Dân tộc Khmer có nguồn
gốc từ Dân tộc Munda, là dân tộc không theo một tôn giáo nào cũng như không có
niềm tin vào bất kỳ vị thần linh nào. Tất cả các tôn giáo được du nhập vào xã hội
người Khmer đều xuất phát từ Ấn Độ. Tôn giáo có nguồn gốc Ấn Độ được du nhập gồm
ba tôn giáo lớn là: Tôn giáo Veda, Brahmaññ và Phật giáo.
Tôn giáo Veda
Veda (tiếng Khmer វេទ
- Vetéah, tiếng Yuon: Vệ Đà hay Phệ Đà) là tôn giáo xuất hiện đầu tiên nhất
trên lãnh thổ Ấn Độ từ khoảng thế kỷ XV trước Tây Lịch. Ban đầu, những gì quan
trọng trong cuộc sống đều được người ta thần thánh hóa thành thần linh cả. Mọi
thứ đều là thần, như: Thần nước, thần đất, thần lữa, thần gió, thần Mặt Trời,
thần Mặt trăng, … Tất cả đều là thần thánh. Vì thế, có rất nhiều thần thánh
trong tôn giáo Veda, nhiều đến mức mà người ta không thể biết hết được. Theo
Bernard Baudouin trong cuốn Le Védisme thì những người theo tôn giáo này tin rằng
có đến 300,000 vị thần. Tuy nhiên chỉ có 33 vị thần lớn. Các vị thần này gồm:
Préah Intr (ព្រះឥន្ទ្រ - Indra), Préah Akni (ព្រះអគ្នី - Agnī)
hay Akki (អគ្គី - Aggī) –Thần lửa, Préah Atitj ( ព្រះអាទិត្យ - Ātitya) – Thần Mặt Trời, Préah Chan (ព្រះច័ន្ទ
- Cānda) hay Saumah (សោមៈ - Sauma) – Thần Mặt
Trăng, Préah Wearun ( ព្រះវារុណ- Vāruṇa) – Thần mưa, nước, Préah Weayo (ព្រះវាយោ
– Vāyo) – Thần gió, …
Préah Intr (ព្រះឥន្ទ្រ - Indra) là vị thần lớn nhất. Vị thần này có vũ khí là cung
tên, cung này được gọi là Intéahnur (ឥន្ទនូរ - Indranūra, Cầu vòng)
có thể bắn ra lửa, sấm, sét, làm cho người ta vô cùng khiếp đảm. Préah Intr còn
có một loại vũ khí khác nữa là một ngọn đinh ba. Vị thần này cũng là vị thần tối
cao của Hy Lạp với tên gọi là Thần Zeus, người La Mã gọi thần này là Jupiter.
Préah Akni (ព្រះអគ្នី - Agnī)
là vị thần được tôn thờ trước nhất vì người ta cho rằng mọi thứ trên đời đều được
sinh ra từ ngọn lửa trong lòng đất. Nếu không có ngọn lữa đó thì sẽ không có sự
sống trên mặt đất. Ngày xưa, mỗi nhà đều có một cái bếp mà người ta luôn giữ
không cho ngọn lửa trong bếp đó tắt. Trong tiếng Pháp, « Foyer», cái bếp cũng
có nghĩa là cái nhà, một khi người ta nói «Về bếp» cũng có nghĩa là «Về nhà»,
đây là một trong những dấu tích còn sót lại của tôn giáo Veda.
Người Ấn Độ, sau này,
khi đã theo Brahma giáo cũng không thủ tiêu hoàn toàn các giá trị của đạo Veda.
Người Khmer cũng theo
tôn giáo Veda.
Người Khmer tôn thờ Préah
Intr, vẫn gọi Mặt Trời và Mặt Trăng là Préah (ព្រះ-Thần).
Trong các lễ hội, nghi thức tôn giáo, người Khmer vẫn thường đọc bài kệ nhớ ơn
mẹ cha, và Đại Bếp – một hình ảnh đại diện cho Thần Akni, hay thần lửa.
Người theo đạo Veda tin
rằng thần lửa là người sinh ra con người và cũng là người mang con người đi sau
khi chết. Việc người ta đốt nhang, đèn là mời hiện thân của thần Lửa đến đề thờ
cúng chứ không phải mang nhang, đèn cúng lửa cho thần thánh. Người Khmer thường
đem người chết đi đốt. Người Khmer gọi là Bojea (Pujā) hay gọi đầy đủ là «Bojea Thần lửa», tức
cúng cho thần lửa. Bojea (បូជា-pujā) có nghĩa ban đầu là «ăn», tất cả các thần
thánh của Ấn Độ đều ăn uống bình thường như con người. Một khi xác chết đã cháy
rụi hết nghĩa là Thần Lửa đã mang xác đó đi với ngài.
