Lê Vinh |Những
người thuôc các dân tộc Bunong, Pkouy, và Lào đã tập trung ngăn cản công ty
Việt Nam vào hôm 30 tháng 1 vừa qua. Không có hành vi bạo lực nào phát sinh
trong cuộc đụng độ này.
Ông Bi Samy, người đại diện cho
nhón dân tộc bản địa sống tại phum Thmey, khum Chey Uddom, srok Lum Phat, tỉnh
Ratanakiri cho biết rằng hơn hai tuần gần đây một công ty Việt Nam là Công
ty Daun Penh Agrico hay còn gọi là Hoàng Anh Gia Lai Lum Phat đã
tiến hành đào xới, chặt phá diện tích 200 héc-ta rừng tổ tiên của họ.
Ông này còn cho biết rằng rừng này
là nơi người dân bản địa dự trù để thu hoạch các sản phẩm lâm nghiệp, chăn nuỗi
trâu bò, …
Người đại diện này yêu cầu các cơ
quan hữu trách can tiệp để ngăn chặn không để công ty này không chặt phá rừng
để người dân bản địa có thể duy trì cuộc sống ổn định như trước đây.
Ông
Duy Hoàng, đại diện công ty Việt Nam cho biết rừng này không ảnh hưởng
gì đến người dân địa phương cả vì chính phủ đã cấp đất này cho họ làm đất tô
nhượng trên diện tích hơn 8 ngàn héc-ta để trồng cây khuynh diệp và ngô.
Ông
này cũng khẳng định, thời gian vừa qua, chính quyền địa phương đã thỏa thuận
với công ty cắt một khu đất khoảng 1 ngàn héc-ta trong tổng số 8 ngàn héc-ta để
trả lại cho người dân địa phương.
Người dân bản địa ở đây cho biết,
họ đến sống tại địa phương này từ năm 1980 và có đất dự dù khoản 5 ngàn héc-ta
do có hơn 200 hộ gia đình sinh sống phụ thuộc vào rừng.
Từ năn 2010, một công ty Việt Nam
là Công ty Daun Penh Agrico hay còn gọi là Hoàng Anh Gia Lai Lum Phat
đã tiến hành đào xới, chặt phá rừng nhưng bị người dân ngăn chặn. Tuy nhiên,
đến năm 2014, công ty này lại tiếp tục đào xới, chặt phá rừng của người dân, và
đến 2 tuần cuối tháng 1 năm 2015 đã tiến đến đào xới đất dự trì có diện tích
200 héc-ta của người dân địa phương.
Theo Luật pháp của Kampuchea, các
dân tộc bản địa có quyền tự quyết và có quyền hưởng thụ tất cả các lợi ích mà
tổ tiên truyền lại trong đó có tài nguyên đất, rừng. Theo đó, người dân tộc bản
địa có quyền chọn rừng để làm khu bảo tồn của mình, tự do săn bắn mà không chịu
bất kỳ sự ngăn cản của cơ quan nào.
0 Response to "Dân tộc bản địa ở Ratanakiri ngăn chặn công ty Việt Nam"
Post a Comment