SÁCH ĐEN : Quan điểm của Khmer Đỏ về lãnh thổ Kampuchea Krom - Phần cuối


Sự đấu tranh giữa Kampuchea và Việt Nam về vấn đề biên giới Chính trị kể từ năm 1954 đến năm 1970

Trong khoảng thời gian từ năm 1954 đến năm 1970

Trong khoảng thời gian từ năm 1945 đến năm 1954, cách mạng Kampuchea đấu tranh với đường lối độc lập, tư chủ, tự quyết chống lại đường lối xâm lấn và thôn tín của Đảng (Cộng sản) Việt Nam.  Đây là cuộc đấu tranh hết sức dứt khoát và kiên cường. Cuộc đấu tranh này có thể được chia thành hai giai đoạn như sau:



Giai đoạn 1. Từ năm 1954 đến năm 1960
Trong gian đoạn này, lực lượng cách mạng của Kampuchea chưa có một chính đảng lãnh đạo nào có đường lối rõ ràng. Tuy nhiên, lực lượng cách mạng của Việt Nam tự cho mình quyền lãnh đạo cuộc cách mạng của Kampuchea, phong trào đấu tranh diễn ra ở cả hai hình thức công khai và bí mật ở cả thành thị và nông thôn. Trong giai đoạn này, lực lượng cách mạng Kampuchea dần tự trưởng thành và có sự trưởng thành trong quan điểm đấu tranh của mình là độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, tự mình làm nên cuộc cách mạng.

Nhờ vào những kinh nghiệm thực tiễn có được trong giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1960, lực lương cách mạng Kampuchea tổ chức kỳ Đại hội đầu tiên, thành lập đảng Cộng sản Kampuchea vào ngày 30 tháng 9 năm 1960, thông qua Cương lĩnh của Đảng và bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Lực lượng cách mạng Kampuchea đã đặt ra đường lối chính trị và phương hướng của mình.

Khi Việt Nam biết Kampuchea có một chính đảng của mình, Việt Nam bắt đầu có các hành động phá hoại thành một hệ thống chống lại cách mạng Kampuchea. Với âm mưu đó, Việt Nam đã sử dụng nhiều thủ đoạn, đặc biệt là các thủ đoạn sau:

a.                   Việt Nam bí mật chuẩn bị một hệ thống lãnh đạo khác mà không thông qua lực lượng cách mạng Kampuchea. Đây là giai đoạn cách mạng Kampuchea bước lên một bước tiến mới và cũng là thời kỳ mà âm mưu kìm hãm của kẻ thù lộ rõ nhất. Những người được Việt Nam đưa vào các vị trí là những cán bộ lão thành, được Việt Nam đào tạo trước Hiệp định Genève năm 1954 và sau đó là thành viên Tổ Nhân dân.
Tổ này bắt đầu xuất hiện đường lối chống phá đảng Cộng sản Kampuchea, cùng lúc đó một số đối tượng cũng tiến hành xuyên tạc, kích động chia rẽ nội bộ. Việt Nam lần lượt mở các cuộc tấn công vào Đảng, trong khi nội bộ ta chưa thống nhất trên phạm vi cả nước. Việt Nam liên tục mở các hoạt động chống lại đảng Cộng sản Kampuchea.


b.                   Việt Nam đánh phá chính trị đảng Cộng sản Kampuchea từ năm 1960

  • Việt Nam chống lại phân tích của đảng Cộng sản  Kampuchea liên quan đến việc phân chia địa vị trong xã hội Kampuchea.
  • Việt Nam giả vờ hiểu rằng Kampuchea vẫn chưa tập trung các thành phần xã hội từ các giai cấp khác nhau. Việt Nam cho rằng, Kampuchea có nhiều đặc điểm tương đương với Lào mà không chú ý đến việc phân tích các giai cấp của đảng Cộng sản Kampuchea. Điều này chứng tỏ rằng Việt Nam hoàn toàn  chống lại đường lối của Đảng.
  • Việt Nam chống lại đường lối độc lập, tự chủ của đảng Cộng sản  Kampuchea.
  • Không những thế, Việt Nam còn chống lại đường lối tiến hành cách mạng vũ trang song song với chính trị của Kampuchea.
Nhằm bảo vệ các lý lẻ của mình, Việt Nam viện dẫn các quyết định của 81 quốc gia họp tại thành phố Moscow năm 1960 là việc bảo vệ hòa bình thế giới là ưu tiên hàng đầu.

