Trung Quốc đốt nóng quan hệ Việt Nam – Kampuchea?

Thời gian gần đây, một số cơ quan truyền thông sử dụng tiếng Việt thuộc cộng sản Việt Nam và thuộc một số cơ quan, tổ chức phi cộng sản ra sức tuyên truyền để người Việt ghét người Khmer, hay nói đúng hơn là để người dân Việt ghét Kampuchea. Điểm chung của các cơ quan này là gán ghép «bàn tay lông lá của Trung Quốc» vào mối quan hệ Việt Nam Kampuchea. Mục đích của việc truyền thông này là gì? Liệu có sự tác động của Trung Quốc lên mối quan hệ Khmer Việt? Kết quả thu được của lối truyền thông Việt là gì?

Hoàng Oanh - KKN| 

Kampuchea theo Trung Quốc?

Nếu một người nào đó cho rằng Việt Nam theo Trung Quốc hay Việt Nam theo Hoa Kỳ thì lời anh ta có thể có giá trị để xem xét, tuy nhiên, nếu cho rằng Kampuchea theo Trung Quốc, theo Hoa Kỳ, hay theo thế giới Arab thì hoàn toàn không có giá trị để xem xét rằng phát biểu đó là đúng hay sai. Tại sao? Vì Kampuchea là một quốc gia Trung Lập, Đa Nguyên, Đa Đảng, Pháp quyền, và Dân chủ.

«Trung lập», «Đa nguyên», «Pháp quyền», và «Dân chủ» là những phạm trù khá mới mẽ và xa lạ đối với người Việt. Trong lịch sử dân tộc Việt, người Việt chưa bao giờ biết được thế nào là «Trung lập», «Đa nguyên», «Pháp quyền», và «Dân chủ» thực sự, kể cả thời Đệ Nhất Cộng hòa (Ngô Đình Diệm) và Đệ Nhị Cộng hòa (Thiệu Kỳ) của chính quyền Sàigon cũng không hề có «Đa nguyên» hay «Dân chủ» thực sự. Tuy nhiên, Vương quốc Kampuchea, sau Hiệp định Paris năm 1991, đã trở thành một quốc gia có các đầy đủ các đặc điểm của «Trung lập», «Đa nguyên», «Pháp quyền», và «Dân chủ» thực thụ.

Thế nào là «Trung Lập» ? Là một quốc gia không liên minh với bất kỳ quốc gia nào hay trở thành thành viên của bất kỳ liên minh quân sự nào để chống lại nước khác. Hiến Pháp Vương quốc Kampuchea quy định rõ Vương quốc Kampuchea không liên kết quân sự với bất kỳ quốc gia nào và cũng không là thành viên của khối liên minh nào cả. Hơn nữa, Hiến Pháp Kampuchea quy định rõ, Kampuchea không là mối đe dọa đến an ninh của bất kỳ quốc gia nào. Vì là một quốc gia Trung Lập, Kampuchea không kết thân với bất kỳ quốc gia nào và không đe dọa bất kỳ quốc gia nào. Việc khẳng định Kampuchea kết thân với Trung Quốc là hoàn toàn vô lý. Kampuchea không cần và cũng không thể liên kết quân sự với bất kỳ quốc gia nào.

Thế nào là «Đa nguyên», «Đa Đảng»? Hiến Pháp Kampuchea quy định, mọi người đều có quyền thành lâp hay tham gia đảng phái chính trị của mình. Ở Kampuchea không hề có «Đảng chống đối» hay «Đảng chống chính quyền». Nếu một đảng hay liên minh hai hay nhiều hơn hai đảng nào đó có số ghế cao nhất trong Hạ Viện (và thông thường có ứng cử viên được bầu làm Thủ Tướng) được gọi là đảng cầm quyền hay liên minh đảng cẩm quyền. Trong khi đó, một đảng hay liên minh hai hay nhiều hơn hai đảng nào đó có ghế trong Hạ Viện nhưng với tỷ lệ ít (so với đảng hay liên minh đảng còn lại, và ứng cử viên của nhóm này không được giữ chức vụ Thủ Tướng) thì được gọi là «đảng đối lập», hay nói đúng hơn là «Đảng không thuận». Tại sao gọi là «đảng không thuận» hay «liên minh đảng không thuận»? Vì họ không liên minh với đảng cầm quyền hay không tham gia vào liên minh đảng cầm quyền. Nghị sĩ thuộc đảng đối lập hay liên minh đảng đối lập là nghị sĩ có đầy đủ các quyền của thành viên cơ quan Lập Pháp.

