LƯỢC SỬ VÙNG ĐẤT KAMPUCHEA KROM - Phần Bốn - Lịch Sử Đấu Tranh - Tiếp theo



Cũng xin nhắc thêm, trong Hội nghi Genève năm 1954, bàn về vấ đề Indochina, Ngài Tep Phorn là đại diện phái đoàn Vương quốc Kampuchea có bài phát biểu tại Hội nghị và gửi thông điệp tuyên bố quyền của Kampuchea trong việc đòi lại vùng đất Kampuchea Krom và cũng đưa ra các bằng chứng khẳng định Kampuchea Krom (Cochinchine) là lãnh thổ của người Khmer.

Trong thông điệp, Ngài Tep Phorn khẳng định “về phương diện khảo cổ, các đền đài, tháp làm từ đồng, đá, chùa chiềng Phật giáo, các paisaraaṭṭhāna (Một công trình nhà ở dùng để tiếp khách tương đương với nhà khách của cơ quan nhà nước hay nhà khách trong các chùa) làm từ gạch đá và các bia đá khác đẳng định rõ ràng về sự hiện diện của người Khmer từ lâu đời trên vùng đất này

Về chứng cứ khảo cổ khẳng định chủ quyền của người Khmer trên vùng đất Kampuchea Krom, có thể đọc thêm bài GIẢI MÃ NỘI DUNG KHẮC TRÊN BIA ĐÁ TẠI CHÙA SAMBORRANSI tại đây

Gần đây, ông Sơn Tùng, người nghiên cứu về ngôn ngữ cũng đã chứng minh được rằng, người Khmer đã có mặt trên vùng đất đồng bằng sông Donnai từ ít nhất là trước thời kỳ Angkor. Ông nghiên cứu được rằng, người Khmer sống ở các vùng Rong Domrey, Tuol Tamok  (Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương) nói tiếng Khmer đặc tính tương đương với người Khmer ở Banteay Meanchey, Siemreap, Oddor Meanchey (Hiện nay giáp biên giới ThaiLand)về âm vị. Trong khi đó, Banteay Meanchey nằm ở phía Tây, còn Đồng bằng sông Donnai thì nằm ở phía Đông, giữa hai khu vực địa lý này là lãnh thổ Kampuchea hiện tại, và người dân ở giữa hai khu vực này lại nói tiếng Khmer với âm vị khác. Điều này chứng tỏ, từ ít nhất là thời kỳ Angkor, người Khmer ở Banteay Meanchey kéo dài đến đồng bằng sông Donnai đều nói tiếng Khmer giống nhau.

Hơn nữa, cũng theo nghiên cứu của ông này, người Khmer ở Preah Trapeang (Trà Vinh) nói riêng và người Khmer ở Kampuchea Krom nói chung sử dụng rất nhiều tiếng Khmer cổ, và âm vị của tiếng Khmer Preah Trapeang thậm chí còn có niên dại cổ hơn thời kỳ Angkor nữa. Điều này chứng tỏ rằng, người Khmer đã có mặt tại vùng đất Kampuchea Krom từ rất lâu, trong khi mà dân tộc Yuon vẫn chưa hình thành nhà nước đầu tiên của họ, gọi là nhà nước Văn Lang (như trong sử Yuon viết).


Năm 1821, Ngài Oknha Sơn Kouy đã hy sinh, Ngài tự mình cho chính quyền Yuon chém đầu đổi lại, Yuon không được phá hoại Phật giáo, và tàn sát giống nòi của người Khmer. Thời đó, Yuon giết sạch người Khmer từng xóm, từng xóm một, phá hoại Phật giáo của người Khmer và ý đồ xóa bỏ truyền thống của người Khmer hết sức tàn bạo. 
Những anh hùng đã hy sinh vì dân tộc và tôn giáo Khmer Krom

Năm 1945, Yuon dồn hằng trăm ngàn người Khmer vào các kho lúa ở Teurk Khmau, và Polleav (tỉnh Minh Hải), mà nhiều nhất là ở huyện Yaray (Hộ Phòng, Giá Rai), rồi đổ xăng đốt giết. Sự kiện này cũng được Cộng sản Việt Nam ghi lại là năm 1945, khi quân Nhật suy yếu, quân Việt Nam đã tiến hành khán chiến chống Nhật, trong các hoạt động này có đốt cháy kho lương thực của quân đội Nhật. Không chỉ có người Khmer mà cả người Yuon theo đạo Kito (đơn cử là ông Francis Xavier Trương Bửu Diệp) cũng bị quân Việt Minh sát hại trong giai đoạn này.

Năm 1976, Yuon tiến hành đàn áp hết sức dã man phong trào đấu tranh đòi quyền tự do của người Kampuchea Krom. Những người biểu tình bị Yuon bắn chết ngay tại chỗ, bắt tra tấn hết sức man rợ. Yuon cho tử hình những người Khmer nào mà Yuon cho là người cầm đầu phong trào đấu tranh, trong đó có ông Thạch Kinh, Ông Thạch Điệc và ông Kim Rỵ.

Từ năm 1985 đến năm 1987, Chính quyền Thực dân Yuon thực hiện chến dịch diệt chũng người Khmer lêm một lần nữa mà chúng gọi là KC50. Chúng cho đóng cữa các trường dạy tiếng Khmer, bắt bỏ tù và hành hạ hàng vạn nhân sĩ, trí thức Khmer. Cũng trong chiến dịch này, chúng đã bắt bỏ tù, hành hạ, tra tấn tăng sư và nhân dân Khmer Krom 4,248 (bốn nghìn hai trăm bốn mươi tám) người và giết hại hàng ngàn người khác nữa, trong đó có Ngài Đại Đức Kanta Dharmo Kim Tốc Chân, Tăng Trưởng Tăng Đoàn tỉnh Preah Trapeang (Trà Vinh) và là Tăng thống Tăng Đoàn Khmer Kampuchea Krom là người chỉ đạo phong trào đấu tranh của Tăng-già và nhân dân Khmer đòi quyền bình đẳng và quyền học chữ Khmer. Chính quyền Yuon đã bắt Ngài hoàn tục, bắt giam và tiêm thuốc độc giết Ngài vào năm 1987. Ngài Giáo sư Hanh Sovann, Hiệu trưởng trường Phật học ở Kampuchea Krom cũng bị chính quyền Thực dân Yuon bắt giam và tra tấn dã man và bỏ đói Ngài cho đến chết trong nhà tù cũng vào năm 1987 này.
Xin mi xem tiếp phn tiếp theo.

0 Response to "LƯỢC SỬ VÙNG ĐẤT KAMPUCHEA KROM - Phần Bốn - Lịch Sử Đấu Tranh - Tiếp theo "

Post a Comment

Most Popular

Most read this month