Giai đoạn 2. Từ năm 1961 đến năm 1970

Trong năm 1961, Việt Nam tiếp tục đánh phá đường lối chính trị của đảng Cộng sản Kampuchea. Việt Nam tự mình vạch ra đường lối cách mạng cho đảng Cộng sản Kampuchea rồi giao lại tài liệu bằng tiếng Việt Nam này cho lãnh đảo Đảng Cộng sản Kampuchea. Việt Nam vu khống cho đảng Cộng sản Kampuchea là người ngoài, thuộc cánh hữu. Thực tế, Việt Nam tự mình khiếp sợ do phong trào của Kampuchea phát triển hết sức mạnh mẽ, đảng và lực lượng vũ trang của Kampuchea ngày càng lớn mạnh. Đáp lại tình hình này, Việt Nam tang cường chống phá đường lối đảng, đồng thời hiệp đồng chống phá với lực lượng mà Việt Nam chuẩn bị từ trước. Tất cả các cuộc đánh phá này được nhóm Cán bộ Tiên phong, là lực lượng được Việt Nam sắp xếp tiến hành chống phá trong ban lãnh đạo đảng Cộng sản Kampuchea.

Năm 1965, đảng Cộng sản Kampuchea cử đoàn đại biểu đi công tác ở nước ngoài. Đây là đoàn đại biểu đầu tiên của Đảng công tác ở nước ngoài. Đoàn đại biểu này được dẫn đầu bởi Đồng chí Bí thư Pol Pot. Chuyến công tác này xuất phát từ cơ sở cách mạng đi Thành phố Hà Nội. Đoàn đại biểu của Việt Nam dẫn đầu bởi Lê Duẩn. Cuộc trao trao đổi tốn thời gian rất dài vì Việt Nam cố ý kéo dài thời gian trao đổi để kéo đường lối cách mạng của Kampuchea lệch hướng. Thực tế, Kampuchea có đường lối cách mạng riêng của mình,vì đường lối này  phong trào cách mạng của Kampuchea phải trãi qua thời gian dài. Điều này làm cho Việt Nam hết sức lo lắng vì nó ảnh hưởng đến sự hợp tác với giai cấp lãnh đạo ở Phnom Penh. Điều quan trọng nhất là, một khi Cách mạng Kampuchea thành lập và phát triển theo đường lối độc lập hoàn toàn thì Việt Nam sẽ không thể can thiệp và quản lý được đất Kampuchea. Đó là lý do mà Việt Nam phải kéo đường lối cách mạng của Kampuchea lệch hướng.

Với mục tiêu này, trong quan điểm của mình, Việt Nam đã đưa tất cả các tư tưởng của mình vào tập tài liệu dành cho Kampuchea. Lê Duẩn đã dành rất nhiều thời gian chuẩn bị cho tập tài liệu này. Lê Duẩn cũng nhiều lần kiểm tra, chỉnh sửa tài liệu này.

Bộ Chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục kiểm tra, chỉnh lý tài liệu này. Tập tài liệu bằng tiếng Việt Nam này không đề cấp gì đến vấn đề đấu tranh giai cấp và đấu tranh chống Đế quốc Mỹ cả. Tập tài liệu này chỉ rõ, Việt Nam, sau khi giành chiến thắng cho mình sẽ tiến hành giải phóng Kampuchea.

Trong tập tài liệu này, Việt Nam thực hiện việc đứng lên đấu tranh chống lại quan điểm cách mạng và quan điểm của đảng Cộng sản Kampuchea, hòng làm cho đảng Cộng sản Kampuchea từ bỏ cuộc đấu tranh cách mạng và chờ đợi Việt Nam quyết định vận mạng cho mình và tự động mang đến thắng lợi cho Kampuchea.

