Lịch sử Dân tộc Khmer - Chương 3 SROK KHMER – VƯƠNG QUỐC KHMER (Phần cuối)

Thời đó, người Khmer không có quan hệ bang giao với nước ngoài. Lãnh thổ rộng lớn, dân số không đông, nói cách khác, người Khmer thời bấy giờ có đủ đất sống. Bởi thế nên, người ta không quan tâm đến biên giới và địa giới lãnh thổ và vương quốc của người Khmer không có biên giới.

Người Khmer không có định nghĩa về «Biên giới», thậm chí cho đến ngày nay, phạm trù biên giới không rõ ràng đối với người Khmer, người Khmer quan niệm rằng «Nơi nào có người Khmer sinh sống, nơi đó là đất đai của người Khmer»

Người ta cũng không rõ Kinh đô của người Khmer thời đó tên là gì. Và cũng không thể xác định rõ vị trí của nó. Tuy nhiên, vương quốc của người Khmer tất yếu phải có kinh đô là nơi nữ vương sinh sống.

Tuy vậy, người ta lại biết rất rõ tên của vương quốc Khmer vào thời đó. Người Khmer tự gọi vương quốc là «Srok Khmer» (ស្រុក​ខ្មែរ). Những nhà nghiên cứu về Khmer luôn bắt gặp từ «Srok Khmer» , tuy nhiên họ lại không chú ý đến tên này mà ngược lại họ cố gắng quan tâm đến các tên mà người Trung Hoa gọi đất nước của người Khmer, là «Funan» hay «Chenla».

Người Khmer gọi vương quốc của mình là «Srok Khmer» từ rất sớm, có thể là vào đầu thời gian họ đến sống ở vị trí hiện tại, tức là khoảng 6,000 năm trước Tây lịch. Ngày nay, tất cả mọi người Khmer,  già hay trẻ, lớn hay nhỏ, vẫn đều gọi đất nước của mình là «Srok Khmer». «Srok Khmer» có nghĩa là xứ sở của người Khmer chứ không phải là xứ sở của một giống người nào hay một dòng họ lãnh chúa nào khác.

Việc đặt tên như vậy không phải là một chuyện ngẫu nhiên mà nó phù hợp với sự phát triển rực rở của dân tộc Munda. Hồi 10,000 năm trước Tây lịch, người Munda đã thành lập hơn 10 Nhà nước Cộng hòa.

2. Từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ XIV Tây lịch

Là giai đoạn mà Brahma (Bà La Môn) giáo du nhập vào Srok Khmer.

Bắt đầu là vào năm 50 Tây lịch, Brahma Kaundin có nguồn gốc là người Khleing trở thành vua của Srok Khmer. Từ đó, tổng quan cấu trúc xã hội Khmer được sắp xếp theo cấu trúc xã hội của quốc gia Brahma giáo. Cấu trúc Nhà nước cũng tương tự như cấu trúc nhà nước của người Khleing thời đó, cấu trúc này khác hoàn toàn so với các quốc gia khác như Trung Hoa và các nước phương Tây.

Người ta không thể tìm hiểu được gì về vương quốc của người Khmer nếu người ta chưa tìm hiểu về các vương quốc ở Ấn Độ thời bấy giờ.

Vì thế, nhiều người không thừa nhận rằng, người Khmer có một quốc gia hoàn thiện như các quốc gia khác. Số khác thì hoài nghi, không hiểu tại sao người Khmer lại có hai quốc gia «Funan» và «Chenla»

Vương quốc Kalinga, hay vương quốc Ấn Độ ngày nay, có diện tích rất rộng, từ dãi núi Hymalaya xuống đến vịnh Comorin và từ Panjab kéo sang đến vịnh Belgan và có thủ đô là thành phố New Delhi, mãi đến thế kỷ thứ XIX mới có sự phân bố và cấu trúc như hiện nay. Cấu trúc hiện nay được người Anh thiết lập và vẫn còn tồn tại, dù Anh không còn thực dân hóa vùng đất này nữa.

