SÁCH ĐEN : Quan điểm của Khmer Đỏ về lãnh thổ Kampuchea Krom - Phần 1

  1. Về sự xâm lược, bành trướng và thôn tín của Việt Nam trong quá khứ

Sự xâm lược, bánh trướng và thôn tín lãnh thổ lân bang của Việt Nam trong quá khứ cũng như hiện tại vạch rõ bản chất của Việt Nam là bản chất của kẻ xâm lược, bành trướng và thôn tín đất đai của nước khác. Sự bành trướng lên lãnh thổ Champa và Kampuchea Krom đã chỉ rỏ bản chất này.

Đất nước Champa
Đất nước Champa được thành lập hồi thế kỷ thứ II, trong giai đoạn Vương quốc Phù Nam (Phnom) của Kampuchea. Đất nước Champa trãi dài ở các tỉnh miền trung của Việt Nam hiện nay. Dân tộc của vương quốc Champa là dân tộc “Cham”. Champa  là một nên văn minh vô cùng rực rỡ ở Đông Nam Á được chứng minh bởi các đền tháp Mỹ Sơn. Dân tộc Việt Nam đã liên tục xâm lược chất nước Champa.

Vào năm 1471, dân tộc Việt Nam đánh chiếm Kinh đô của Champa là Vijaya rồi đổi tên thành phố này sang tên Việt Nam là “Bình Định” (Tức là đánh tan và dẹp sạch). Kể từ đó Champa bắt đầu tàn lụi và dần dà mất đi bản sắc của mình. Sau đó Việt Nam dần dần thâu tóm hoàn toàn Champa, lấy luôn cả phần lãnh thổ và dân cư sinh sống ở phía nam kinh đô Champa.

Năm 1611, dân tộc Việt Nam tiếp tục xâm chiếm lãnh thổ phía Nam của Champa . Năm 1653, Việt Nam xâm chiếm khu vực Gantara, khu vực cạnh Nha Trang và khu vực Hinduraga, mà ngày nay là Phan Rang.

Năm 1963, Việt Nam thâu tóm toàn bộ lãnh thổ của người Cham. Dân tộc Cham bị dân tộc Việt Nam cai trị và đàn áp trên tất cả các mặt. Cùng với mục đích đánh chiếm Champa, Việt Nam cũng đặt ách đô hộ lên Lào. Tiếp sau khi thâu tóm được Champa, Việt Nam lại tiếp tục hướng đến vùng đất Kampuchea Krom, gọi là “Kampuchea phía Nam”.

Kampuchea Krom

Đất nước Kampuchea Krom là một phần thuộc  lãnh thổ phía Nam của Việt Nam hiện tại, bao gồm một phần lãnh thổ phía Tây sông Đồng Nai và Đồng bằng Châu thổ sông Mekong.
Pháp gọi vùng đất Kampuchea Kromm là “Cochinchine". Vùng đất này là một phần lãnh thổ hết sức quan trong của Kampuchea trong hơn 2000 năm qua. Việt Nam đã xâm chiếm và thâu tóm cùng đất này hồi đầu thế lỷ XVII.

Năm 1632, Việt Nam được sự cho phép được lập cơ sở thương mại ở Prey Nokor, Việt Nma gọi là “Sài Gòn” và Việt Nam cũng đã láo cá, tranh thủ cơ hội này đưa dân cư vào sinh sống trên lãnh thổ này.

Việt Nam xin được phép tiếp tục được sinh sống, làm ăn ở Prey Nokor (Sài Gòn) trong thời hạn 5 năm. Sau đó, người Việt Nam đã từ chối, không chịu rời khỏi lãnh thổ này. Trong năm 1645, Kampuchea yêu cầu trả lại tên của vùng đất này là Prey Nokor nhưng phía Việt Nam từ chối. Năm 1643, Kampuchea cũng một lần nữa yêu cầu Việt Nam trao trả vùng đất Prey Nokor về cho người Khmer. Việt Nam có hứa trả lại vùng đất này về cho Kampuchea, tuy nhiên, đây chỉ là lời hứa vì trên thực tế, Việt Nam vẫn tiếp tục cho dân vào định cư ở Prey Nokor. Việt Nam sử dụng Prey Nokor làm bàn đạp, tiếp tục bành trướng, mở rộng đất đai.

Các giai đoạn được trình bày trên dựa theo các chứng cứ sử liệu để lại, chứng tỏ hành vi xâm lấn lên đất Kampuchea tuy nhiên, Việt Nam không thể chiếm hữu được vùng đất này do vấp phải sự đấu tranh của toàn thể nhân dân chống lại sự xâm lược của nước Việt Nam.

