Có rất nhiều lý giải liên
quan đến việc mất Angkor, việc suy yếu dẫn đến tàn vong đế chế Khmer hùng mạnh
như «do mưa lụt ngập khu vực Angkor làm cho hư hại toàn bộ hệ thống kênh, ao
đào, ruộng vườn, làm cho người Khmer, một dân tộc chưa từng bị đói khổ phải chịu
thiếu thốn thức ăn, dẫn đến suy yếu, kiệt quệ và mất đi vương quốc». Ông
Georges Coedès, hồi năm 1947, trong quyển Pour mieux comprendre Angkor, là người
đầu tiên viết về vấn đề này như sau: «Có lụt lớn ở Angkor, và sự kiện đó vẫn nằm
trong các tiềm thức văn hóa của người Khmer». Đến năm 1961, ông A. Dauphin
Meunier khẳng định lại rằng: «Người Khmer gọi sự kiện này là nước ngập Angkor,
nó xảy ra dưới triều của đại đế Jayavarman đệ Bát».
Thực tế thì hoàn toàn
không có lũ lụt nào cả, và người Khmer cũng chưa hề nhắc tới sự kiện đó.
Theo ông Maurice Glaize
thì người đầu tiên nhắc đến sự kiện lũ lụt là ông Louis Finot, Giám đốc đầu
tiên của viện Viễn Đông Bác Cổ (École française d'Extrême-Orient) ở thành phố
Paris, nhưng nó lại hoàn toàn khác các giả thuyết trên. Ông này viết hồi năm
1908 rằng: «Vương quốc Khmer trở thành đại cường quốc vào thế kỷ thứ xii bắt đầu
trở nên suy yếu dần và hoàn toàn bị tàn lụi. Nguyên nhân của việc suy vong này
là sự xâm lấn của người Thái. Quá trình xâm lấn của dân tộc này như nước lũ vậy,
nó nhẹ nhàng, mềm mỏng như nước, đổi màu theo môi trường, lấy hình theo hình rừng
núi, chảy vào khắp nơi thành một mãng từ Nam Trung Hoa kéo đến xứ Lào, xứ Syam
và xứ Miến. Họ đánh cả vương quốc Khmer và tạo một con sóng cao đánh ập lên xứ
sở có nền văn minh phát triển rực rỡ».
Giả thuyết thứ hai nói về sự suy tàn của
Angkor là «bệnh» xây dựng đền, tháp. Ông Georges Coedès viết rằng: «Các công
trình xây dựng lớn của vua chúa Khmer gây tổn thất đến một số lượng lớn tài sản
quốc gia và cuối cùng trở thành gánh nặng của dân chúng. Đội quân xây dựng, thợ
đá chẻ núi Kulen, đội khuân vác di chuyển những tảng đá khổng lồ, thợ xây sắp xếp
chồng các tảng đá, thợ điêu khắc, thợ trang trí đông như kiến. Tất cả những người
đó bị buộc phải xây dựng các đền đài để mang vinh quang cho nhà vua và cũng là
nơi mà những người này không có quyền bước vào khi hoàn thành… Đơn cử là vua
Jayavarman đệ Thất làm cho vương quốc kiệt quệ và không còn sức lực nào chống
chọi với sự xâm lăng của láng giềng»…
Việc đổ cho vua
Jayavarman đệ Thất trách nhiệm làm suy tàn Angkor là hoàn toàn không đúng. Người
ta biết rằng vua Jayavarman đệ Thất băng rồi năm 1221, còn người Syam bắt đầu
đánh chiếm đất Khmer là vua Thái Sukhothai, năm 1238 và đánh chiếm Angkor hơn
100 năm sau khi vua Jayavarman đệ Thất, năm 1352. Về các chi phí quốc gia,
Jayavarman cho xây dựng các con đường lớn dài hằng trăm ki-lô-mét, xây nhiều cầu
bằng đá, cung cấp kinh phí cho 121 trường trung học và đại học, nuôi 2,898 học
sinh ở các trường trung học và hằng ngàn sinh viên của trường Đại học, ngoài ra
đức vua còn cho xây 102 bệnh viện phục vụ dân chúng, …
Xây dựng đền tháp không
phải là nguyên nhân dẫn đến Angkor suy vong.
