Yuon cúng bái tổ tiên trên đỉnh Bokor

Người Yuon đến đây để ngồi thiền, cầu nguyện và cúng kiến tổ tiên Yuon đã chết trên núi Bokor từ ngàn xưa. 



Lâm Boreth | Hiện nay, thắng cảnh núi Bokor đã trở thành điểm đến được du khách Việt Nam chú ý nhất.

Mặc dầu hiện nay vẫn chưa có một con số thống kê chính thức nào về số du khách Việt Nam được công bố. Tuy nhiên, người dân địa phương cho biết rằng người Yuon lên đỉnh núi Bokor cả ngày lẫn đêm bằng xe khác du lịch và bằng xe máy, đông rất nhiều lần so với du khách là người nước khác.

Người dân ở đây cho biết, họ rất vui khi du khách đến đây đông đúc. Những du khách này giúp phát triển kinh tế địa phương. Song song với đó, sự lo lắng cũng tăng lên rất nhiều lần vì có sự hiện diện ngày càng đông của người Yuon nhập cư.

Bà Sunre, người dân ở huyện Tirk Chhuok, tỉnh Kampot cho biết bà hết sức lo ngại khi thấy Yuon tiếp tục lên núi với số lượng ngày càng đông như hiện nay. Bà cho biết, du khách Yuon đến đây phần lớn là để tiến hành các nghi thức tôn giáo hay cầu nguyện theo các nghi thức mê tính của họ chứ không ngắm cảnh hay tận hưởng không gian thiên nhiên.

Bà cho biết: "Tôi ít lên lắm. Ở khu vực Preah Veang On. Nghe nó nói trên đó có mấy ông thầy tu ngồi thiền. Mà đúng là có ngồi thiện thật. Mấy đứa con của tôi lên cắt cây, hái rau trên núi thường bắt gặp chén, nồi của mấy ông thầy tu. Ông thầy tu Yuon. Mấy cái chén này mới mới không hà".

Trên đỉnh núi Bokor, các vị trí quan trọng cách khách sạn Bokor của ông Sáu Cò (Yuon Sok Kong) khoản 5km, có các điểm khác ở trong rừng cũng trở thành những nơi thờ tự, tu hành mà người Yuon yêu thích.

Đơn cử như khu vực Sre Pram Roy (Yuon gọi là Cánh đồng Năm Trăm) mà người Khmer thường ít biết đến và cũng hiếm khi đặt chân đến thì người lại, người Yuon, người ngoại quốc, lại biết rất rõ. Không những thế họ còn lựa chọn địa điểm này làm nơi hành thiền và tu hành suốt mấy năm qua.

Nhiều du khách Khmer từ Phnom Penh cho biết họ rất bức xúc khi thấy địa điểm Sre Pram Roy không có gì đặc biệt ngoại trừ quang cảnh thiên nhiên mát mẽ nhưng Yuon lại lấy địa điểm này làm nơi tu hành.

"Mình chỉ ở thành phố, trong rừng không ai ở, chỉ có dân tộc khác vô ở. Mình rất lo lắng. Đây là một bí mật mà mình phải tìm hiểu để họ đừng có mờ ám nữa".

Hiện nay, núi Bokor đã trở thành nơi tu hành yêu thích của người Yuon. Không chỉ ở khu vực Sre Pram Roy, mà cả đỉnh núi Bokor, người Yuon cho rằng đây là nơi hết sức linh thiên được tổ tiên của họ để lại, còn có rất nhiều địa điểm cũng đang được người Yuon chú ý đến.

Từng nhóm, từng nhóm người Yuon đang rủ nhau đổ dồn về phía khu vực Preah VeangOn, nằm ở phía Tây Bắc trên đỉnh Bokor. Nhóm này có cả thầy tu Yuon. Những nhóm này có ít nhất trên 20 người.

Nhân viên bán vé của ông Sok Kong trên đỉnh Bokor cho biết, số lượng du khách, đặc biệt là du khách Yuon đến đây không ổn định. Tuy vậy, người Yuon đến đấy liên tục, bất kể ngày hay đêm.

Người ta tranh thủ thời gian đế đi bộ từ khách sạn của ông Sok Kong đến khu vực Preah Veang On.

Những người này phải đi bộ qua núi, vượt thác và đôi khi phải băng qua kênh tự nhiên trong rừng nhiệt đới dày đặt, bóng rợt và khó thấy được ánh mặt trời để đến được địa điểm trên.

Trên các cây cổ thụ cách khu vực Preah Veang On mấy cây số, người Yuon đóng cờ Phật giáo.

Những người Khmer thường xuyên lên đây cho biết, người Yuon đóng cờ để đánh dấu khu vực mà cha ông của họ đã nắm giữ từ rất lâu đời.


Tuy hiện nay, các liều trại mà người Yuon dựng lên ở khu vực Sre Pram Roy đã bị đốt bỏ, nhưng số lượng người Yuon lên xuống đỉnh Bokor để tu hành vẫn không hề giảm xuống.


Khi đặt chân đến khu vực Preah Veang On, ta sẽ thấy nhiều ngôi, mà Yuon cho rằng là mộ tổ tiên của họ đã chết trên đỉnh Bokor này từ rất xa xưa.