Đảng đối lập không phải là đảng chống đối hay phá hoại!

Mọi quyết sách của Vương quốc Kampuchea đều do Chính phủ chuẩn bị và giới thiệu Hạ Viện, Hạ viên xem xét thông qua và trình thượng viện hoặc bác bỏ, Thượng viên xem xét thông qua hoặc bác bỏ, và cuối cùng là trình Quốc vương xét duyệt ban bố hoặc bác bỏ.

Như vậy, nếu nói Kampuchea theo Trung Quốc là nói chung chung, không có ý nghĩa cụ thể. Nếu nói cụ thể thì có thể nói «Đảng cầm quyền theo Trung Quốc» hay «Đảng đối lập theo Trung Quốc». Nếu đảng cầm quyền hay đảng đối lập hiện tại theo Trung Quốc thì cũng không thể nói Kampuchea theo Trung Quốc. Tại sao? Nếu cơ quan Hành pháp (Chính phủ) có những quyết sách thân với Trung Quốc thì những quyết sách đó phải thông qua Hạ viện, Thượng viện, tại đó nếu các quyết sách trên không có lợi ích cho quốc gia, dân tộc thì đương nhiên sẽ không được thông qua.

Nếu khẳng định đảng đối lập thân Trung Quốc thì càng không thể có chuyện Kampuchea thân Trung Quốc. Các kiểu nhà nước thường có một đặc điểm trung là Tam Quyền Phân Lập, tức ba cơ quan quyền lực có quyền ngang nhau và độc lập với nhau. Tuy nhiên, đối với vấn đề đối nội, đối ngoại, phát triển kinh tế, xã hội, … thì cơ quan chịu trách nhiệm nhiều nhất là cơ quan Hành Pháp. Đảng đối lập không nắm cơ quan hành pháp thì làm sao có thể đưa ra các quyết sách thân Trung Quốc?

Đó là đa đảng, Kampuchea còn là quốc gia đa nguyên và dân chủ.

Người dân Kampuchea có quyền và có điều kiện thể hiện quyền của mình. Nếu cơ quan nhà nước ban hành các quyết sách ảnh hưởng đến lợi ích của người dân (dù là một nhóm nhỏ) thì người dân (thậm chí là một nhóm nhỏ) cũng có quyền biểu tình và gửi yêu cầu các cơ quan nhà nước thay đổi các quyết sách đó. Người dân có các hội đoàn độc lập, và đương nhiên, họ có các đảng phái chính trị bảo vệ lợi ích của mình. Như vậy một chính sách nào đó không được sự thống nhất cả người dân thì chính sách đó không thể thực hiện được.

Nếu có việc Kampuchea theo Trung Quốc thì đó là quyết định của người dân Kampuchea. Và là một quốc gia độc lập, có quyền tự chủ và quyền dân tộc tự quyết, người dân Kampuchea có quyền chọn con đường của mình.

Có thể nói tóm gọn lại rằng, việc Kampuchea thân Trung Quốc hay thân Hoa Kỳ (nếu có) là quyết định của Kampuchea.

Khi mà ở Việt Nam, người người, nhà nhà hát khúc đồng dao «Trăng Nga tròn hơn Trăng Mỹ, đồng hồ Thụy Sĩ sao bằng đồng hồ Chai-na» thì cả thế giới (Tây phương) không ai buồn quan tâm đến Việt Nam cả. Đơn giản, đó là quyền của Việt Nam. Thực chất đường lối ngoại giao của Việt Nam là đường lối đu dây, hay nói trắng ra và hơi khiếm nhã thì Việt Nam thực hiện chính sách ngoại giao của con điếm.