Giả thuyết thứ ba về sự suy tàn của Angkor
«Không có luật quy định rõ ràng về việc chọn vua mới khi vua cũ băng hà», đây
là lý do dẫn đến những mâu thuẩn trong nội bộ hoàng tộc và tranh chấp phát sinh
liên tục mỗi khi có việc thay đổi vua (theo Jean Delvert trong cuốn Histoire du
Cambodge). Giả thuyết này là hoàn toàn đúng với diễn biến ở srok Khmer ở cuối
thời kỳ Angkor, tức là bắt đầu từ thế kỷ thứ xiv. Angkor suy tàn hoàn toàn
không phải bởi lý do này. Việc giành ngôi vua diễn ra trong thời kỳ Angkor do
tôn giáo khác nhau. Rutréah Varman giết anh mình do vua theo Phật giáo, sự kiện
tương tự cũng diễn ra với vua Soryéah Varman đệ Nhất và vua Srey Intréah Varman
do vua theo Phật giáo. Việc giành ngôi là do người ta muốn đưa Phật giáo lên
làm quốc giáo thay thế Brahma giáo.
Thực tế, việc nền vương
quốc Angkor bị suy tàn và sự biến mất của đế chế Khmer hùng mạnh là do hai
nguyên nhân dưới đây:
Chủ quan: Việc lấy Phật giáo làm
quốc giáo thay cho Brahma giáo.
Khách quan: Chính sách của người Tầu
cùng với sự xuất hiện và phát triển của Syam.
Nguyên nhân chủ quan:
Chiến tranh tôn giáo. Nguyên nhân lớn nhất dẫn
đến sự suy vong của đế chế Angkor là chiến tranh tôn giáo giữa người Khmer theo
đạo Brahma (Bà La Môn) và người Khmer theo đạp Phật giáo Mahāyāna (Đại Thừa). Vua
Jaya Varman đệ Thất (ជ័យវរ្ម័នទី៧) xây dựng đất nước hưng thịnh
được là do đức vua theo Phật giáo Mahāyāna, nhưng chính quyền của ngài không chống
lại những người theo Brahma giáo. Ở đền Bayon, người ta thấy tượng Lokesvara (លោកេស្វរ
- Quán Thế Âm) cùng với thần Vishnu (វិស្ណុ) và thần Shiva (សិវៈ).
Chiến tranh tôn giáo phát sinh sau khi vua Jaya Varman đệ Thất băng hà vào năm
1221. Con của vua Jaya Varman đệ Thất là «Taméalintah» (តមលិន្ត) đi tu được 6 năm và trở
lại Angkor, và ngài cố gắng phát triển Phật giáo Hinayāna (Tiểu Thừa). Phật giáo Hinayāna tin rằng «Không hề có thần thánh» và các thần Brahma, Vishnu, Shiva cũng
hoàn toàn không có thật. Niềm tin mới này ảnh hưởng rất lớn đến Brahma giáo, mâu thuẫn phát sinh giữa những nhóm người có
niềm tin khác nhau và những cuộc chiến không thể tránh được.
Phản ứng đầu tiên của người
theo Brahma giáo đối với người theo Phật giáo Hinayāna phát sinh dưới triều của vua
Jayavarman đệ Bát (ជ័យវរ្ម័នទី៨) và ngày nay, những dấu
vết của sự kiện này vẫn còn sót lại trong các đền cổ. Trong tháp Bayon, tượng
Phật được vua Jaya Varman đệ Thất đúc tạc bị người ta hạ xuống hồ nước ở phía
dưới. Phản ứng này không chỉ có tượng đá bị thiệt hại mà còn bị thiệt hại về
người làm cho triều đình và xã hội Khmer có nhiều mâu thuẫn. Đỉnh điểm của mâu
thuẫn này là vào năm 1295 khi mà vua Jaya Varman đệ Bát bị con rễ và là tướng
soái theo đạo Phật truất ngôi. Tất cả những sự kiện này đều được Zhou Daguan
thuật lại trong sách của mình.
Sau Jaya Varman đệ Bát là
vua Srey Intréah Varman (ស្រីឥន្ទ្រវរ្ម័ន).
Đây là thời kỳ mà người theo Phật giáo trả thù những người theo Brahma giáo hết
sức ác liệt. Tất cả các đền tháp của Brahma giáo bị phá hủy, người ta đập phá đầu
các thần giáo được những người theo đạo Brahma tạc mới và đặt trên phần thân
các tượng Phật trước đó. Bức tượng vua Soryéah Varman đệ Nhị được khắc dưới dạng
thần Vishnu (xin xem thêm phần Thiên Vương – Teavéah Réach) được thờ trong đền
Vishnuloka (Angkor Wat) bị người ta hạ xuống và phá hủy. Người ta cũng bắt đầu
lập các bia đá viết chữ Pali. Srey Intréah Varman không trị vì lâu dài, năm
1307, đức vua từ bỏ ngai vàng và tu ẩn dật trong núi sâu.
