Lịch sử dân tộc Khmer - Chương VII Chế độ mẫu hệ Khmer

Chế độ mẫu hệ (មត្តេយ្យកា) là chế độ tôn thờ mẹ hoặc phủ nữ là lớn nhất trong xã hội, công nhận mẹ, hoặc phụ nữ là người lãnh đạo quốc gia.

Có người cho rằng «mẫu hệ» chỉ đơn giản là việc phụ nữ có quyền tự do lựa chọn bạn tình cho mình vì họ thấy rằng ở các dân tộc theo chế độ mẫu hệ (như Tây Tạng), phụ nữ có quyền có nhiều chồng. Ở một số tiểu quốc tại Ấn Độ vấn đề này cũng không hề lạ lẫm gì. Truyện «Maha Phearatah» (មហាភារតៈ – Mahābhārata), nàng Draupati có đến 5 người chồng là những người anh em ruột của nhau, gọi là «Pāñva» (បាញ្ឌវៈ). Người Ấn Độ xem những chuyện này là vấn đề bình thường.

Đối với xã hội người Khmer thì khác. Dù theo chế độ mẫu hệ, tôn trọng phụ nữ, nhưng phụ nữ Khmer không có truyền thống phụ nữ có nhiều chồng và có rất nhiều quyền lực đến tận thế kỷ XIV. Zhou Daguan (Tcheou Ta Kouan – Chu Đạt Quan) là người có chuyến đi sứ đến Kampuchea vào năm 1296 có viết lại rằng: «Trong gia đình của người Khmer, mỗi khi có bé gái được sinh ra, cha mẹ thường không quên cầu khẩn rằng xin cho ngày sau con có được nhiều chồng, có hằng trăm, hàng ngàn chồng».  

Mẫu hệ Khmer không chỉ là quyền lợi của phụ nữ Khmer mà còn là chế độ xã hội của người Khmer từ thời nguyên thủy. Người Khmer thừa hưởng truyền thống này từ tổ tiên Munda của mình. Mẫu hệ của người Khmer thiên về việc tôn kính và biết hơn «Me Ba», tức Mẹ - Cha. Mẫu hệ của người Khmer không chỉ là một chế độ quản lý nhà nước mà còn là một chủ nghĩa của toàn dân tộc Khmer. Ở xã hội của người Khmer, Mẹ có vai trò và vị trí cao nhất trong mọi trường hợp. Đối với người Khmer, mẹ là người lãnh đạo, là vua, và cũng là lãnh đạo tinh thần (vị thần thánh).  

Mẹ là người lãnh đạo
Người Khmer gọi mẹ là «me» (từ này sau biến đổi thành mae) và trong xã hội của người Khmer, mẹ giữ vai trò là người lãnh đạo. Để người Khmer không quên vai trò lãnh đạo của người mẹ, người Khmer gọi mẹ là «me». «Me» trong tiếng Khmer có 2 nghĩa: (1) người mẹ, (2) người lãnh đạo, người quản lý.

«Me» là mẹ có trong các từ « Mekong » nghĩa là dòng sông mẹ (Kongkea là nước, Kongk là sông), «Me Morn» nghĩa là Gà mẹ, …

«Me» nghĩa là người lãnh đạo, người quản lý trong các từ «Me Top» nghĩa là Tướng soái (người lãnh đạo lính), «Me Srok» nghĩa là người lãnh đạo srok – huyện trưởng, «Me khleang» nghĩa là người quản lý, trong coi kho – trưởng kho. Người Khmer gọi cấp trên là «me» chứ không gọi là anh, chị hay «đồng chí» như người Yuon.

Người Khmer tự gọi chính dân tộc mình là Khmer (Kh + Me + R), có nghĩa là người dưới quyền của «me» (mẹ) (Đã trình bày ở các kỳ trước).