Những mô bằng đá, có vẻ như được sắp đặt chứ không phải là mộ chôn người chết người Yuon đốt nhang, quỳ lại, cầu khẩn hằng ngày.

Những ngôi mộ mà Yuon cho là mộ cổ, chôn cất tổ tiên của họ cũng có ở khu vực Mong Bey, cách khu vực Preah Veang On khoảng 5km.

Chủ tịch Trung tâm Dân tộc và Đạo đức Xã hội, ông Po Samnang cho biết, làn sóng người Yuon tuông chảy vào Kampuchea là một mối nguy hại lớn cho tương lai của quốc gia. Ông còn cho biết thêm, nếu vào hợp pháp thì không có vấn đề gì, nhưng việc nhập cư vô tổ chức vào một quốc gia có chủ quyền là một vấn đề hết sức nhạy cảm.

"Việt Nam và Kampuchea tự do, vậy nếu người Khmer vô lãnh thổ của họ như vậy, đi tu hành, cầu nguyện như vậy thì họ nghĩ sao? Vấn đề này không được giải quyết mà cứ để tiếp diễn như vậy thì Bộ Lễ nghi và Tôn giáo dường như không có trách nhiệm gì cả. Tôi thật sự rất lo lắng cho số phận dân tộc mình".

Tỉnh trưởng tỉnh Kampot, ông Kouy Kemhour, Trưởng Công an tỉnh, ông Thlang Thearin, và Chủ tịch Sở Văn hóa không có ý kiến gì về thực trạng này.

Tuy vậy, trưởng đồn biên phòng phụ trách trạm Torn Horn, ông Ang Sophea cho biết những người Yuon lên núi Bokor qua trạm này đều có hộ chiếu đầy đủ và được sự đồng ý của cơ quan hữu trách.

Nhân viên phục vụ trên đỉnh núi này cho biết, những du khách đến khu vực công ty quản lý không thể ở quá 2 ngày 3 đêm.

Mặc dù vậy, nhiều người Yuon cho biết, họ có thể ở đây bao lâu cũng được, có người đã ở đây hết 4 đêm 5 ngày.

"Lợi hồi 5 ngày trước, mới đi chỗ cúng dìa, còn mấy người nữa chưa có dìa"

Đoàn công tác của Bộ Văn hóa và Nghệ thuật đã có đợt kiểm tra một số địa điểm tình nghi trên núi Bokor.

Đây là lần thứ 2 mà đoàn công tác của Chính phủ đến điều tra về nguyên nhân và thực trạng sau khi có ý nhiều kiến chỉ trích vấn đề này.

Hồi ngày 23 tháng 8 năm 2013, đoàn công tác liên ngành có sự tham gia của 4 ban ngành của Chính phủ cũng đã xuống điều tra nhưng kết quả là họ không tìm thấy gì cả.

Lần này, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Di sản thuộc Bộ Văn hóa và Nghệ thuật, ông Heng Sophadi cho biết, đoàn công tác của ông xuống điều tra và phát hiện có mộ cổ và có việc người Yuon cư trú rãi rác. Riêng ở khu Sre Pram Roy, không tìm thấy gì cả.

"Chúng tôi đi đến đó, khu vực Sre Pram Roy, không thấy hoạt động của người Việt Nam nào cả. Có thể là người ta đã đi rồi hay người ta vẫn chưa đến thì chúng tôi không khẳng định được. Nhưng chúng tôi thấy có bảo vệ ở đó. Nơi đáng lưu ý là khu vực Preah Veang On, các casino (khách sạn của Sok Kong) khoảng 10 km, có người ta hoạt động ở đó. Chúng tôi và bảo vệ công ty gặp một nhóm người Việt Nam khoảng 14 người".

Thế nhưng, nhân viên điều tra của tổ chức Licadho phụ trách tỉnh Kampot, ông Yorn Pholly, người đã trực tiếp đến kiểm tra tình hình cho biết. Vấn đề người Yuon hoạt động ở đây thì không có gì phải nghi ngờ nữa. Ông cũng cho biết thêm, dù họ nhập cảnh hợp pháp những cũng không thể tùy tiện cư trú, dựng liều và có đầy đủ thiết bị sinh hoạt như thế này. Ông cho rằng giới chức hữu quan phải sử lý triệt để vấn đề này với tinh thần trách nhiệm của mình.

"Chính quyền địa phương phải làm mạnh hơn nữa về vấn đề nhập cư. Chúng tôi đã tiến hành  kiểm tra và nhận thấy rằng khu vực Sre Pram Roy và Preah Veang On này, người Khmer không được phép tự do ra vào. Những khu vực này bị người của ông Sok Kong cấm, nếu vào khu vực đó phải mua vé".

Ở khu vực Preah Veang On, núi Bokor, ngoài những người mộ đạo đến cúng bái còn có Yuon sinh sống thường trực để bảo vệ nhưng «di tích cổ» của mình.


Ngoài ra, Yuon còn trưng, treo rất nhiều hình Phật, các Phật, Bồ Tát của Yuon, hình của Hồ Chí Minh và chữ Yuon được viết trên đá. Hơn nữa còn có thức ăn, trồng tre và có cả hệ thống nước sinh hoạt nữa. 

0 Response to "Yuon cúng bái tổ tiên trên đỉnh Bokor"

Post a Comment

Most Popular

Most read this month