Người kế vị vua Srey
Intréah Varman và vua Srey Intréah Jaya Varman (ស្រីឥន្ទ្រជ័យវរ្ម័ន)
trị vì từ năm 1307 đến năm 1327 và vua Jaya Varman đệ Cửu (ជ័យវរ្ម័នទី៩)
trị vì từ năm 1327 đến năm 1336. Hai vị vua này theo đạo Brahma và bắt đầu thực
hiện các chính sách khắc khe và trả thù những người theo Phật giáo. Đến năm
1336, một người tên Jaya ( hay Chey ជ័យ) theo Phật giáo Hinayāna ám sát vua Jaya Varman đệ Cửu. Theo
truyền thuyết thì người này chính là «Ta
Trasok Paem» (Ông Dưa Gan - តាត្រសក់ផ្អែម),
người thành lập vương triều tồn tại và trị vị đến tận ngày nay.
Lần này Phật giáo giành
thắng lợi và trở thành tôn giáo thống trị đến ngày nay. Người ta phá hủy tất cả
những gì liên quan đến Brahma giáo. Hiệu vua Varman (វរ្ម័ន)
biến mất. Các Brāhman bị giết hại, số khác
phải trốn chạy ra khỏi vương quốc Khmer. Tiếng Sanskrit không còn được sử dụng
nữa và thay vào đó là tiếng Pali. Bia đá được khắc bằng tiếng Sanskrit cuối
cùng là của vua Jaya Varman đệ Cửu, khắc vào năm 1327 còn sót lại ở đền Bayon. Ngôn
ngữ chính thức được sử dụng là Pali. Tất cả các thư tịch được viết bằng tiếng
Sanskrit, các Asrom (trường học), các đền tháp đều bị xóa bỏ hoàn toàn.
Những người có hiểu biết
rộng và và phụ trách các công việc nhà nước thường có liên hệ với hoàng gia đều
bị giết hại hoặc bỏ trốn. Cuộc cách mạng 1336 này xóa bỏ trật tự xã hội
và cấu trúc nhà nước của các triều đại trước về Chính trị, Quân sự, Tôn giáo,
Kinh tế, Văn hóa, … Sau nhiều biến cố trong nước, Vương quốc Khmer trở nên suy
yếu trầm trọng. Trong thời gian 100 năm nội chiến của người Khmer, người Syam
không cần bất kỳ công sức nào, thôn tín được
tất cả các tiểu quốc dưới quyền cai trị của vua Angkor trãi dài từ biên giới
Yunan (Vân Nam) đến tận Malaysia ngày nay.
Cuối cùng, lợi dụng sự
suy yếu của người Khmer sau năm 1336, người Syam đánh bật Angkor và chiếm được
kinh đô của vương quốc Khmer vào năm 1352, tức 16 năm sau sự chấm dứt của các
vua dòng «Varman».
Nguyên nhân khách quan:
Nguyên nhân khách quan dẫn
đến sự suy tàn và biến mất của Angkor gồm:
Chánh sách đối ngoại của
người Tầu
Chánh sách bành trướng của
người Syam
Chánh sách của Tầu
Từ khởi thủy, người Tầu
trung thành với một chính sách đối ngoại duy nhất, đó là không để quốc gia láng
giềng nào được lớn mạnh như mình. Người ta không thể đếm hết được số lần người
Tầu mang quân đánh các quốc gia láng giềng ở phía nam như: Yuon Annam, Champa
và thậm chí các vương quốc thuộc Malaysia và Indonesia ngày nay cũng từng bị Tầu
mang quân sang đánh.
