Quan
lại của triều Uddong và sau này là Phnom Penh là người dùng từ «Khmer Krom» (ខ្មែរក្រោម) đặt cho người Khmer sống ở khu vực hạ
nguồn sông Mekong. Riêng đối với người Khmer Krom thì người Khmer ở Phnom Penh
là «Khmer Leur» (ខ្មែរលើ) do Phnom
Penh nằm ở phía trên dòng chảy của con sông Mekong.
Khmer
Krom chính là người Khmer đầu tiên trong lịch sử Khmer được nước ngoài biết đến.
Khmer Krom chính là hậu duệ trực tiếp của người Khmer Founan (cư dân của
vương quốc mà người Tầu gọi là Founan và Yuon gọi là Phù Nam), vương quốc đầu
tiên của người Khmer được người nước ngoài, đặc biệt là người Tầu, biết đến.
Vùng châu thổ sông Mekong chảy ra biển chính là cái nôi của vương quốc Founan.
Chính trên vùng đất này, hồi thế kỷ thứ vi, vua Kaundin Varman (កៅណ្ឌិន្យវរ្ម័ន) đã cho đào hệ thống kênh rạch thủy lợi
dài 200 km. Nơi này vẫn còn nổi tiếng đến tận ngày nay, và được Yuon gọi là «Đồng
Tháp Mười»,
tức cánh đồng có mười ngọn tháp bởi người Yuon thấy vùng đất này có một ngôi đền
(tháp) lớn có 10 đỉnh, được vua Kaundin Varman xây dựng theo kiến trúc Brahma
giáo.
Đất
đai mà người Khmer Krom sinh sống được gọi là «Kampuchea Krom». Đất
Kampuchea Krom, mà ngày nay là miền nam Việt Nam có diện tích kéo dài từ phía bắc
thành phố Prey Nokor (ព្រៃនគរ - có người
Khmer đọc chạy là Prey Angkor - ព្រៃអង្គរ)
(ngày nay Yuon gọi là Sài Gòn hay Hồ Chí Minh) đến mũi Tirk Khmau (ទឹកខ្មៅ - Yuon gọi lệch chữ «Khmau» thành «Kha Mau» rồi
thành «Cà Mau») ở phía
nam. Từ năm 1859 đến năm 1949, lãnh thổ này nằm dưới sự cai trị của người Pháp,
ngang bằng một tỉnh của Pháp và được gọi là «Cochinchine française »
(Yuon đọc là «Cô-xăng-xin» ). Từ
đó, người Khmer Krom cũng được gọi là «Khmer Cochinchine».
Do
hiểu lầm, cũng có thể do cố ý, một số người gọi vùng đất này là «Cô Chín
Xin» trong
tiếng Yuon có nghĩa là cô con gái thứ 9 của chúa Yuon xin vùng đất này, đây chỉ
là sự cố ý lý giải nhằm mỉa mai hoặc đơn giản là nhắc lại sự kiện vua Chey
Chettha đệ Nhị (ជ័យជេដ្ឋាទី២) trao quyền
cho Yuon được vào lập sở buôn bán ở Prey Nokor theo lời cầu xin của bà Ngọc Vạn
chứ hoàn toàn không đúng.
Ông
Léonard Aurousseau trong cuốn Sur le nom de la Cochinchine, hồi năm 1924 có giải
thích rõ ràng về nguồn gốc tên gọi Cochinchine.
Theo
ông này, từ Cochinchine có nguồn gốc từ từ «Jiaozhi» (交趾 tức Giao Chỉ) của tiếng Tầu. Chúng ta
cũng biết rằng người Tầu và người Yuon chưa bao giờ là bạn của nhau được lâu cả.
Trước đây, lãnh thổ của người Yuon nằm trong lãnh thổ của Trung Quốc, nơi mà hiện
nay là sông « Yángzǐ Jiāng » (扬子江 Dương Tử
Giang) kéo dài đến tỉnh Yunnan (Vân Nam). Mỗi khi người Tầu bắt được người
Yuon, người ta sẽ trói tay người Yuon chéo lại vào ngón tay và đưa về nơi của họ.
