Bia
đá này dài 1.7m, ngang 4.8cm và dày 0.9cm, nặng khoảng 500kg.
Cách
trung tâm tỉnh lỵ Trà Vinh khoảng 40 cây số, Cầu Kè là huyện có người Khmer
sinh sống đông đảo, có 22 trong tổng số 141 chùa Khmer toàn tỉnh Trà Vinh. Các
chùa như Chùa Maha Boddhivana (Chùa Ta Thiev) xây dựng năm Thường lịch 1367,
Chùa Patumsagor (Chùa Kampong Spean) xây dựng năm Thường lịch 1818, Chùa
Ratanatiparam Koh Keo (Chùa Ormech) xây dựng năm Thường lịch 1657, Chùa Patum
Krapumratn Kesor Bupphachampameas (Chùa Samneng Thom), xây dựng năm Thường lịch
1364, …
Riêng
chùa Chùa Samborransi hay còn gọi là Chùa Sambua, được xây dựng hồi năm Phật lịch
917, Thường lịch 373 tại ấp Ta Khau (Trà Kháo), xã Kra Sang (Hòa Ân), Huyện
Kampong Spean (Cầu Kè), tỉnh Preah Trapeang (Trà Vinh). Tính đến nay, chùa đã
được 1640 năm tuổi. Nếu căn cứ vào danh sách các chùa Khmer ở Kampuchea Krom
thì Chùa Samborransi là chùa được xây dựng trước tiên nhất ở Kampuchea Krom.
Chùa Samborransi hay còn gọi là Chùa Sambua |
Hiện
tại Chùa còn lưu giữ một bia đá có chiều dài 1.7m, ngang 4.8cm, dày 0.9cm, nặng
gần 500kg. Bia đá này có khắc một dòng chữ Khmer cổ, ngoài các nhà khảo cổ học
ra, không ai có thể đọc được nội dung dòng chữ này. Tuy nhiên dòng chữ này đã
được các nhà nghiên cứu Pháp biết từ lâu, đã được trình bày trong hồ sơ của Viện
Viễn Đông Bác Cổ (Bulletin de l’ecole Francaise l’Extrieme Orient XIX) hồi năm
1919. Khi đó chùa này có tên là Chùa Sambua, có thể là gọi tắt từ Samborransi,
và hiện nay, người dân địa phương cũng quen gọi chùa là Chùa Sambua. Dòng chữ
Khmer cổ này có nội dung là tiếng Sanskrit đã được ông George Seidel dịch sang
tiếng Pháp và được Giáo sư Angle Lien viết bằng chữ Khmer hiện đại là ភោគីន្ទ្រាស្យ សហស្រនិស្សត ចលជ្ជិហ្មាត
ទិច្ចុម្វិត (Bhogintreasya
sahasranissata calajjihmata ticcumbita) nghĩa là "Do nhờ ánh sáng phát ra
từ một nghìn cái miệng của Chúa Rồng đến quét sạch chất nhơ".
Giáo
sư Angle Lien cũng khẳng định rằng cũng có một bia đá tương tự được tìm thấy ở
khu vực tỉnh Takeo hiện nay, có niên đại ở thế kỷ thứ 7 hoặc thứ 8, dựa trên những
phân tích văn tự trên bia đá đó thì nó có trước thời Angkor nữa. Bia đá này được
đánh số hiệu là K. 419.
Căn cứ vào nội dung của bia đá này thì Một nghìn vị Chúa Rồng mà người Khmer chúng ta vẫn tôn thờ từ xa xưa đã đến tỏa ánh sáng để quét sạch chất nhơ, bảo vệ toàn bộ Phật tử sống trong khu vưc này, thế nên chùa này mới có tên là Chùa Samborransi tức là Giàu Ánh Sáng (dịch Hán tự là Phú Quang: Sambor: Giầu có, nhiều, dư. Ransi: Ánh sáng, Quang). Có thể nói, bia đá này là linh hồn của Chùa Samborransi và là bằng chứng khẳng định Khmer Kampuchea Krom là chủ của Đế chế Phù Nam (Funan, Phnom) hay Kampuchea Krom ngày nay.
Chùa Samborransi có diện tích 11,170 km3, trãi qua 4 đợt trùng tu. Lần trùng tu gần đây nhất đã xây dựng Vihara (Chánh điện) mới dưới sự chủ trì của Trụ Trì Thạch Duông, và làm lễ Kiết giới Sima (Khánh thành) hồi năm 1998.
Nếu
căn cứ vào năm xây dựng Chùa và Lịch sử của người Việt cho biết triều Nguyễn đã
quản lý vùng đất Prey Nokor vào cuối thế kỷ 17, năm 1698, ta thấy rằng người Việt
đến vùng đất này sau thời điểm người Khmer Krom xây dựng chùa Samborransi là
1316 năm.
Bai viet rat hay nhung can kiem tra loi chinh ta. Chang han nhu phan dien tich chua nen sua lai la km2.
ReplyDeleteToi dat nuoc Campuchia krom con mang song cua toi nua
ReplyDelete