Nhân loại kính ngưỡng người Khmer vì sự đồ
sộ và độc đáo của đền Angkor, và cũng có thể thế giới cũng khen ngợi người Khmer
với nền văn minh rực rỡ ; văn hóa phong phú ; khoa học, nghệ thuật phát triển. Tuy
vậy, dường như thế giới chưa thật sự biết đến những đặc điểm độc đáo của người Khmer.
Nhiều ngàn năm trước Tây lịch, nhiều thế
kỷ trước khi người Ấn Độ mang nền văn hóa của người Arya (văn hóa Brahma) đến,
xã hội người Khmer đã đạt được kiến trúc cao cấp và phát triển ổn định. Tư tưởng
của người Khmer, theo các thời kỳ được hình thành, phát triển và áp dụng đạt được
nhiều thành tụ rực rỡ. Tư tưởng của người Khmer khác hoàn toàn tư tưởng các nước
láng giềng và hoàn toàn độc lập với hai nền văn minh lớn Đông phương là văn
minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa. Nói cho đúng hơn, tư tưởng xây dựng xã hội của
người Khmer mang những đặc điểm độc nhất, không hề giống bất kỳ một quốc gia
nào trên thế giới.
Chúng ta có thể chứng minh sự phát triển
và đặc điểm nổi bật của dân tộc Khmer bằng việc căn cứ vào 3 lĩnh vực khoa học:
Toán học (គណិតសាស្ត្រ)
Triết – Siêu hình học (បរមត្ថវិទ្យា)
Tôn giáo (សាសនា)
i. Toán học (គណិតសាស្ត្រ)
Là bộ môn khoa học về số, đo, đếm và
tính.
Số là ký tự được sử dụng được viết để xác
định số lượng. Mỗi dân tộc khác nhau, số có những đặc điểm khác nhau. Các dân tộc
Pháp, Anh không có ký tự ghi số. Người ta thường sử dụng các ký tự 1 2 3 4 5 6
7 8 9 là số. Chúng là chữ số của người Arab. Riêng chữ số «0» sau này mới được
sử dụng. Nó có nguồn gốc từ Ấn Độ mà ban đầu nó được viết là thành một dấu chấm
lớn như «•» gọi là «điểm» (theo Louis Renou và Jean Filliozat trong cuốn L'Inde
classique).
Người Roman sử dụng 7 ký tự ghi số là I =
1, V = 5, X = 10, L = 50, C = 100, D = 500, M = 1,000. Với 7 ký tự này, người
ta viết các ký tự này với nhau theo thứ tự trước, sau để tạo viết các số lượng
khác như: II = 3, IV = 4, VIII = 8, …
Hầu hết các dân tộc trên thế giới sử dụng
hệ thập phân, hay còn gọi là hệ đếm cơ số 10. Tức lấy 10 làm căn cứ đếm số lượng.
1 = 1/10, 2 = 2/10, 3 = 3/10. Người ta cũng nhân với 10 để có những số cơ sở lớn
10 như 20, 30, 40, … Người Ấn, người Trung Hoa, và các dân tộc thừa kế nên văn
hóa của Ấn Độ, Trung Hoa như Cham, Malaysia, Nhật, và Yuon đều sử dụng hệ đếm
cơ số 10 này.
Người Khmer sử dụng hệ ngũ phân, tức hệ đếm
cơ số 5. Người Khmer sử dụng hệ ngũ phân trên cơ sở so sánh với số ngón tay của
một bàn tay. Riêng số «0» được du nhập từ văn hóa Ấn Độ. Người Khmer đếm Mouy =
1, Pi = 2, Bey = 3, Buon = 4 và Pram = 5, và các số lớn hơn là Pram Muoy = 5 +
1 = 6, Pram Pi = 5 + 2 = 7, Pram Bey = 5 + 3 = 8, Pram Buon = 5 + 4 = 9.
Zhou Daguan cũng nhận thấy sự khác biệt
trong cách đếm của người Khmer so với người Trung Hoa.
ii. Triết – Siêu hình học (បរមត្ថវិទ្យា)
Là môn khoa học nghiên cứu sự hình thành
của vũ trụ, nghiên cứu về linh hồn, thần linh, và đời sống của con người sau
khi chết, …
Phải thừa nhận rằng chỉ có các dân tộc
văn minh phát triển cao mới chú ý đến việc nghiên cứu các phạm trù thuộc lĩnh vực
khoa học này. Đối với các dân tộc có nền văn minh ít phát triển hoặc không có nền
văn minh thì chỉ đơn giản là tin vào một linh hồn có khả năng bảo vệ hoặc phá
hoại nào đó như «hồn ma» chứ không thể xây dựng một hệ thống các giá trị tâm
linh.
Người Khmer tin rằng có tồn tại «linh hồn».
Điều này hoàn toàn không có gì là khác lạ vì có rất nhiều dân tộc trên thế giới
tin tưởng như vậy. Tuy nhiên đối với người Khmer đặc điểm khác lạ, nổi bật nhất là vị trí của linh hồn.
Linh hồn con người tồn tại ở đâu?
Người Ai Cập tin rằng linh hồn của con
người nằm ở trái tim. Do tin như vậy, trong cái Kim tự tháp – những ngôi mộ của
Paraoh – người Ai Cập đặt những cái keo thủy tinh có chưa tim của vị hoàng đế
bên cạnh cái xác của ngài. Người ta tin rằng khi vị hoàng đế lên thiên đường
thì linh hồn của ngài cũng có được theo đó lên thiên đường.