Về đến nơi, người ta tháo dây trói và phát hiện ngón tay của các tù binh đều bị
cong vẹo do bị trói trong nhiều ngày. Người Tầu gọi những người này là « Jiaozhi »
(Giao Chỉ) tức «ngón tay cong vẹo» và gọi
lãnh thổ của người này là Jiaozhiguo» (交趾国 Giao Chỉ Quốc). Người Yuon không hề nhắc
đến việc này, họ giải thích rằng «Giao Chỉ» là do người Yuon sống quầng cư, kết hôn
trong huyết thống nên bị dị tật bàn chân có sáu ngón (có người nói là ngón chân
bị vẹo như củ gừng), khi người Tầu đến thấy đặc điểm này mới gọi là «Bàn chân
cong vẹo».
Từ
xa xưa, người Tầu đã biết làm thương nghiệp theo đường hàng hải với nước ngoài.
Những người Arab đến Trung Quốc theo eo biển Malacca đã đánh dấu vùng «Jiaozhi» trên bản
đồ, và để rõ hơn nữa, họ viết là «Kawci-in-cina» có
nghĩa là Kawci ở Trung Quốc. Điều này cũng không sai vì từ xa xưa, người Trung
Quốc luôn xem đất Yuon là một tỉnh (Châu) của mình.
Ở
Châu Âu, những người Tây Ban Nha, những người nổi tiếng về nghề hàng hải đã lấy
tên mà người Arab đặt viết trên bản đồ hàng hải của mình. Người Tây Ban Nha viết
tên vùng đất đó là «Quauchynchina», cuối
cùng người Pháp viết lại tên vùng đất này là «Cochinchine». «Jaozhiguo» từ tiếng Tầu trở thành «Cochinchine» trong
tiếng Pháp.
Người
Yuon được người Tầu gọi là «Yue», nhưng họ tự gọi bản thân là «Vi et», người
Pháp viết «Vi
et» là «Viêt» và có «Việt» như ngày
nay. Người Yuon, có lãnh địa ở Trung Hoa di cư xuống phía nam, xuống đến lưu vực
sông Hồng vào năm 275 trước Tây lịch. Họ bị người Tầu đô hộ hết 1000 năm. Ban đầu,
người Yuon tự gọi vương quốc của mình là «Giao Chỉ» là từ đọc kiểu Yuon của từ «Ngón tay
vẹo» của tiếng
Tầu. Đến năm 968, Yuon thoát khỏi sự cai trị của người Tầu thì tự gọi quốc gia
mình là «Đại Cồ
Việt» và sau
đó, đến năm 1054 thì gọi là «Đại Việt». Đến năm 1804, vua Gia Long cầu xin
Trung Quốc cho được đổi tên nước là «Nan Yue» và đọc theo tiếng Yuon là «Nam Việt», có
nghĩa là người Yue ở phương Nam. Để tránh không cho người Yuon nhớ đến cội nguồn
của mình ở phương Bắc đã bị người Tầu cướp lấy, vua Tầu không đồng ý cho dùng từ
«Nan Yue» mà ban
cho tên là «Annan», đọc
theo tiếng Yuon là «An Nam», tức phía Nam an vui, thái bình (Theo Trần
Thế Anh trong cuốn in Frontières du Viêt Nam sous la direction de P. B.
Lafont), và «Annan» này
cũng đã được người Tầu dùng để gọi vùng đất này hồi từ năm 1175.
Năm
1672, chiến tranh Trịnh – Nguyễn chia đất nước của người Yuon
thành hai vùng «Tonkin» và vùng ở phía nam là «An Nam». Ở phía
bắc dưới sự cai trị của vua Lê và chúa Trịnh là vùng «Tonkin» (Đọc là
Tông-Câng) có nguồn gốc từ chữ «Đông Kinh» trong tiếng Yuon là Thủ đô của Yuon hồi
thời nhà Lê, được xây dựng hồi năm 1428.
