Lịch sử Dân tộc Khmer Chương 2 - NGUỒN GỐC DÂN TỘC KHMER (phần cuối)

Có người cho rằng Brahma Kaundin xuất thân từ Malaysia, khi đó là lãnh thổ của người Ấn Độ. Tuy nhiên, dù sau đi nữa thì sau cuộc thủy chiến ác liệt, Kaundin đã giành được chiến thắng và trở thành Quốc vương của Đế quốc Khmer.

Truyền thuyết kể rằng nữ vương Khmer tên Liu Yi (Theo các ghi của Tàu) muốn cướp tàu bườm của Kaundin cốt chỉ để hạ thấp uy tín và uy quyền của nữ vương Khmer mà thôi.

Kaundin lấy bà Liu Yi làm hoàng hậu và sắp xếp xã hội Khmer theo cấu trúc xã hội của Ấn Độ thời bấy giờ (tức là vào năm 50 Tây lịch, sau khi người Munda mang kiến trúc xã hội của mình rời khỏi Ấn Độ khoảng 6,000 năm trước). Brahma (Bà La Môn) Giáo là quốc giáo. Tiếng Sanskrit là ngôn ngữ hành chính và học thuật.

Xã hội mới của người Khmer được chia thành 4 đẳng cấp của Brahma giáo. Việc sắp xết triều chính và quản lý xã hội được sao chép hoàn toàn từ xã hội Ấn Độ.

Mặc dầu xã hội mới của người Khmer được sắp xếp theo xã hội Brahma giáo ở Ấn Độ, nhưng người Khmer vẫn gìn giữ các truyền thống của mình như tục tôn kính mẹ-cha, thần đất, nước và Néak Ta. Người Khmer cũng không bỏ ngôn ngữ, chữ viết của mình.

Người Mon, cũng là hậu duệ của người Munda như người Khmer, nhưng rời bỏ Ấn Độ sau tổ tiên của người Khmer và đến vùng Burma (Miến Điện) ngày nay khoảng 3,000 năm trước Tây lịch. Người Mon thành lập vương quốc của mình, đặt tên là «Suvaṇṇabammī» mà người Khmer quen gọi là « Sovanna phum» (សុវណ្ណភូមិ). Vương quốc này có kinh đô tên Thaton, ở eo biển Martabang, phía Bắc Thái Lan ngày nay. Người Mon cũng thiết lập một Vương quốc nữa gần thành phố Lamphun (cũng thuộc Thái Lan ngày nay) tên là « Haribhunjaya» (ហិរពុនជ័យ).

Người Mon theo Phật giáo Theravāda (Thượng Tọa Bộ, hay Phật giáo Nguyên Thủy), được du nhập từ Sri Lanka hồi đầu Tây lịch. Người Mon cũng đã xây dựng một nền văn minh vô cùng đặc sắc ở giữa Thái Lan hiện nay mang tên « Dvaravati» (ទ្វារវត្តី).

Năm 1057, Kinh đô Thaton bị người Burman (người Miến hiện nay) bình định, và vương quốc Mon «Suvaṇṇabammī» cũng biến mất. Người Burma không thuộc nhóm Mon – Khmer và cũng không phải là hậu duệ của người Munda. Dân tộc này thuộc nhóm Tibet – Burman (Tạng – Miến) có nguồn gốc ở phía Tây núi Yunnan (Vân Nam). Dân tộc Burman này di cư từ vùng núi Vân Nam xuống phía Nam và thành lập vương quốc Pagan vào năm 849.

Sau khi tiêu diệt dân tộc Mon, người Burman này tiếp nhận toàn bộ nền văn hóa của người Mon, biến văn hóa Mon từ Phật giáo Theravāda, ngôn ngữ, chữ viết thành văn của người Burman.

Dân tộc Karen ngày nay chính là hậu duệ của người Mon.

Vương quốc Haribhunjaya của người Mon cũng bị người Syam đánh tan vào năm 1281.

Theo quyển Ādhrasāstrā, một quyển sách về khoa học chính trị rất quan trọng được Brahma Kautilya – một vị quan của vương triều Chandragupta được viết hồi cuối thế kỷ thứ III Tây lịch, và được ông Daniélou nghiên cứu lại rằng, quân đội của Ấn Độ có 4 nhóm:

1. Lính chính quy của đẳng cấp vương quyền.
2. Lính được chọn để phục vụ trong khoản thời gian ngắn.
3. Lính từ các nước chư hầu gửi đến.
4. Lính thiện chiến được chọn từ các nhóm người sống trong rừng.

Lính có được chọn từ các nhóm sống trong rừng có nhiệm vụ cản bước tiến của quân địch vì lực lượng này rất thiện chiến và quả cảm.