Hồi thế kỷ thứ xiii,
không phải là người Tầu không muốn thử sức mạnh của vua Jaya Varman đệ Thất,
người cai quản vùng đất rộng lớn giáp biên giới với tỉnh Yunna (Vân Nam) của Tầu
mà do thời bấy giờ người Khmer rất hùng mạnh trong khi người Tầu có nội chiến
và người Tống không thể tiến quân được. Sau
khi vua Jayavarman băng hà, cùng với đó là sự thay đổi ở Trung Hoa. Năm 1260, Khubilai
(Хубилай, Yuon gọi là Hốt Tất Liệt)
trở thành Đại Hãn (vua) của đế quốc Mông Cổ. Ông này lập kinh đô ở Đại Đô (nay
là Bắc Kinh) vào năm 1262 và thành lập vương triều mới là vương triều Yuan
(Yuon gọi là Nguyên). Đến năm 1283, hoàng đế này sai tướng quân của mình là
Sogetu (Yuon gọi là Toa Đô), người vừa đánh chiếm Champa sang đánh vương quốc Khmer.
Toa Đô xuất quân từ tỉnh Quảng Tây tiến đến Sovanna Khet (Nay là Savanakhet thuộc
Lào), tuy nhiên do địa hình rừng núi hiểm trở nên đành phải rút quân. Vua Jaya
Varman đệ Bát, do bận cuộc chiến tranh tôn giáo nên đã quy hàng và chịu dâng cống
phẩm cho Kubilai hằng năm (theo Zhou Daguan). Cũng theo ông Zhou Daguan thì mặc
dầu vua Khmer xin hàng nhưng không hề dân cống phẩm, sứ đoàn của Zhou Daguan đến
Angkor chính là đòi các cống phẩm này.
Không thể đánh từ hướng
Đông, người Tầu bắt đầu tấn công vương quốc Khmer từ hướng Tây và thực hiện chánh
sách mới theo Binh pháp Tôn Tử (Đánh thắng trăm lần không bằng không đánh mà thắng).
Họ giúp đỡ cho Vương quốc mới của người Syam, vương quốc Sukhothai (thành lập
năm 1338) lớn mạnh và dùng vương quốc này đánh bại người Khmer. Năm 1387,
Khubilai đánh tan vương quốc Burma chia vương quốc này thành nhiều tiểu quốc và
để người Syam có cơ hội tự do sinh sống và di cư xuống phía nam và vào vương quốc
Khmer.
Chánh sách của Syam
Vua Ramkhamhaeng của Thái |
Syam bắt đầu thành lập trong vương quốc Khmer vào năm 1338 và phát
triển mạnh mẽ dưới thời Ramkhamhaeng (รามคำแหง) từ năm 1379 đến năm
1398. Do được sự hậu thuẩn về vũ khí từ Tầu và do người Khmer đang chìm trong
chiến tranh tôn giáo, người Syam mở mang mở cỏi hết sức mạnh mẽ, chiếm hết tất
cả các tiểu quốc từng phục tùng Angkor. Vua Syam tên là Uthong (อู่ทอง) dời đô về Ayuthya và
lên ngôi, lấy hiệu là Ramathibodi đệ Nhất (รามาธิบดีที่ 1) vào năm 1350. Đây là vị
vua đầu tiên thực thụ của vương quốc Syam. Năm 1351, vua Syam mang quân sang
đánh Angkor và chiếm được một năm sau đó (1352). Vua Khmer là «Srey Lompongs Reachea» (ស្រីលំពង្សរាជា) băng hà vì bệnh tật
ngay tại thời điểm Syam tiến đáng Angkor.
Syam quản lý Kinh đô Angkor
trong 5 năm, sau đó người Khmer đánh bại Syam và lấy lại được Angkor vào năm
1357, tuy nhiên Syam tiếp tục chiến tranh và chiếm lại Angkor vào năm 1394 dưới
sự chỉ huy của vua Ramesuan (ราเมศวร). Người Khmer vẫn không
tiếp tục chiến tranh. Đến năm 1431 Ponhea Yat (ពញាយ៉ាត)
cũng là người thuộc dòng dõi vua Srey Lompongs Reachea lấy lại được Angkor. Ponhea
Yat được tôn lên làm vua tại thành Angkor và lấy hiệu là «Soryaupor»
(សុរិយោពណ៌ - Nhật Sắc Vương). Năm 1432, nhằm tránh
xa người Syam và trốn tránh kẻ thù, vua Soryaupor quyết định bỏ Angkor dờikinh
đô ở Srey Santhor (ស្រីសន្ធរ) và cuối cùng đóng đô tại
«Chatomuk» (ចតុមុខ - Tứ diện) tức Phnom
Penh ngày nay.
0 Response to "Lịch sử dân tộc Khmer - Chương xxii - Sự suy tàn của Angkor "
Post a Comment