Phía
nam dưới sự cai trị của chúa Nguyễn, tự gọi tên nước là «Đại Nam». Tuy
nhiên, không ai dùng tên này cả. Người ta quen gọi là «An Nam» hay «Jiaozhe», hay «Cochinchine». Thành
phố Huế được chọn làm kinh đô hồi năm 1802. Bọn vua chúa nhà Nguyễn không bao
giờ quên chính sách giống nòi của mình là «Nam Tiến», tức đi về hướng Nam. Chính sách, hay
nói đúng hơn là bản tính này được giống dân này hình thành từ năm 1025. Họ đánh
người Cham và chiếm được đất Champa. Thành phố Vijiya, thủ đô của người Cham, bị
Yuon đánh tan hồi năm 1471, người Cham ở đây phải chạy bỏ xứ, những ai không chạy
kịp thì bị giết sạch. Đến năm 1832, tất cả những gì còn sót lại của người Cham
đều bị người Yuon tàn phá cả. Họ gọi đây là «bình định» (cũng bởi lý do đó mà người Yuon đã gọi
một tỉnh mới được dựng lên trên đất của người Cham là Bình Định, tức đã diệt tận
gốc người Cham). Champa bị xóa bỏ hoàn toàn.
Sau
khi vương quốc Cham bị tiêu diệt, người Khmer bắt đầu đối mặt trực tiếp với người
Yuon. Biên giới phía bắc của người Khmer giáp với thành phố Phan Rí (Yuon gọi
là tỉnh Phan Thiết). Vương quốc Khmer có 03 khet (tỉnh) giáp với Cham (sau này
là Yuon) gồm: Rong Domrey (រោងដំរី Yuon gọi là Tây Ninh), Kampup Srokatrey
(កំពប់ស្រកាត្រី
Yuon gọi là Biên Hòa), và Barea (បារា Yuon gọi là Bà Rịa). Tuy nhiên đường biên
giới này không thể cản lại máu «Nam Tiến» trong tiềm thức của người Yuon. Các hiệp
ước về biên giới mà người Cham ký với
người Yuon cũng không thể giúp người Cham thoát khỏi cảnh mất nước. «Biên giới» có
nghĩa khác nhau đối với nhiều dân tộc khác nhau. Đối với:
-
Người Châu
Âu, biên giới là một đường phân chia lãnh thổ của hai quốc gia và không có một
quốc gia nào có quyền vượt ra đường phân chia đó.
-
Người Khmer,
nơi nào có người Khmer sinh sống là đất của người Khmer.
-
Người Yuon,
nơi nào mà người Yuon cai trị được, đó là biên giới của họ.
Người
Yuon mở rộng lãnh thổ của mình bằng cách chiếm lấy đất đai của người Khmer với
hai cách: (1) chiếm đất người Khmer rồi cho người Yuon đến sinh sống và (2) cho
người dân Yuon đến sinh sống trên đất Khmer và dần dà, chúng chờ cơ hội chiếm
luôn đất Khmer.
Người
Yuon vào sinh sống trên đất Khmer như nước thấm đất, họ không bao giờ rời bỏ
nơi mà họ thâm nhập vào được và họ tránh những nơi vấp phải sự khó khăn. Dần
dà, người Yuon sống đầy trên đất Khmer, nhưng không toàn bộ mà ở rãi rác như da
báo (ở từng cụm, từng cục). Khi nào họ làm chủ được vùng đất nào thì họ sẽ thực
hiện chính sách Yuon hóa người Khmer.
Người
Yuon tràn vào đất Khmer lần đầu tiên vào năm 1622, khi đó vua Khmer là Chey
Chettha đệ Nhị (ជ័យជេដ្ឋាទី២) cho phép
Yuon được tạm trú ở khu vực Prey Nokor ngày nay, cho phép Yuon được quyền lập
thương cảng và thu thuế. Đó là bước đầu của tiến trình chiếm lấy đồng bằng sông
Donnay cho sát nhập vào lãnh thổ của Yuon. Donnay được Yuon gọi lệch là Đồng
Nai.