Phương pháp tâm lý làm cho người Khmer tự hạ mình dưới quyền của người lãnh đạo (hay có thể nói là tẩy não) là một vấn đề không hề lạ lẫm. Từ thời Munda, người Khmer dùng từ «Anh» (អាញ់ - Aññ) nghĩa là «Tao» để gọi bản thân. Từ này vẫn được dùng cho đến thời kỳ Angkor. Đến thời kỳ người Khmer lấy Phật giáo Theravāda làm quốc giáo người ta buộc người Khmer dùng từ «Khnhum» (ខ្ញុំ) nghĩa là «Tôi», «kẻ tôi tớ» để gọi bản thân mình. (Yuon cũng có trường hợp này, dùng từ «tôi» hay «tớ» là từ chỉ kẻ hầu hạ, phục dịch để gọi bản thân). Nhà sư Khmer thì không dùng từ «Khnhum» để gọi mình mà dùng từ «Atma» (អត្មា) là từ gốc Sanskrit có nghĩa là «mình» .

Mẹ là nữ vương
Chế độ chính trị đầu tiên của người Khmer là chế độ quân chủ dưới sự cai trị của một nữ vương tương tự như chế độ mẫu hệ của người Munda. Cho đến nay, người ta vẫn chưa biết được lịch sử các vị nữ vương của người Khmer, tuy nhiên người ta biết rất rõ về vị nữ vương cuối cùng của người Khmer, trị vị khoảng năm 50 Tây lịch và được người Khmer gọi là «Yeay Liu» (Đã đề cập ở chương VI).

Sau khi Brahma Kaundin trở thành quốc vương của người Khmer và Yeay Liu trở thành Hoàng hậu thì phụ nữ Khmer vẫn còn giữ được địa vị cao trong xã hội và đế độ mẫu hệ vẫn còn sức ảnh hưởng.

Không những thế, vua Kaundin là người thành lập nhà nước mới và hoàng hậu Yeay Liu lại là người thành lập triều đại mới này với tên gọi là «Sauma Vaingsa» (សោមា​វាំង្សា) theo thên Sauma của Ngài.

Mẹ là một vị thần
Khởi thủy, người Khmer cũng như người Munda, không theo bất kỳ một tôn giáo nào, cũng không có niềm tin vào bất kỳ vị thần linh nào. Cũng như tổ tiên Munda của mình, người Khmer tôn thờ «Me – Ba», tôn thờ «Đất – Nước» và «Néak Ta». Thuận theo niềm tin của dân tộc, người Khmer nâng «Me – Ma» lên cấp độ thần thánh.


Phạm trù «Me» được người Khmer cụ thể hóa bằng hình ảnh «Néang Konghing» (នាង​គង្ហីង) và hình ảnh «Ba» được cụ thể hóa bằng hình ảnh «Cá Sấu» (ក្រពើ – Kraper). Người Khmer tôn thờ hình ảnh này như thần thánh.

Neang Konghing là hình ảnh một người nữ có tóc dài đến tận gót chân. Kraper là hình ảnh một con cá sấu hoặc một lá cờ có hình dáng như con cá sấu được gọi là «Cờ Cá Sấu» ( ទង់​ក្រពើ - Tǒng Kraper).

Từ sau khi có sự xâm nhập của nền văn hoá người Arya cùng với sự cai trị của Brahma Kaundin, chế độ mẫu hệ mà người phụ nữ có vai trò là mẹ, là người lãnh đạo quốc gia và là một vị thần linh dần dần bị suy yếu và mất hẵn vào năm 1336, là thời điểm mà Phật giáo trở thành quốc giáo của người Khmer.

Người Arya không có huyết thống với người Munda, tức không có quan hệ với người Khmer. Người Arya có nguồn gốc ở phía Tây Mongolia. Họ tự đặt tên mình là Arya, có nghĩa là cao cả, thượng đẳng.

Brahma (Bà La Môn) Giáo thịnh hành trong xã hội Khmer từ năm 50 đến năm 1336, Tây lịch. Tôn giáo này hoàn toàn không phân biệt nữ giới. Ngược lại, tôn giáo này rất cần nữ giới. Mỗi vị thánh của tôn giáo này, từ Shiva, Brahma hay Vishnu đều có một hay nhiều người vợ cả. Hình ảnh phụ nữ là thần thánh không nhiều vô số, ví dụ như các vị tiên, các Apsara (nữ vũ công của các thần linh). Hình ảnh hơn 2000 Apsara được khắc trên đền Vishnu Loka (hay còn gọi là Angkor Wat) cũng là sự đánh giá rất cao về vai trò của phụ nữ trong xã hội của người Khmer.

