LƯỢC SỬ VÙNG ĐẤT KAMPUCHEA KROM - Phần Sáu- > Phong Trào đấu tranh chống Yuon xâm lược

Phong trào đất tranh của Oknha Norint Tok, dưới triều vua Angk So (1738 1747), Ngài Oknha Norint Tok tập hợp hàng vạn người, đánh Yuon ở tỉnh Basak và tỉnh Khleang.
Phong trào đấu tranh của Oknha Sous, dưới triều vua Angk Chant (1806 1834), do không chịu được sự cai trị của Yuon, Ngài Oknha Sous lãnh đạo người Khmer Krom ở tỉnh Preah Trapeang đánh đuổi Yuon.
Phong trào đấu tranh của Ngài Oknha Seurn Kouy (Sơn Kouy)
Dưới triều nữ vương Angk Mey (1834 1840) vua Yuon Minh Mệnh, bằng mọi thủ đoạn xóa bỏ truyền thống, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ, chữ viết, và lối sống của người Khmer Krom. Do không chịu được sự đàn áp của vương triều Yuon áp đặt lên người dân của mình, Ngài trưởng tỉnh Preah Prapeang Chaohway Kouy (Suern Kouy) lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống Yuon hết sức oanh liệt.
Năm 1841, Yuon cho bắt người dân và nhà sư Khmer Krom trói và tuyên bố rằng, nếu Ngài Suern Kouy không ra hàn, chúng sẽ cho giết hết người dân và nhà sư, nếu Ngài chịu ra hàn, chúng sẽ tha cho người dân được sống và không phá hoại cuộc sống cũng như văn hóa, chữ viết, tôn giáo và đời sống người Khmer Krom nữa. Vì thương giống nòi và đạo pháp, Ngài đồng ý với điều kiện của Yuon, ra đầu hàn. Yuon chém đầu Ngài trước sự xót thương của dân chúng. Thi thể của Ngài được an tán tại Preah Trapeang, ngày nay, tháp cốt của Ngài vẫn còn tại chùa Posalreach (còn gọi là chùa Kampong Kampong, tỉnh Preah Trapeang (Yuon gọi là thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh), riêng áo giáp và đồ trang sức của Ngài được chôn tại chùa Chetdey, huyện Thkov (Yuon gọi là Trà Cú).
Sau sự hy sinh của Ngài Oknha Suern Kouy ở tỉnh Preah Trapeang năm 1841, phong trào đấu tranh của người Khmer vẫn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, tiêu biểu là phong trào của ông Lâm Saom (gọi là Tesa Saom) là quan chức tỉnh Preah Trapeang. Ông liên kết với các vị sư lập phong trào đấu tranh ở Phum Chap Phlerng (Yuon gọi là Tập Sơn), huyện Thkov (Yuon gọi là Trà Cú) để tiếp nối phong trào đấu trang của Ngài Oknha Suern Kouy, đánh đuổi Yuon ra khỏi đất nước. Do có sự giúp đở của tướng Prong và tướng Saom, quân của ông thắng lợi giành được huyện Phno Dong (Yuon gọi là Ô Đung), Yuon bj tiêu hao sinh lực nặng nề. Tuy nhiên, sau đó ông bị thất bại do Yuon tăng cường lực lượng từ các tỉnh phía đông vào. Ông bị Yuon bắt và xử tử ở Huế dưới triều vua Yuon Thiệu Trị.
Phong trào đấu tranh của Tướng Suo Sdey (1859)
Năm 1859, dưới sự lãnh đạo của tướng Sou Sdey, nhân dân ở tỉnh Khleang đã đồng loạt đứng lên chống Yuon xâm lược ở mặt trận Mahatop (Mà ngày nay, Yuon gọi là Mã Tộc, hay chùa Dơi) và Chong Balang. Trong 3 năm, quân của ông đã giành được nhiều thắng lợi vẻ vang, diệt được hai tên tướng giặc là Ông Lãnh Sam và Ông Lãnh Binh Si (ông Tam ông Tứ).
Tuy nhiên, cuối cùng ông bị tử vong do trúng thuốc độc của người Cham, là quân của Yuon.
Phong trào đấu tranh của Tướng Tea và Tướng Morn

Năm 1860, hai anh em tướng Tean và tướng Morn đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy đấu tranh chống Yuon ở Ompuya tỉnh Khleang (hiện nay Yuon gọi là Nhu Gia). Ban đầu, quân Khmer yếu nên phải rút quân đóng ở khu vực Tra Kha, tỉnh Polleav, sau đó quân của tướng Tea, tướng Morn mạnh dần đánh bại quân Yuon, đánh đuổi quân Yuon đến tận tỉnh Peam (Yuon gọi là Rạch Giá), tỉnh Polleav (Yuon gọi là Bạc Liêu). Tuy nhiên, tướng Tea bị tử trận cho trúng đạn của quân Jvea (Java), thi thể của ngài được an táng tại chùa Khweng Borbael, Phum Khweang Borbael (Yuon gọi là Hưng Hội, Bạc Liêu). 

0 Response to "LƯỢC SỬ VÙNG ĐẤT KAMPUCHEA KROM - Phần Sáu- > Phong Trào đấu tranh chống Yuon xâm lược"

Post a Comment

Most Popular

Most read this month