Người
Yuon bắt đầu xâm chiếm đất Khmer bằng vũ lực lần đầu tiên vào năm 1658 với lý
do là người Khmer đánh chiếm đất đai của Yuon (tức đất Donnay). Kể từ đó người
Yuon không bao giờ ngừng nghỉ công cuộc đánh chiếm đất của người Khmer. Tuy vậy,
đến năm 1802, srok Préah Trapeang vẫn thuộc sự quản lý của người Khmer do trong
năm này, Vua Yuon là Gia Long có gửi sớ xin vua Khmer không thu thuế người Yuon
sống ở đó do người Yuon ở Préah Trapeang có công giúp Nguyễn Ánh đánh thắng
quân Tây Sơn. Mãi đến thời vua Minh Mệnh (1820 – 1841), vùng Préah Trapeang vẫn là đất
đai của người Khmer do tỉnh trưởng thời bấy giờ là Chauhvay Kouy bị Yuon cắt đầu.
Minh
Mạng cũng là vua Yuon đưa công chúa «Ang Mey» (អង្គម៉ី)
lên làm vua của Vương quốc Khmer vào năm 1838, tuy nhiên mọi việc cai trị đất
nước đều nằm dưới quyền của tướng Trương Minh Giãng. Do sự cai trị hà khắc của
tên Trương Minh Giảng, vào năm 1840, người Khmer ở khắp cả nước nổi dậy đấu tranh.
Ang Duong (អង្គដួង), dưới sự hỗ
trợ của quân Syam đưa quân về đánh với Yuon vào năm 1842 và giành thắng lợi vào
năm 1445. Préah Ang Duong lên làm vua và được sự thừa nhận từ vua Yuon và vua
Syam. Khi đó Yuon đành rút quân khỏi vương quốc Khmer, tuy nhiên bọn chúng vẫn
không chịu rút khỏi Kampuchea Krom.
Đến
năm 1859, Pháp đánh chiếm xứ Yuon và Kampuchea Krom. Ý đồ của Pháp là tìm con
đường ở phía Nam để giao thương với Trung Quốc. Xứ Yuon, trước kia bị chia cắt
làm hai đàng và được Gia Long thống nhất lại bị Pháp chi cắt làm hai xứ là
Tonkin (Bắc Kỳ) và Cochinchine và có thủ đô là Huế. Riêng xứ Kampuchea Krom được
Pháp đặt tên là Hạ Chochichine hay Cochinchine phía dưới (Basse-Cochinchine). Đến
năm 1885, Pháp đặt ách cai trị xứ Yuon và gọi xứ Cochinchine là Annam.
Kampuchea Krom dưới sự cai trị của Pháp được gọi là Cochinchine française. Xứ
Khmer dưới quyền bảo hộ của Pháp hồi năm 1863.
Người
Pháp thấy ở Kampuchea Krom có người Yuon ở lẫn với người Khmer, đặc biệt là ở
phía bên trái sông Mekong và không có biên giới cụ thể. Người Pháp không ngần
ngại vẽ đường từ Rong Domrey (រោងដំរី
- Yuon gọi là Tây Ninh) đến tỉnh Peam (ពាម
- Yuon gọi là Hà Tiên) làm đường biên giới với vương quốc Khmer mà không ngó
ngàn đến người Khmer đang sinh sống trên vùng đất đó cũng như sự phản đối của
vua chúa Khmer.