Dưới xã hội Brahma Giáo, phụ nữ Khmer có rất nhiều quyền tự do. Zhou Daguan có viết như sau: «Khi họ đến tuổi trưởng thành, sau khi thực hiện nghi thức «Chén Tian» (ឆាន់ទាន), phụ nữ có quyền tự do đi lại mà không hề bị bất kỳ ai cấm cản hay kiểm soát cả. Người nam có quyền ăn nằm với người nữ mà anh ta yêu thích trước khi lấy cô gái làm vợ. Truyền thống người Khmer không xem đây là điều hổ thẹn hay lạ lẫm gì cả».

Việc Kaundin lên ngôi vua và lấy Yeay Liu làm hoàng hậu cho thấy sự sáng suốt của Ngài vì hình ảnh Yeay Liu trên ngai vàng là một biểu tượng cho người dân thấy được sự tồn tại của chế độ mẫu hệ và dễ dàng chấp nhận vị quốc vương đâu tiên này.
13 thế kỷ sau khi Kaundin lên ngôi, các quốc vương vẫn giữ các đặc điểm của nữ giới như việc sơn bàn tay, bàn chân màu đỏ, đính hoa trên búi tóc, đeo hoa tai, đeo vòng cổ bằng ngọc và dùng các từ dành cho nữ giới như Jas (ចាស៎ - vâng, trong khi nam giới dùng từ bat – បាទ), … Quốc vương có 400 vệ sĩ là nữ giới và 4000 nữ tỳ. Tất cả những điều này chỉ để người dân thấy rằng giai cấp thống trị vẫn tôn trọng chế độ mẫu hệ.

Phật giáo du nhập vào xã hội người Khmer vào những năm đầu Tây lịch nhưng chính thức trở thành quốc giáo vào năm 1336. Brahma giáo bị thất sũng và bị phá hủy hoàn toàn. Các Brahma (Bà La Môn – giai cấp tu sĩ của Bà Là Môn giáo) bị giết hại hoặc phải chạy trốn khỏi vương quốc. Cũng từ thời điểm đó, vị thế của phụ nữ không hoàn toàn thay đổi.

Đối với Phật giáo, phụ nữ là nguồn gốc của mọi dục vọng (តណ្ហា – Taṇhā) và các dục vọng này là nguồn gốc của mọi đau khổ (ទុក្ខ – Dukkha). Như vậy, muốn thoát khỏi mọi đau khổ phải diệt trừ dục vọng và nguồn gốc của nó, là phụ nữ. Trong Phật giáo, tu sĩ không được phép nhìn phụ nữ. Người ta cũng thấy rằng trong các sách của Phật giáo, phụ nữ hoàn toàn không được tôn trọng và không được đán giá cao.

Ông Hermann Oldenberg trong cuốn Bouddha, vie et religion viết rằng: «Trong các sách của Phật giáo, người ta đề cập rất nhiều đến các việc lừa đão, gian manh của phụ nữ được ra và trong những quyển sách đó người ta đề cập đến bản chất phụ nữ đen tối, bí ẩn như đường đi của con cá trong nước vậy. Phụ nữ là những người với tâm xấu xa, gian xảo, không thể nào tin được. Đối với phụ nữ, sự thật cũng như sự giả dối, giả dối cũng tương đương với sự thật, …»


Với tư tưởng đối với phụ nữ như thế này, người ta dễ dàng biết được tại sao phụ nữ Khmer mất đi địa vị vốn có của mình. Cũng bởi lý do đó mà chế độ mẫu hệ cũng mất đi trong xã hội của người Khmer đến tận ngày nay.

0 Response to "Lịch sử dân tộc Khmer - Chương VII Chế độ mẫu hệ Khmer"

Post a Comment

Most Popular

Most read this month