Cho đến ngày nay, người ta chỉ biết lịch
sử của người Khmer qua một nguồn duy nhất là những thư tịch của các triệu đại
Trung Hoa. Người Trung Hoa viết về Khmer lần đầu tiên nhất vào thế kỷ thứ III,
Tây lịch sau khi 2 sứ thần của Trung Hoa là ông Kwang Tai và Chu Ying đi sứ và
sinh sống ở trên đất nước của Khmer trong thời gian 5 năm, từ năm 245 đến năm
250, Tây lịch. Những ghi chép của hai ông này được viết lại và lưu giữ trong
thư tịch của vương triều đó.
Trong các ghi chép này, người Trung Hoa gọi
đất nước của người Khmer là «扶南» (Funan – Hán cổ đọc là
Phu Nam, Yuon đọc là Phù Nam). Đến khoản chừng 2, 3 thế kỷ sau, người Trung Hoa
lại gọi tên đất nước của người Khmer là «真臘»
(Zhēnlà – Hán cổ đọc là Zan Laap,
Yuon đọc là Chân Lạp).
Vì tồn tại quốc gia «Phù Nam» và «Chân Lạp»
trong thư tịch cổ của người Trung Hoa nên nhiều người không hiểu rằng Vương quốc
nào là vương quốc của người Khmer? Vương quốc của người Khmer là Phù Nam hay
Chân Lạp? Hay là một quốc gia nào khác nữa?
Ở Châu Âu, trong đó có Pháp, một khu vực
địa lý được gọi là một quốc gia khi nó hội đủ 3 tiêu chí là: Có lãnh thổ riêng,
có biên giới bao bọc, và có một thủ đô riêng. Thiếu một trong số ba tiêu chí
trên thì người ta không thể khẳng định được vùng lãnh thổ đó là một quốc gia.
Về vấn đề này, Giáo sư Xavier Galand
trong cuốn Histoire de la Thaïlande viết rằng «Sở dĩ
chúng ta công nhận Phù Nam là một quốc gia riêng biệt là do người Trung Hoa cố
ý làm cho Phù Nam có những đặc điểm của một quốc gia để họ có thể nhận cống phẩm
từ quốc gia này. Cũng có khi những người đứng đầu các nhóm Khmer nhỏ lẻ tập
trung lại để có đặc điểm là một quốc gia duy nhất để cống vật phẩm cho Trung
Hoa mà thôi».
Nhận định này cho chúng ta thấy rằng, người
Pháp không tin rằng người Khmer cổ có khả năng sắp xếp xã hội để thành lập một
quốc gia được. Người ta cho rằng người Khmer thời bấy giờ sống thành những nhóm
nhỏ, những bộ lạc như người Bản địa (Idians) ở Châu Mỹ vậy.
Nhận định này hoàn toàn sai lầm, nó còn
cho thấy người phương Tây hoàn toàn không biết rõ về xã hội và quốc gia của người
Khmer cũng như người Trung Hoa thời cổ đại. Thực chất, người Khmer đã sắp xếp
được xã hội từ rất lâu đời, thậm chí lâu hơn nhiều người vẫn tưởng.
Người Khmer đã sắp xếp xã hội, thành lập
những chế độ nhà nước khác nhau tùy theo những hoàn cảnh khác nhau mà người
Khmer gặp phải. Có ba hình thức quốc gia của người Khmer là:
- Từ trước Tây lịch
- Từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ XIV
- Từ sau thế kỷ XIV
1. Trước Tây lịch
Trước Tây lịch, Quốc gia của người Khmer
có cấu trúc như các quốc gia hiện nay trên thế giới. Vương quốc của người Khmer
thời bấy giờ là một quốc gia thuần nhất, một quốc gia duy nhất của một dân tộc
duy nhất và có một nhà nước duy nhất. Chế độ cai trị là chế độ Quân chủ theo Mẫu
hệ, nghĩa là có một nữ vương quản lý đất nước. Chế độ mẫu hệ này, người Khmer
thừa hưởng từ tổ tiên là người Munda và cũng là chế độ nhà nước của họ có từ mấy
ngàn năm trước.
Lãnh thổ của Vương quốc Khmer thời bấy giờ
rất rộng. Phía Bắc giáp với Yunnan (Vân Nam), Phía Nam kéo dài đến giáp với
lãnh thổ mà nay là Malaysia, phía Đông giáp với Biển Trung Hoa kéo dài từ bắc
Prey Nokor đến Tirk Khmau, phía Tây giáp với eo biển Belgan. Dù thế nào đi
chăng nữa, đây là châu lục của người Khmer vì các dân tộc mà hiện
nay đang sinh sống gần với người Khmer, vào thời kỳ này vẫn chưa xuất hiện.
Dân tộc Syam mà người Hoa đặt tên cho là
«暹» (Siam), tức Cướp Cạn, lúc này vẫn còn ở
phía tây Hoàng Hà. Dân tộc này di cư xuống phía Nam ở phái Đông Núi Yunnan,
thành lập vương quốc «南詔» (Nanzhao – Yuon gọi là
Nam Chiếu). Dân tộc này đặt chân lên lãnh thổ của người Khmer đầu tiên vào năm
1238, năm mà họ đánh chiếm được thành phố Sokhaotey (សុខោទ័យ) (Người Syam gọi là
Sukhothai – สุโขทัย).
Người Yuon, có nguồn gốc từ Nam sông
Dương Tử, cũng di cư xuống phía Nam, và chỉ mới đến vùng đất mà nay là vùng Bắc
Kỳ vào năm 257 trước Tây lịch.
Riêng người Cham, dân tộc này xuất thân từ
đảo Java (ជ្វា) và Malaysia. Người Cham cũng có được
vương quốc đầu tiên của mình vào năm 197 Tây lịch do nữ vương Rama dựng nên.
Các dân tộc lân bang của người Khmer thời
đó chỉ có người Yunnan ở phía Bắc, người Mon ở phía Tây. Dân tộc Yunnan rất yếu
và không có tầm ảnh hưởng gì đối người người Khmer, tuy nhiên, người Mon lại là
một mối nguy hiểm lớn cho người Khmer, nhất là vào thời Angkor.
Riêng người Hoa, biên giới phía Nam của họ
sông Dương Tử, nơi tận cùng phía Nam mà người Hoa cai trị là thành phố của người
Quảng Đông là thành phố «南海» (Nanhai – Nam Hải). Riêng nhà «秦» (Qin – Tần), được xem là triều đại thống
nhất Trung Quốc thành lập năm 221 thì lãnh thổ cực Nam cũng chỉ đến «祁陽縣» (Qiyang Xian – Kỳ Dương).
Người Khmer gọi nước «秦» (Qin – Tần) là Chein (ចិន).
Và từ này vẫn được sử dụng cho đến ngày nay để gọi dân tộc và quốc gia Trung
Hoa.
Xin
đón theo dỏi phần tiếp theo vào kỳ sau……
0 Response to "Lịch sử Dân tộc Khmer - Chương 3 SROK KHMER – VƯƠNG QUỐC KHMER (Phần đầu)"
Post a Comment