Trong cuộc trao đổi, Việt Nam biết rõ rằng đảng Cộng sản Kampuchea tôn trọng tuyệt đối vào đường lối độc lập, tự chủ. Đó cũng có thể là lý do khiến Việt Nam tập trung đánh phá quan điểm này. Lê Duẩn khẳng định rằng, Thế giới không thể chấp nhận đường lối độc lập, tự chủ. Mọi người phải phụ thuộc lẫn nhau. Đây là sự thật của Việt Nam. Vì ba nước Lào, Việt Nam, Kampuchea phải hỗ trợ lẫn nhau.

Việc đấu tranh về đường lối chính trị hết sức gay go. Tuy nhiên, Kampuchea luôn giữ thái độ khiêm nhường và phòng thủ và cũng không có hành vi gì khiến Việt Nam khó chịu cả. Sau khi Đồng chí Pol Pot trở về Kampuchea, Việt Nam biết rằng Kampuchea vẫn giữ lập trường tiến hành cuộc cách mạng đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị.

Sau đó, Việt Nam tiếp tục tăng cường các hoạt động chống phá đảng Cộng sản Kampuchea ở các cơ sở cách mạng ở các tỉnh phía Đông và phía Tây Nam. Việt Nam thực hiện các hoạt động nhằm tạo ra sự hiểu lầm và mâu thuẩn nội bộ trong hàng ngũ cách mạng Kampuchea. Việt Nam cũng cố gặp tự mình hoạt động, không những thế Việt Nam còn cài người đã được đào tạo từ trước vào trong hàng ngũ lãnh đạo đảng Cộng sả Kampuchea. Trên trường quốc tế, Việt Nam thực hiện việc chia rẽ bằng nhiều hình thức. Việt Nam phân chia chủ nghĩa Marx – Lenin là “bọn cánh tả bệnh hoạn, cộng sản non trẻ”.

Tháng 2 năm 1967, phong trào đấu tranh quân sự nổ ra ở Samlot, Batambang. Việt Nam khiếp sợ và tăng cường chống phá đảng Cộng sản Kampuchea. Thời gian sau đó, tình hình tạm lắng, Việt Nam cũng có thái độ bớt căng thẳng hơn. Tuy nhiên, năm 1968, phong trào đấu tranh vũ trang ở Kampuchea lại diễn ra, Việt Nam lại một lần nữa chống phá đảng Cộng sản Kampuchea.

Trong phong trào đấu tranh vũ trang từ năm 1968 đến năm 1970, Việt Nam không hề giúp đỡ Cách mạng Kampuchea, mặc dầu Tổ chức Lãnh đạo của Việt Nam có mặt ở tất cả các nơi trên lãnh thổ Kampuchea. Nguyên nhân là do mục tiêu của đấu tranh của hai đảng (Cộng sản) Kampuchea và (Cộng sản) Việt Nam mâu thuẫn nhau, chống lại đảng Cộng sản Kampuchea. Mặt khác, Việt Nam phải lấy lòng giai cấp lãnh đạo của Kampuchea để nhận được sự viện trợ. Đảng Cộng sản Kampuchea không hề tham khảo ý kiến của Việt Nam và Việt Nam cũng yên ắn, không tiến hành hoạt động nào chống phá cách mạng và nhân dân Kampuchea. Tuy nhiên, Việt Nam bí mật kích động một bộ phận cán bộ Cộng sản Kampuchea chống lại chính đảng của mình và tiếp tục thành lập các hệ thống bí mật khác. Đường lối cách mạng của Kampuchea là đúng đắn. Nếu Đảng không lãnh đạo phong trào đấu tranh vũ trang, không sớm thì muôn, cách mạng Kampuchea sẽ phải bị loại khỏi thế giới.

Người dịch giữ nguyên từ chỉ danh từ riêng và tư tưởng của bản gốc.



0 Response to "SÁCH ĐEN : Quan điểm của Khmer Đỏ về lãnh thổ Kampuchea Krom - Phần cuối"

Post a Comment

Most Popular

Most read this month