Trong
mối quan hệ giữa Khmer, Yuon và Pháp, do chấp nhận làm tay sai và bản tính xu nịnh
nên người Yuon chiếm được cảm tình của người Pháp. Có thể nói trắng rằng, trong
mối quan hệ Khmer – Pháp – Yuon, người Pháp luôn dành mọi lợi ích
cho người Yuon. Đô đốc Doudart de Lagrée và Thống đốc Cochinchine (tức
Kampuchea Krom) là Le Myre de Vilers và Cha cố Miche ở srok Khmer còn cố gắng
chiêu dụ người Yuon cho người Yuon vào ở đầy đất Khmer. Việc Pháp đặt tên các địa phương và
ghi tên các địa phương trên bản đồ cũng viết theo kiểu tên Yuon gọi, măc dầu
trước đó các địa danh này đều có tên bằng tiếng Khmer. Việc cố ý làm như vậy
cho thấy Pháp cố ý sắp xếp mọi thứ để dành cho Yuon. 21 tỉnh của người Khmer thời
đó gồm:
1. Kampong Krabei កំពុងក្របី Bến
Nghé - Sài Gòn
2. Chheuteal Muoy Derm ឈើទាលមួយដើម Thủ
Dầu Một
3. Rong Domrey រោងដំរី Tây
Ninh
4. Kampup Srokatrey កំពប់ស្រកាត្រី Biên
Hòa
5. Prey Nokor ព្រៃនគរ Gia
Định
6. Barea បារា Bà Rịa
7. Koh Hong កោះហុង Gò
Công
8. Kampong Kor កំពុងគោ Tân
An
9. Peam Mesor ពាមមេស Mỹ
Tho
10. Kampong Rirsey កំពុងឫស្សី Bến
Tre
11. Long Haor លង់ហោរ Long
Hồ Vĩnh Long
12. Préah Trapeang ព្រះត្រពាំង Vĩnh
Bình Trà Vinh
13. Phsar Daek ផ្សារដែក Sa
Đéc
14. Mort Jrouk មាត់ជ្រូក Châu
Đốc
15. Peam ពាម Vàm – Hà Tiên
16. Kramoun Sor ក្រមួនស Rạch
Giá
17. Peap Barach ពាបបារ៉ាច Long
Xuyên
18. Prek Rirsey ព្រែកឫស្សី Cần
Thơ
19. Basak hay Srok Khleang បាសាក់ ស្រុកឃ្លាំង Sóc
Trăng
20. Polleav ពល់លាវ Bạc
Liêu
21. Tirk Khmau ទឹកខ្មៅ Cà
Mau
Ở
Kampuchea Krom, người Pháp trực tiếp quản lý mọi vấn đề về hành chính từ tỉnh
trưởng đến trưởng tòa án, cảnh sát, hiệu trưởng trường tiểu học, … tất cả đều
là người Pháp. Xét về luật pháp của chính quyền Pháp thì dường như Khmer
Krom có quyền lợi ngang hàng với Yuon nhưng kỳ thực không phải thế.
Người Khmer, dưới chế độ Pháp không được học hành và không có cơ hộ hơn người
Yuon. Ở mỗi tỉnh, người Khmer đều có một trường tiểu học như người Yuon, tuy
nhiên không có trường trung học hay đại học dành cho người Khmer. Chỉ có
một trường trung học duy nhất ở Kampuchea Krom là trường «Pétrus Ký»
được thành lập dành cho Yuon và giảng dạy bằng hai thứ tiếng Yuon và Pháp. Trường
trung học «Chasseluop
Laubat» ở Prey
Nokor thì dành cho con em người Pháp. Trường trung học tư thục Catholic «Taberd» cũng là
cơ sở giảng dạy tiếng Yuon – Pháp. Chung quy mà nói, sau người Pháp
cũng chỉ có người Yuon quản lý các cơ quan nhà nước như: Phó tỉnh trưởng, quận
trưởng, … Toàn lãnh thổ Kampuchea Krom có hơn 100 quận trưởng, và chỉ có duy nhất
một quận trưởng là người Khmer là ông Thach Pruhm (năm 1964) là quận trưởng quận
Kampong Spean tỉnh Prek Rirsey do ông có học tiếng Pháp và cả tiếng Yuon.
Không
thừa nhận sự thiên vị của mình, Pháp rêu rao rằng người Khmer lười nhác, không
thích học.
Năm
1949, Quốc hội cộng hòa Pháp thông qua việc thành lập Liên Bang (Etats
Associés) bao gồm: Khmer, Lao, và Yuon. Pháp cho nối Tonkin (Bắc Kỳ), Annam và
Cochinchine lại thành một quốc gia gọi là «Việt Nam», mặc dầu lúc đó người Khmer ở Kampuchea
Krom, ở Kampuchea và ở Pháp đã có nhiều hoạt động phản đối, đương cử như ông
Thon Uk đã có diễn văn phản bác đạo luật tại quốc hội Pháp nhưng luật này vẫn
được thông qua. Kampuchea Krom chính thức mất từ tay người Khmer, người Khmer
Krom, từ một dâ tộc bản địa, làm chủ vùng đất cha ông trở thành người dân tộc
thiểu số, không hề có một chút quyền hạn nào trên chính mãnh đất của mình.