Đạo Veda tin rằng linh
hồn con người có thể tái sinh. Khi nào con người làm việc xấu thì phải sinh lại
kiếp sau để rữa sạch những tội lỗi của mình. Phạm trù: linh hồn, nghiệp báo,
tái sinh mà người ta gọi là «luân hồi» xuất phát từ tôn giáo Veda.
Brahma giáo
Brahma giáo hay Bà Là
Môn giáo không phải là một tôn giáo khác la, mới mẽ với người Ấn Độ. Đạo Veda,
sau 1000 năm tồn tại đã biến thể thành đạo Brahma. Tôn giáo này, cơ bản vẫn giữ
các giá trị cốt lõi của đạo Veda như thừa nhận có linh hồn, nghiệp báo, và luân
hồi.
Brahma giáo vẫn thừa nhận
rằng có rất nhiều thần thánh. Tuy nhiên, có 3 vị thần lớn là Pruhm (ព្រះព្រហ្ម – Brahma), Vishnu (ព្រះវិស្ណុ - Vishṇu) hay còn gọi là Narayn (ព្រះនារាយណ៍ –Nārāyaṇa), Sivéah (ព្រះសិវៈ– Siva) hay còn gọi là
Isor (ឥសូរ- Ishura) và được gọi là «Tam Ngôi» (ត្រីមូតិ-
Timūti - तिमुति), tức 3 hóa thân của một
vị thần. Tín đồ có thể tin theo và thờ phượng vị thần nào cũng được vì cả ba
hóa thân này vẫn chỉ là một vị thần duy nhất.
Riêng thần Vishnu, tùy
thuộc vào hoàn cảnh có thể biến thành nhiều hình tướng khác nhau để làm một việc
gì đó và được gọi là các «Avatar» (អវតារ-Avatara) như là
Krishna (ក្រិស្ណ) hay là người như Rāma (ព្រះរាម)
trong truyện Rāmayāna (រាមកេរ្តិ៍), hay Varaha (វរហ)
– một con heo rừng, hay Kumira (កូមឹរ) – con rùa đội ngọn núi
Mandāra (មន្ទារៈ), hay Matsaya (មត្សយៈ) (Macchā - មច្ឆា)
– con cá lớn cứu con người thoát khỏi lụt lớn, hay Vāmana (វាមនៈ)
– một người lùn, … Ngoài ba vị thần lớn còn có nhiều vị thần khác nữa.
Một đặc điểm hiết sức tốt
đẹp của đạo Brahma là tôn giáo này rất thánh thiện. Tôn giáo này không hề tranh
giành ảnh hưởng với bất kỳ tôn giáo nào cùng tồn tại cả. Trong thời gian Brahma
giáo là quốc giáo của người Khmer, tức là từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ XIV
Tây lịch thì Phật giáo hoàn toàn được tự do phát triển.
Kinh tạng của Brahma
giáo là «Kumpi Vetéah» (គម្ពីវេទ- Gumbīveda) được thừa
kế từ đạo Veda. «Veda» có gốc từ chữ «Vida» (វិទ
->វិទ្យ ->វិទ្យា)
có nghĩa là «Sự hiểu biết». Veda là loại kinh tạng hoàn toàn khác với tất cả
các loại kinh tạng của các tôn giáo khác vì nó không chỉ có các kiến thức về
tâm linh, thờ cúng, thần thánh mà còn chưa kiến thức của tất cả các môn khoa học
như: Luật, ngữ pháp, toán học, chính trị, … Brahma giáo chủ trương nhà nước nghị
viện và chia con người ra thành 4 tầng lớp (giai cấp) xã hội theo ngành nghề của
họ.
Về Tâm lý học, cũng như
Đạo Veda, người ta tin có linh hồn, nghiệp báo khiến cho con người phải luân hồi
sinh tử. Con người phải tái sinh để trả hết các tội lỗi của mình và khi hết sạch
tội lỗi người ta sẽ vào cõi «Nipean» (និព្វាន – Nivāna – Niết Bàn). Để đi đến cõi này, người
ta phải cúng dường chư thánh các vật dụng thông qua các giáo sĩ. Con người ta
chỉ có thể đi đến cõi Niết Bàn được khi mà người ta cõi thánh hoặc đi đến được
cõi thánh.
Phật giáo
Phật giáo xuất hiện ở Ấn
Độ vào khoản thế kỷ thứ VI trước Tây lịch. Tôn giáo này cũng xuất phát từ người
Arya, thuộc vương quốc Kapilavastu (កបិលពស្តុ), nay thuộc vương quốc
Nepal. Đức Phật, người sáng lập nên tôn
giáo này là thái tử của dòng họ Sākya (សាក្យៈ), tên là Shiddhattha (សិទ្ធត្ថ).