Trong truyện «Reamke»  (Rāmāyāna), người ta thấy có quân lính của vua khỉ Hanumān thực chất chính là hình ảnh của những người lính có xuất thân từ trong rừng. Trong truyện này, Seda (Sitā - សិតា) là vợ của Preah Ream (ព្រះរាម - Rāma) bị Krǒng Reapn (ក្រុងរាពណ៍) bắt cóc mang đi đảo Laṅkā (លង្កា). Preah Ream, nghĩa là «tốt đẹp», chính là vua của thành Ayudhyā (អយុធ្យា) thuộc vương quốc Kosula (កូសុកៈ), nay là bang Bihara. Nhờ sự giúp đở của đội quân khỉ của Hanumān mà Preah Ream đánh hạ Krǒng Reapn và giải cứu Nàng Seda ra khỏi đảo Lanka.

Về vấn đề này, ông Alain Daniélou cho rằng, đội quân của Hanuman không phải là đội quân khỉ thật sự. Người ta dùng hình ảnh khỉ để mô tả đội quân có xuất thân từ rừng núi, đúng như mô tả trong sách Ādhrasāstrā vậy.

Đội quân xuất thân từ trong rừng này chính là những người thuộc dân tộc Vannavasi (វណ្ណាវស៊ី) hay còn gọi là người Munda (មុណ្ឌៈ) – tổ tiên của người Khmer.

Như vậy, xết về nguồn gốc người Khmer, chúng ta có 2 nguồn tư liệu chính:
Nguồn tư liệu lịch sử: Khmer có nguồn gốc từ dân tộc Munda, chủng tộc có mặt đầu tiên trên bán đảo Ấn Độ.

Nguồn truyền thuyết: Khmer chính là con cháu trực tiếp của vua Hanuman, là một chiến binh anh dũng, chưa hề chiến bại.

3 Responses to "Lịch sử Dân tộc Khmer Chương 2 - NGUỒN GỐC DÂN TỘC KHMER (phần cuối)"

  1. Dân tộc Khmer là một dân tộc có bản chất ngày thì hoà hiếu, đêm thì hung rợ khó lường. Đó cũng là lý do giải thích tại sao trong suốt 6.000 năm qua dân tộc Khmer vẫn luôn bị các dân tộc khác đánh đuổi phải trốn chạy từ Ấn Độ đến Đông Nam Á, từ một vùng đất có được ban đầu mênh mông nay chỉ còn co cụm lọt thỏm bao quanh bởi các láng giềng và dân tộc khác hùng mạnh hơn.

    Trong 6.000 năm kế tiếp, liệu dân tộc Khmer có tồn tại trụ vững để phát triển được không? hay rồi lại tan biến vĩnh viễn trong lòng các dân tộc khác bao quanh. Điều này hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự thay đổi của chính dân tộc Khmer chứ không phải do ai khác! Nếu dân tộc Khmer không lấy tư tưởng tiến bộ làm chủ đạo mà chỉ quanh quẩn uẩn khúc của lòng hận thù, căm nghét thì chính họ bị bỏ lại phía sau của thế giới luôn chuyển động.

    (Thành viên số 13 - Nhóm Tân Phát Xít-VN)

    ReplyDelete
  2. Bạn nói sai rồi dân tộc Khmer ko bao giờ sống với lòng hận thù, chúng tôi luôn yêu hoà bình sống rất hiền lành và an phận. Có lẽ bạn chẳng biết nhiều về dân tộc Khmer tôi nên mới phát biểu thiếu suy nghĩ như vậy. Thứ nhất vấn đề Khmer Krom có lẽ đã ngủ quên nếu ông VN ko phát biểu như vậy để rồi xảy ra bao cuộc biểu tình đó là do VN khởi dậy trước chứ ko pải Khmer chúng tôi thù hận mà nên. thứ 2 lịch sử Khmer viết ra để con cháu Khmer biết rõ nguồn gốc văn hoá của mình con cháu pải biết giữ gìn những gì đang có vì nó là cả một nên văn minh của khu vực lúc trước.
    Tóm lại 2 điều này là chúng tôi muốn lịch sử pải đúng với lịch sử muốn con cháu biết rõ xưa kia ông cha chúng tôi gây dựng ra sao để chúng tôi tự hào là con cháu Khmer nên pải biết phát triển văn hoá xây dựng đất nước đi lên. Nếu bạn nhìn vào 2 điều này mà nói chúng tôi sống trong thù hận thì thật là giống "ếch"

    ReplyDelete
  3. Tôi vào trang này mục đích tìm hiểu về nguồn gốc và bản sắc dân tộc mình. Dân tộc tôi không sống trong thù hận, sự thật lịch sử như thế nào chỉ có những người trong cuộc chiến ấy mới biết được, còn việc ghi lại đúng hay sai thì chỉ có người viết mới biết, quá khứ vẫn mãi là quá khứ. Chúng tôi không phải thuộc dạng hiếu chiến, chúng tôi chỉ cần quyền bình đẳng, cần mọi người xem tôi như một cá thể cùng loài mà không phân biệt tộc người, để rồi cùng hòa nhập và phát triển.

    ReplyDelete

Most Popular

Most read this month