Năm 1945, không phải vô duyên vô cớ mà Hồ Chí Minh copy mấy dòng đầu tiên của Bản tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ. Hồ Chí Minh làm thế không gì khác là muốn tranh thủ sự ủng hộ của Hoa Kỳ, hay nói môm na là muốn bám vào Hoa Kỳ để được độc lập. Tuy nhiên, do Hoa Kỳ phớt lờ Hồ và ủng hộ Pháp, chính quyền Hồ kết thân với Mao và thông qua Mao xin được viện trợ từ Soviet. Cuối thập nhiên 1970, khi mà thế giới đang trong đỉnh điểm của chiến tranh lạnh và có mâu thuẫn giữa Soviet và Trung Quốc thì Việt Nam không ngần ngại khắc vào cương lĩnh đảng «Trung Quốc là kẻ thù số một». Khi đó, Việt Nam quay mặt một trăm tám mươi độ với Trung Quốc và dính với Soviet như cây tầm gửi đu cây. Đến đầu thập niên 1990, khi mà Soviet tan rã, chiến tranh lạnh kết thúc, Việt Nam lật đật ngồi hỏa xa lên Tứ Xuyên để xin được ký «Hiệp ước Thành Đô». Từ kẻ thù, Việt Nam quay lại một trăm tám mươi độ, biến Trung Quốc thành «bốn tốt». Ngày đi ăn với Trung Quốc, đêm nằm với Mỹ - bọn đế quốc, kẻ thù không đội trời chung với Việt Nam hơn hai mươi năm trước.

Như vậy, chính sách đối ngoại đu dây của Việt Nam có gì khác hơn gái điếm. Thông thường các cô gái mại dâm khôn ngoan không bao giờ quay mặt với khách. Nhưng Việt Nam còn dốt hơn gái điếm!

Tại sao  Trung Quốc làm mưa làm gió ở biển Hoa Nam

Có hai lý do:
Là một cường quốc mới nổi, Trung Quốc muốn khẳng định mình với thế giới.
Trung Quốc muốn Việt Nam bỏ đường lối ngoại giao đu dây, cái đường lối dành cho gái điếm và chọn duy nhất Trung Quốc hoặc Hoa Kỳ vì một núi không thể có hai hổ và một người không thể thờ hai chủ.
Như vậy, muốn được yên với Trung Quốc, Việt Nam phải chấm dứt ngay đường lối ngoại giao đu dây và lựa chọn hoặc là Trung Quốc, hoặc là Hoa Kỳ.

Tại sao lại phát sinh các vấn đề  Khmer Việt?

Vấn đề Khmer Việt hiện nay gồm: Vấn đề biên giới hải đảo, vấn đề người Việt nhập cư trái phép và vấn đề Kampuchea Krom.

Các vấn  đề hoàn toàn không lạ lẫm đối với người Khmer (cả người Khmer ở Kampuchea lẫn người Khmer Kampuchea Krom) vì nó tồn tại từ bấy lâu nay chứ không phải mới phát sinh. Người Việt cảm thấy bối rồi  vì người Việt chưa bao  giờ tiếp cận với những thông tin này. Sau hơn 40 năm lãnh đạo đất nước (tính từ năm 1975), chính quyền cộng sản Việt Nam ra sức tuyên truyền, bưng bít thông tin để người dân Việt tin tưởng vào một hình ảnh «Việt Nam thân thiện» (ảo) và «Mối quan hệ tốt đẹp» (chưa bao giờ có) giữa Việt Nam và các quốc gia láng giềng.

Riêng mối quan hệ Kampuchea Việt Nam, chưa bao giờ có sự bình đẳng, hòa bình và hữu nghị.

Từ thế kỷ XXVII, người Việt chưa bao giờ từ bỏ bản chất bành trướng của mình. Không chỉ đối với Kampuchea mà còn đối với Lào. Đối với Kampuchea, người Việt luôn thay đổi các chính sách từ đánh chiếm sang lấn chiếm rồi xâm thực, … qua các thời Gia Long, Minh Mệnh, Hồ Chí Minh, … Việt  chưa bao giờ từ bỏ bản tính của mình. Trong lịch sử hiện đại, sự kiện ngày 7 tháng giêng năm 1979 mở đầu cho 10 năm trực tiếp đô hộ và hơn hai mươi lăm năm Việt đặt chế độ thực dân hóa lên đất Kampuchea.