Đối với người Ấn Độ và sau đó là các dân
tộc Âu Châu thì linh hồn cũng nằm ở trong tim của con người. Ở Pháp, năm 1789,
lực lượng cách mạng sau khi đã cắt đầu vua Louis 16, người cũng đem tim của ông
bỏ vào một hủ thủy tinh. Người ta tin rằng việc bảo vệ quả tim là để bảo vệ
linh hồn của ông khỏi tai họa.
Dân tộc bản địa ở đảo Pâques nằm giữa
Thái Bình Dương thì tin rằng linh hồn nằm ở đầu. Trước khi chiến đấu, họ thường
chặt đầu tượng tất cả các thần linh của kẻ thù. Họ tin rằng làm như vậy là họ
đã giết được thần linh của kẻ thù và kẻ thù sẽ không còn ai bảo hộ nữa.
Người Khmer cho rằng linh hồn nằm ở gan. Trên thế giới, chỉ có
duy nhất người Khmer tin rằng linh hồn nằm ở gan.
Khi người Khmer yêu thích một ai đó, người
ta sẽ gọi người đó là «Ah Thlerm» (អាថ្លើម - Thằng gan), cũng như
việc người Phát gọi người mà họ thương mến là «cœur» (trái tim) vậy. Người Khmer
cũng nói «Chet muoy – Thlerm muoy» (ចិត្តមួយ
ថ្លើមមួយ
– Một
lòng một gan) để chỉ sự trung thành, chung thủy với một người nào đó. Trong tiếng
Khmer «Thlerm» (ថ្លើម – Gan) được sử dụng rất
nhiều như:
Chet muoy thlerm muoy (ចិត្តមួយថ្លើមមួយ
- một lòng một gan) = Chung thủy, Trung thành.
Ort thlerm (ឥតថ្លើម
- không có gan) = Vô tâm, thờ ơ.
Thlerm thum (ថ្លើមធំ
- gan lớn, to gan) = hỗn láo.
Thlerm khmau (ថ្លើមខ្មៅ
- gan đen) = xấu xa, độc ác.
Louk thlerm (លូកថ្លើម
- bốc gan) = Xúc phạm uy tín.
Si thlerm (ស៊ីថ្លើម
- ăn gan) = Giết.
Từ «Si thlerm» (ស៊ីថ្លើម
- ăn gan) gây không ít hiểu lầm đối với những người không biết về văn hóa Khmer.
Trong cuộc chiến từ năm 1970 – 1975, nhiều nhà báo phương Tây chứng kiến việc
binh lính người Khmer giết chết kẻ thù rồi lấy gan kẻ thù ăn. Họ cho rằng những
binh lính Khmer này ăn thịt người. Kỳ thực Khmer không có tập tục ăn thịt người
vì nếu có ăn thì người ta sẽ ăn các phần có nhiều thịt, tức là phần «ngon hơn» chứ
không chỉ ăn phần gan. Binh lính Khmer ăn gan kẻ thù vì họ tin rằng họ đã giết
được linh hồn của kẻ thù sau khi đã giết chết «cái xác» của kẻ thù bằng súng đạn.
Dù rằng ăn gan người, nếu so sánh với xã hội văn minh của nhân loại là một hành
vi không đúng đắn nhưng nó không phải là hành vi của tập tục ăn thịt người.
Tôn giáo (សាសនា)
Người Khmer có tín ngưỡng riêng của mình.
Điểm đặc biệt là người Khmer không tin vào một vị thần linh nào cả. Brahma giáo
được du nhập vào xã hội của người Khmer từ thế kỷ thứ I và tồn tại đến thế kỷ
thứ XIV, Tây lịch không phải là tôn giáo bản xứ của người Khmer mà là tôn giáo
của người Arya được truyền vào lãnh thổ của người Khmer theo Brahma Kaundin hồi
năm 50 Tây lịch. Phật giáo cũng như Brahma giáo cũng không phải là tôn giáo bản
xứ của người Khmer mà là tôn giáo được du nhập từ người Arya. Phật giáo, ban đầu
là Mahāyāna và sau này là Theravāda trở thành quốc giáo và là tôn giáo thống
trị trong xã hội của người Khmer từ năm 1336 đến nay.
Tín ngưỡng của người Khmer được phát triển
dựa trên nền tảng là sự biết ơn đến những đấng có ơn chứ không phải là sự tôn
thờ một đấng thần linh nào đó để chờ đợi khi linh hồn rời khỏi thể xác sẽ được
đấng thần linh đó bảo vệ như các tôn giáo khác. Trong đó, người Khmer hướng đến:
«Me - Ba» là cha và mẹ
«Thorney – Tirk» (ធរណី -
ទឹក), và được người Khmer cụ thể hóa bằng
hình ảnh của Néang Konghing và Kraper (cá sấu – đã đề cập ở chương trước).
«Néak Ta» (អ្នកតា)
là người bảo vệ lãnh thổ và người dân Khmer.
Mãi cho đến ngày nay, tuy được thực hành
với những hình thức khác nhau cũng như được hòa trộn với các hình thức của Phật
giáo việc thờ kính các đấng có ơn này vẫn còn tồn tại trong xã hội của người Khmer.
Kỳ sau: Tín ngưỡng của người Khmer
0 Response to "Lịch sử dân tộc Khmer - Chương VIII Đặc điểm nổi bật của dân tộc Khmer"
Post a Comment