Năm
1954, Hội nghị quốc tế tại Genève phân chia Việt Nam thành hai miền là Bắc Việt
và Nam Việt. Khi đó, Pháp rút hoàn toàn khỏi Đông Dương. Lãnh thổ Kampuchea
Krom thuộc về Nam Việt Nam. Về chính sách của chính quyền Nam Kỳ đối với người
Khmer rất đơn giản: Không có người Khmer nào trên lãnh thổ Việt Nam, ngoại
trừ vài người là nhân viên của Đại sứ quán chính quyền Phnom Penh tại Prey
Nokor. Các trường tiểu học Khmer được xây dựng ở khắp các tỉnh dưới thời
Pháp đều bị chính quyền Yuon Nam xóa bỏ. Cơ sở giáo dục của người Khmer bị thiệt
hại hết sức nặng nề, những cơ sở còn sót lại là các chùa Khmer, vì nó vừa là cơ
sở giáo dục, vừa là cơ sở tôn giáo và là nơi gìn giữ văn hóa, bản sắc dân tộc
Khmer.
Năm
1975, chính quyền Bắc Việt của Hồ Chí Minh đánh thắng chính quyền Nam Việt, khi
đó đã không còn sự hậu thuẩn của Hoa Kỳ. Việt Nam lại một lần nữa được thống nhất
và được đặc tên là «Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam».
Chính
quyền Việt Nam mới này thừa nhận chính thức rằng Việt Nam có 54 dân tộc và
trong đó có người Khmer. Họ cũng cho các dân tộc (mà họ gọi là dân tộc thiểu số)
này có những quyền lợi cơ bản. Điều 5 của Hiến pháp Việt Nam 1991 có quy định: «Mỗi dân
tộc có quyền sử dụng ngôn ngữ, chữ viết và gìn giữ các truyền thống của mình
cũng như phát triển nền văn hóa của mình».
Người
Khmer Krom nhận được một chút ít quyền lợi. Ở các tỉnh có người Khmer sống đông
đúc như: Trà Vinh, Sóc Trăng, Cần Thơ đều có chương trình truyền hình phát thời
sự và văn hóa bằng tiếng Khmer. Mỗi tỉnh đều có một trường dân tộc nội trú dành
cho người dân tộc thiểu số học tập. Âm nhạc, điệu múa và Lakhorn Basak (kịch của
người Khmer Krom) được nhà nước quan tâm giúp đỡ cho phát triển. Kết quả là
ngày nay có nhiều người Khmer Krom trở thanh Tiến sĩ, Bác sĩ, thầy giáo và nhiều
người trở thành cán bộ quản lý các cấp các ngành của trung ương và địa phương.
Thậm chí người Khmer còn được làm Đại biểu Quốc hội và có người là Ủy viên
Trung Ương Đảng – một vị trí danh giá của cán bộ Việt Nam.
Tuy
vậy, người Khmer vẫn không có được quyền dân tộc của mình. Về hành chính, người
Khmer Krom là người Việt Nam và có dân tộc (hay gọi đúng là sắc dân) Khmer. Việc
người ta cho người Việt (hay người Yuon) thành người «Kinh» cũng chẳng
có giá trị gì.
Ở
Việt Nam, trẻ em phải đi học tiểu học, đây là trách nhiệm của toàn dân để tránh
việc người ta không biết tiếng Yuon và chữ Yuon. Riêng người Khmer Krom, khi nhỏ
phải học mẫu giáo và tiểu học phải học tiếng Yuon, chữ Yuon, đến khi lớn lên
thì có quyền lựa chọn học chữ Khmer như một ngoại ngữ như tiếng Anh hay tiếng
Pháp.
Trường
dạy chữ Khmer chỉ có ở các chùa, nhưng không phải chùa nào cũng có trường dạy
chữ Khmer. Người Khmer học chữ và dạy chữ Khmer do tự ý thức bảo tồn cái gốc của
dân tộc. Thiếu giáo trình, thiếu cơ sở dạy, thiếu giáo viên có đủ kiến thức,
người Khmer Krom nghèo đói ngôn ngữ của mình.
0 Response to "Chương xxiii Khmer Krom hay Khmer Cochinchine"
Post a Comment