Ngài đản sinh năm 624 trước Tây lịch và Nhập tịch năm 544 trước Tây lịch.
Phật giáo chú ý đến một
tư tưởng quan trọng nhất đó là sự khổ đau (ទុក្ខ
- Dukkha). Cuộc đời, cái gì cũng là sự khổ đau: sinh là khổ, già là khổ, bệnh
là khổ, chết là khổ, gần gủi với người không muốn gần là khổ, xa người không muốn
xa cũng là khổ. Nguyên nhân của các sự khổ đau là Ái dục (តណ្ហា
- Taṇhā), là sự thèm khát hay
mong muốn.
Một tư tưởng quan trọng
khác nữa là tin vào nghiệp báo và mỗi người đều phải chịu sự tái sinh để rữa sạch
nghiệp báo của mình. Đây là quan điểm «Nghiệp – Luân hồi» mà Phật giáo thừa hưởng
từ Brahma giáo, và Brahma giáo thì thừa hưởng từ Đạo Veda, và dù rằng Phật giáo
không tin vào thuyết linh hồn, thần thánh.
Phật giáo không thừa nhận
có sự tồn tại của bất cứ vị thần linh nào. Chính Đức Phật cũng không phải là một vị
thần linh. Việc đi cúng bái, cầu nguyện với đức Phật là một việc làm hoàn toàn
vô ích.
Trước khi nhập tịch,
khi nghe Ānanda (អានន្ទ)
than khóc rằng: «Chúng ta sắp mất đi người thầy vĩ đại rồi!», Đức Phật
bèn dạy rằng: «Đừng nói vậy, ta không phải là thầy, chính là Pháp (Dharma) mới
chính là thầy của các ông. Không phải là ta» (Joseph Masson trong cuốn Le Bouddhisme). Người theo đạo Phật có nghĩa là
người làm theo giáo Pháp (Dharma) mà được đức Phật truyền dạy.
Mục
đích duy nhất của Phật giáo là giúp đưa con người ra khỏi «sự khổ đau». Do ái dục
là nguồn gốc của mọi sự khổ đau, con người có thể thoát khỏi khổ đau nếu họ bỏ
được cái ái dục của mình. Việc có xóa được ái dục hay không là phụ thuộc vào
tâm mỗi người và không ai có thể tu giúp mình cả. Ở điểm này, nhiều người hiểu
lầm và cho rằng «Tự mình nương tựa mình» tức không có ai có thể giúp đỡ mình cả.
Đức Phật chỉ là người dẫn dắt, hướng dẫn đường đi cho con người thoát khỏi sự
khổ đau. Có tám con đường (មគ្គៈ - Magga – Bát chánh đạo) đó là :
Chính
kiến – Sammā-diṭṭhi - សម្មាទិដ្ឋិ
Chính
tư duy – Sammā-saṅkappa -សម្មាសង្កប្បៈ
Chính
ngữ - Sammā-vācā - សម្មាវាចា
Chính
nghiệp – Sammā-kammanta - សម្មាកម្មន្ត
Chính
mạng – Sammā-ājīva - សម្មាអាជីវៈ
Chính
tinh tấn – Sammā-vāyāma - សម្មាវាយាម
Chính
niệm – Sammā-sati - សម្មាសតិ
Chính
định – Sammā-samādhi - សម្មាសមាធិ
Ba
con đường đầu tiên thuộc về «Tuệ» (បញ្ញា- Paññā), hai con đường giữa gọi là «Giới» (សីល - Sīla),
ba con đường còn lại gọi là «Định» ( សមាធិ- Samādhi).
Phật
giáo ví cuộc đời này như căn nhà đang cháy, con người phải chạy ra khỏi căn nhà
ngay, và phải từ bỏ tất cả các tài sản, các mối quan hệ, kể cả hôn nhân. Dể tu
tập được tốt nhất, nên trở thành tu sĩ (ភិក្ខុសង្ឃ-Bhikkhu Saṅga), từ bỏ nhà cửa, tài sản, gia đình, trang phục, thậm chí là từ bỏ tên họ
của mình và sống kiếm của người ăn mày, tiếng Saṅskrit gọi là Piṇḍa Pāta (បិណ្ឌបាត្រ). Tỷ kheo hay Tỳ-kheo (ភិក្ខុ -Bhikkhu) có nghĩa
là người ăn mày.
Đức
Phật muốn giúp đỡ tất cả các chúng sinh, không phân biệt tôn giáo, dân tộc hay
địa vị xã hội. Ngược với Brahma giáo, Phật giáo không chủ trương có quốc gia
hay lãnh thổ gì cả và chúng ta phải từ bỏ tất cả và phải từ bỏ thế giới
này.
0 Response to "Lịch sử dân tộc Khmer - Chương X Những tôn giáo du nhập từ Ấn Độ"
Post a Comment