Trước đây, bán đảo Ấn Độ có rất nhiều tiểu vương quốc và các vương quốc lớn hơn, con số các vương quốc ở Ấn Độ lên đến 600 vương quốc. Có nhiều vương quốc nhỏ chịu sự thống trị của một vương quốc lớn (quan hệ mẫu quốc và tiểu quốc). Ở Ấn Độ có Vương quốc có một vua đầy quyền lực và cũng trong vương quốc ấy có các đế, chúa nhỏ hơn, dưới quyền của quốc vương, quản lý những vùng đất nhỏ. Quan trọng hơn cả, các vương quốc này không hề đánh chiếm đất đai của quốc gia láng giềng, họ chỉ đơn giản muốn các quốc gia khác trở thành quốc gia phụ thuộc quốc gia mình mà thôi.

Theo truyền thống Khleing, người ta lấy tên của hoàng gia cai trị vùng đất hay tên thủ đô đặt tên cho vương quốc của họ.

Vương quốc Maurya Gupta (មោរ្យគុប្តៈ) và vương quốc Calukya (ចលុក្យៈ) được đặt theo tên dòng họ cai trị vùng đất đó. Các vương quốc được đặt tên theo tên của thủ đô có thể kể như là Nocca (ណោច្ច), Uttarajini (ឧត្តរជីនី), Vijiya Nagara (វិជ័យ​នគរ), …

Vương quốc Khmer thời Brahma giáo có cấu trúc hoàn toàn giống như vương quốc của người Ấn, tức trên lãnh thổ Khmer có rất nhiều quốc gia lớn nhỏ khác nhau, có vị Đại đế và cũng có các tiểu đế cai trị những vùng đất phụ thuộc. Người Khmer cũng sử dụng tên hoàng tộc cai trị vùng đất đặt làm tên quốc gia. Ví dụ như vương quốc Kampuchéah (កម្ពុជៈ) được đặt theo tên của Brahma Kampu (កម្ពុ) là người thành lập vương quốc này. Cũng như người Ấn, người Khmer cũng sử dụng tên kinh đô đặt cho vương quốc của mình.

Trường hợp này có thể kể đến rất nhiều như:
Tên Vương quc
Tên hin nay
Angkor Borey  (អង្គរ​បុរី)
Bhava Bura (ភាវបុរី) 
Samburn Bura (សម្បូរណ៍​បុរី) 
Indra Bura (ឥន្ទ្រ​បុរី) 
Isana Bura (ឥសាណបូរ៉ា)                           
Aninaditta Bura (អនិនទិត្តបូរ៉ា)
Malayang (ម៉ាឡាយ៉ាង)                               
Lavoteya (ឡាវ៉ូទ័យៈ)                                 
Sokhaoteya (សុខោទ័យ)                             
Canda Buri (ចន្ទ​បុរី)                                     
Nokor Reach Seyma (នគរ​រាជ​សីមា)

       
Nokor Reach (នគរ​រាជ)                   
Prachinburi (ប្រាចិន​បុរី)                             
Nokor Srey Thomareach (នគរ​ស្រី​ធម្មរាជ)
Takeo (តាកែវ
Vortt Phu (វត្តភូ)
Kratié (ក្រចេះ)
Kampong Cham (កំពុង​ចាម)
Sambur Prey Kop (សម្បូរណ៍​ព្រៃគប់)
Rlous (រលួស)
Battambang (បាត់​ដំបង)
Lopburi (លុបបូរី ลพบุรี)
Chiang Mai (ឈាងម៉ៃ เชียงใหม่)
Chantha Buri (ចន្ទ​បុរី จันทบุรี)
Nakhon Ratchasima (នគរ​រក្សាសិម៉ា นครราชสีมา)
Korat (កុរ៉ាត ไทยโคราช)
Prachinburi (ប្រាចិន​​បូរី ปราจีนบุรี)
Nakohon Si Thammarat (ណាខន​ស៊ី​ធម្មរ៉ាត นครศรีธรรมราช)