Khoảng thời gian từ năm 1979 đến năm 1989 (đúng hơn là 1991), Việt trực tiếp cai trị Kampuchea. Việt dựng lên một chính quyền gọi là «Kampuchea Dân chủ Cộng hòa» và tự mình bố trí các vị trí lãnh đạo. Ở tất cả các cơ quan công quyền, từ cấp trung ương đến địa phương đều có mặt chuyên gia của Việt. Ở vùng nông thôn Kampuchea, hễ 1km đường bộ là có một trạm kiểm soát cắm cờ đỏ sao vàng.

Cũng trong thời gian đó, Việt ký với chính quyền do mình dựng lên những Hiệp định về biên giới, những Hiệp định này hoàn toàn không có lợi cho Kampuchea và cũng trong thời gian này, vùng biển đặc quyền của Kampuchea xung quanh Koh Tral (Việt gọi là Phú Quốc) cũng bị cắt cho phía Việt Nam.

Đương nhiên, nếu là người nghiên cứu về chính trị, chúng ta không được phép trách ông Hun Sen hay bất kỳ người Khmer nào của chính quyền Kampuchea Dân chủ Cộng hòa, bởi khi đó thế giới đang trong thời kỳ chiến tranh lạnh, không có cộng đồng quốc tế nào quan tâm đến Kampuchea và đặc biệt, Kampuchea không có năng lực để khán cự lại với Việt Nam.

Tuy nhiên, người dân và các nhà chính trị Kampuchea không phải chấp nhận mất mát các lợi ích về chủ quyền, lãnh thổ, lợi ích kinh tế, chính trị của mình.

Năm 2015, tức gần 25 năm sau ngày Kampuchea được cộng đồng quốc tế quan tâm. Người Khmer đã xây dựng được năng lực và các tiềm lực về kinh tế, quân sự, chính trị, ngoại giao, và đương nhiên, cũng đã đến lúc giải quyết các vấn đề còn tồn tại.

Cũng có thể nói rằng, mối quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam cũng là một lợi thế về chính trị và ngoại giao giúp Kampuchea thoát khỏi cái bóng của Việt Nam và đối thoại xòng phẳng với Việt Nam trong danh nghĩa là hai nước láng giềng. Và việc Kampuchea có «thân» với Trung Quốc để tạo thế tương quan với Việt Nam cũng là một điều hoàn toàn có thể chấp nhận. Nếu dùng ngôn ngữ chính trị của Việt Nam thì việc Kampuchea thân với Trung Quốc (nếu có) là một sự «tranh hủ» xu hướng quốc tế mà thôi!

Có thể những người tuyên bố rằng  «Kampuchea đang bị Trung Quốc giật dây» phát biểu vì mục đích chính trị hay lợi ích kinh tế nào đó đi chăng nữa thì điều đó cũng hoàn toàn không có lợi ích gì cho người Việt vì ngoài nói, Việt Nam không thể làm được gì hơn cả. Và việc Việt Nam muốn kích động tinh thần dân tộc ở người Việt và từ đó tổ chức một cuộc chiến đối với Kampuchea như hồi năm 1978 1979 (Tự giết người Việt ở Ba Chúc và viện lý do đó để đánh Kampuchea) không còn hiệu lực áp dụng trong thời kỳ này nữa.

Kampuchea có đủ khôn ngoan để giải quyết mọi vấn đề một cách hòa bình và phát triển.


Những mâu thuẫn tồn tại giữa Kampuchea và Việt Nam thực chất là những vết thương, hãy chấp nhận sự thật và cùng giải quyết vết thương đó để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa hai dân tộc. Về đất Kampuchea Krom, chúng tôi luôn tiếc nuối đất cha ông, nhưng chúng tôi không hoài niệm mà quên đi tương lai. Những thứ lấy được mới có giá trị. Riêng những người Việt, hãy chấp nhận sự thật và cùng nhau giải quyết, đừng mang hình ảnh Trung Quốc che đậy vết thương vốn có. Đây là vấn đề của Kampuchea và Việt Nam, không có mối liên hệ với bên thứ ba nào cả. Và các bạn truyền thông Yuon, hãy thôi lừa dối dân tộc các bạn.

0 Response to "Trung Quốc đốt nóng quan hệ Việt Nam – Kampuchea? "

Post a Comment

Most Popular

Most read this month