấn đề hợp lý hay không hợp lý mà là:

- Tách hình ảnh Néang Konghing và Cá Sấu, là hình ảnh mà người Khmer tôn kính như thần thánh, tôn thờ như mẹ - cha.
- Hạ thấp vi trí của Néang Konghing địa vị như thần thánh xuống thành một người có công giúp đỡ đức Phật.
- Là thế nào đó để người ta chỉ tôn kính duy nhất một Đức Phật trong xã hội của người Khmer

Phù hợp hay không phù hợp không phải là vấn đề quan trọng, và dù có hợp lý hay không hợp lý thì người Khmer vẫn tin.

Thờ Néak Ta

Chòi Néak Ta ở  Rong Domrey (Tây Ninh)
«Néak Ta» ( អ្នក​តា - Yuon gọi theo Khmer ở Preah Trapeang là Ông Tà) là linh hồn ngụ ở các cội cây lớn trên các ngọn núi hoặc những nơi khác như trong rừng, trong srok.

Người ta đại diện cho Néak Ta bằng một hay nhiều hòn đá được đặt ở gốc cây dưới chân núi hoặc một nơi nào đó xa nhà ở. Trang trọng nhất thì người ta cũng chỉ đặt «Đá Néak Ta» trong một cái chòi nhỏ mà người ta gọi là «Nhà Néak Ta»  hay «Chòi Néak Ta».


Ta còn nhớ ở những chương trước, vua Kaundin nằm mơ nhặt được một cây cung dưới một gốc cây trên đường vào đền thờ trước khi chiến đấu và giành quyền cai trị vương quốc Khmer, đến khi thức dậy, Ngài nhặt được một cung tên thật. Linh hồn ngụ ở cây đó và ban cung tên cho Kaundin không ai khác chính là Néak Ta ngụ tại đó.

Thông thường, Néak Ta rất tốt bụng. Néak Ta là đấng bảo vệ người trong phum srok và các khu vực được yên vui. Néak Ta có thể giúp đỡ được con người khi đáp ứng những lời cầu khấn.

Néak Ta là một linh hồn ngự ở một nơi cố định nào đó. Mỗi Néak Ta sẽ có một chỗ hay một cái chòi riêng của mình. Néak Ta không bao giờ đi xa khỏi nơi ở hay chòi của mình. Nếu người ta có vấn đề muốn cầu xin sự giúp đỡ từ Néak Ta thì có thể đến gặp Ngài trực tiếp tại chòi hoặc chỗ của Ngài.

Mặc dù là vị thần tốt bụng, Néak Ta cũng rất dễ nỗi giận và cũng dễ kìm chế. Việc tiếp xúc với Néak Ta không hề phức tạp hay khó khăn gì cả. Người ta chỉ cần mang một số lễ vật như cơm, gà luộc, dừa tươi, chuối hay bánh trái và nhang đèn đến gặp cầu xin là được.

Việc quan trọng hơn cả là người cầu nguyện không được quên lời hứa của mình với Néak Ta. Người ta cũng không được có thái độ vô lễ, hay dùng từ ngữ thô lỗ, hỗn láo với Néak Ta như việc cười đùa khi có người đem chuyện Néak Ta ra làm trò đùa. Không phải người lấy Néak Ta ra kể chuyện tếu lâm sẽ bị Néak Ta quở phạt mà Néak Ta sẽ quở phạt người nào cười với câu chuyện cười đó.

Hình thức phạt duy nhất là làm cho người đó bị đau bụng không thể chịu được, đến khi đến xin Néak Ta thứ lỗi cho thì sẽ được xóa lỗi và hết đau bụng.

Dù thế nào đi chăng nữa thì đây là những câu truyện mà người già thường kể lại cho con cháu Khmer đời sau.


Ngày nay tín ngưỡng thờ Néak Ta ở Kampuchea Krom không còn phổ biến nữa vì đảng Cộng sản Yuon gán ghép những hành vi tín ngưỡng này là «mê tín» và cố gắng xóa bỏ chúng. Kỳ thực, người Yuon không phải muốn xóa bỏ những «hủ tục lạc hậu» mà họ có dã tâm xóa bỏ những giá trị truyền thống tạo nên bản sắc dân tộc của những người bản địa.

0 Response to "Lịch sử dân tộc Khmer - Chương IX Tín ngưỡng của người Khmer "

Post a Comment

Most Popular

Most read this month