… (có đến 60 vương quốc của người Khmer dưới thời Sorya Varmann thứ 2 – សុរិយាវរ្ម័ន​ទី២ )
Mãi cho đến thế kỷ thứ VII của Tây lịch, Vương quốc phát triển hùng mạnh nhất và trở thành nước thống trị các tiểu vương quốc khác là Angkor Borey (អង្គរ​បូរី), mà người Trung Hoa gọi là Funan (Yuon gọi theo là Phù Nam). Các vương quốc khác đều do tiểu vương cai trị.

Đến năm 630, Vương quốc Kampuchéa (Tầu gọi là Zhēnlà, Yuon gọi là Chân Lạp) trở nên hùng mạnh hơn, đánh bại Angkor Borey và trở thành Vương quốc Thống trị.

Điều này có nghĩa là Quốc vương của Kampuchéa  là vua thống trị toàn lãnh thổ Khmer và quốc vương Angkor Borey (Funan hay Chân Lạp) vẫn quản lý đất đai của mình nhưng không phải là vua thống trị các tiểu quốc khác nữa.

Hai quốc gia Angkor Borey (Funan, Phù Nam) và Kampuchéa (Zhenla, Chân lạp) và nhiều tiểu vương quốc khác nữa, đều là những vương quốc của người Khmer. Một số nguồn sử của Yuon viết rằng Chân Lạp, nguyên là một nước chư hầy của Phù Nam, phát triển hùng mạnh và đánh bại vương quốc Phù Nam. "Đánh bại" ở đây không phải là xâm chiếm lãnh thổ mà là sự tranh giành địa vị thống trị của các quốc vương. Hơn nữa, lịch sử Yuon không viết rõ rằng, cả hai quốc gia này đều là vương quốc của người Khmer, thế nên có chăng là sự tranh giành ảnh hưởng của các nhóm chứ không phải là chiến tranh giữa các quốc gia.

Hơn nữa, người Yuon căn cứ vào sự kiện Vương quốc Kampuchéa đánh bại Angkor Borey rồi cho rằng người Khmer (nước Chân Lạp) đánh chiếm đất đai của người Phù Nam và dựa theo luận điểm đó tuyên bố người Khmer không phải là chủ đầu tiên của vùng đất hạ nguồn sông Mekong. Điều này chứng tỏ, người Yuon, nguồn gốc từ Trung Hoa, hoàn toàn không hiểu gì về lịch sử vùng đất, dân tộc, văn hóa Đông Nam Á mà chỉ căn cứ vào những tên gọi khác biệt trong thư tịch của Tàu rồi khẳng định để có lợi cho dân tộc mình.

Với cấu trúc Đại vương quốc và các nước chư hầu như vậy, các nước chư hầu phải cống nạp và cung cấp quân đội cho Đại vương quốc theo yêu cầu. Đại Quốc vương có trách nhiệm bảo vệ và đảm bảo hòa bình cho các nước chư hầu và là người thay mặt cho toàn bộ các vua, chúa trên lãnh thổ Khmer thực hiện việc bang giao với các nước khác. Chính vì lý do này mà người Trung Hoa, trong hai lần đi sứ đến lãnh thổ Khmer thì gọi vương quốc của người Khmer bằng 2 tên khác nhau là Funan và Zhenla. Hơn nữa, khi lần đi sứ đến Funan, họ không hề nghe đến vương quốc Chenla, và lần đi sứ Chenla họ không được nghe đến Funan nưa.

Cấu trúc hay tuy đúng hay sai, tích cực hay tiêu cực nhưng nó đã làm cho người Khmer được thịnh vượng và phát triển rực rỡ đến thế kỷ thứ XIV.

3. Giai đoạn từ thế kỷ thứ XIV

Từ thế kỷ XIV đến ngày nay là giai đoạn của Phật giáo Nguyên Thủy (Theravāda). Trong giai đoạn này, có 3 sự kiện quan trọng diễn ra trên lãnh thổ Khmer:
a. Phật giáo Theravāda chính thức trở thành Quốc giáo của người Khmer, cùng với đó là sự suy vong của Brahma (Bà La Môn) giáo.
b. Sự thay đổi vương triều. Vương triều Varman (វរ្ម័ន) bị mất quyền cai trị và thay thế bằng Vương triều mới, cai trị đến tận ngày nay.
c. Sự phát triển của dân tộc Syam

Tất cả các sự kiện này đều có liên quan đến nhau. Kết quả là dân tộc Khmer suy yếu vì bị người Syam đánh bại và thâu tóm hết tất các các vương quốc chư hầu như: Lavoteya, Kampuchéa, khu vực Ubun, Udon, Surin và Ratchasima, thậm chí Syam còn đánh chiếm đến nơi thờ Preah Linga giáp với biên giới vương quốc Malaysia.


Một hậu quả cũng hết sức lớn nữa là người Syam đánh chiếm thành phố Angkor, người Khmer phải rời bỏ thủ đô. Đại vương quốc Khmer bị thu nhỏ dần và còn lại một mãnh đất nhỏ hẹp như hiện nay. Tên Kampuchéa vẫn được người ta sử dụng và hiện nay người ta gọi lãnh thổ này là Preah Réachéa Nachâk Kâmpuchéa (ព្រះរាជាណាចក្រ​កម្ពុជា – Vương Quốc Kampuchea)

1 Response to "Lịch sử Dân tộc Khmer - Chương 3 SROK KHMER – VƯƠNG QUỐC KHMER (Phần cuối)"

  1. GỬI TOÀN THỂ BAN TIN TỨC Khmer Krom:
    NGÀY 07 THÁNG 01 - Một ngày đầy dấu ấn của Lịch sử và Hiện tại !

    - Cách đây 36 năm vào ngày 07/01/1979 - Quân đội nhân dân Việt Nam đã giải phóng Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Polpot, cứu dân tộc Khmer khỏi nạn diệt chủng tàn bạo nhất lịch sử hiện đại, làm hồi sinh một đất nước Campuchia mới .... với nhiều đảng phái "dân chủ" như hiện nay.

    - Ngày 07/01/2015 - Những “kẻ khủng bố hồi giáo" đã tấn công vào toà soạn báo Charlie Hebdo - Paris - Pháp xả súng giết chết 12 người trong đó có TỔNG BIÊN TẬP Stephane Charbonnier. Được biết đây là hành động báo thù của những “kẻ cực đoan hồi giáo" nhầm vào tờ báo này vì đã có hành vi châm biếm đã kích đạo hồi. Hành động này được xem như "Muốn đóng cửa toà báo này vì DÁM ĐẢ KÍCH ....".

    - Quả thật là một sự trùng hợp đáng ngạc nhiên của ngày 07 tháng 01. Ai đúng, ai sai rồi Thế Giới sẽ nhận định, phân xử Bởi Ai cũng có lý lẻ, mục đích của họ khi hành động, Ai cũng cho mình là lẻ phải và Thế giới cũng đầy phân cực khi nhận định đúng sai!

    - Tuy nhiên, có một thực tế của quy luật tự nhiên không thể tránh khỏi, không thể nói khác được - đó là: "CÓ KHIÊU KHÍCH THÌ CÓ ĐÁP TRẢ THÍCH ĐÁNG".

    Thân chào những người bạn Khmer trong Ban biên tập Tin tức Khmer Krom, Chúc sức khoẻ quý vị.

    Chúng tôi là người Việt Nam. (Sorry, nếu gọi "Youn" sẽ gọi lại "Miên - Mọi" với quý vị).

    Quý vị biết chúng tôi là Ai rồi chứ?

    ReplyDelete

Most Popular

Most read this month