Năm 1699, Việt Nam quản lý được tỉnh Bariya, Việt Nam gọi là “Phước Lê”, tỉnh Kampong Srokar Trey, Việt Nam gọi là “Biên Hòa”, và Prey Nokor, Việt Nam gọi là “Sài Gòn”. Năm 1715, Việt Nam lén lút cho dân của mình định cư và lập chính quyền ở một số tỉnh thuộc Peam Banteay Meas, Việt Nam gọi là “Hà Tiên”, Kramuon Sor (Rạch Giá) mà chính quyền Kampuchea thời bấy giờ không hề hay biết. Năm 1732, Việt Nam lấn tới chiếm giữ tỉnh Peam Mesor, gọi là “Mỹ Tho” và Long Haor, gọi là “Vĩnh Long). Năm 1757, Việt Nam cố gắng đóng cột mốc biên giới ở Mort Jrouk (Châu Đốc).

Năm 1758, Việt Nam chiếm được tỉnh Preah Trapeang (Trà Vinh), và tỉnh Khleang (Sóc Trăng). Nhân dân Kampuchea đã chiến đấu không ngừng nghỉ chống lai sự xâm lược của Việt Nam để giành lại đất đai của nhân dân Kampuchea. Tài liệu này xin trích dẫn một số sự kiện tiêu biểu như sau:

  • Năm 1731, Nhân dân Kampuchea ở tỉnh Ba Phnom (Đông Kampuchea) nổi dậy đánh đuổi Việt Nam.
  • Năm 1738, quân đội Kampuchea đánh đuổi người Việt Nam ra khỏi tỉnh Peam Banteay Meas (Hà Tiên) hoàn toàn.
  • Năm 1743, Nhân dân tỉnh Khleang (Sóc Trăng) đứng lên thực hiện cuộc cách mạng và đánh đuổi người Việt Nam ra khỏi tỉnh này.
  • Năm 1748, Nhân dân tỉnh Khleang ngăn chặn thành công, không để người Việt Nam quay trở lại. Quân đội Kampuchea cũng đánh tan quân Việt Nam ở khu vực Sap Angkam, tỉnh Pursat.
  • Năm 1776, Nhân dân tỉnh Peam Mesor (Mỹ Tho) và Long Haor (Vĩnh Long) vùng lên chống Việt Nam. Quân đội Kampuchea đánh bại quân Việt Nam và giải phóng hai tỉnh này.
  • Giai đoạn từ năm 1835 đến năm 1837, Nhân dân tỉnh Preah Trapeang (Trà Vinh) cũng nổi dậy đấu tranh chống Việt Nam.
  • Năm 1845, Nhân dân Kampuchea đồng loạt đứng lên đánh tan người Việt Nam.
  • Năm 1858, Nhân dân Kampuchea ở tỉnh Mort Jrouk, gọi là “Châu Đốc” giải phóng được đất đai và tiến hành xác nhập tỉnh này về lãnh thổ của Kampuchea. Quân đội Kampuchea đánh đuổi người Việt Nam ra khỏi tỉnh Khleang (Sóc Trăng), Preah Trapeang (Trà Vinh), và Kromuon Sor (Rạch Giá).


Sau đó, dưới sự quản lý của Thực dân Pháp từ năm 1863 đến năm 1954, người Việt Nam đã chiếm lấy đất đai của Kampuchea ở nhiều khu vực khác nữa làm tài sản của mình. Người Việt Nam, hợp tác với người Pháp quản lý khu vực Prey Nokor (Sài Gòn) vào năm 1859. Dưới thời kỳ Pháp thuộc, Kampuchea dần bị mất đi đất đai của mình như sau:

  • Từ năm 1870 đến năm 1873: Tỉnh Rong Domrey (Tây Ninh), là khu vực nằm dọc theo con sông ranh giới, tỉnh Peam Banteay Meas (Hà Tiên), Mort Jrouk (Châu Đốc), và Prasat Dop (Đồng Tháp Mười).
  • Từ năm 1890 đến năm 1914: Tỉnh Jerng Preah (Sông Bé).
  • Năm 1929, bọn Thực dân Pháp lấy khu vực Dalak (Việt Nam cũng gọi là Đà Lạt) đặt dưới sự cai trị của mình và giao lại khu vực đó cho người Việt Nam.
  • Năm 1939, bọn Thực dân Pháp sát nhập Đảo Koh Tang (Phú Quốc), Koh Rirsey (Hòn Đất), và một số đảo nhỏ khác vào lãnh thổ Cochinchine, dưới sự bảo hộ của Pháp và sau đó là dưới sự cai trị của Việt Nam.


Mãi đến Thế chiến thứ hai, Việt Nam đã đánh chiếm được 5000 km2 đất Kampuchea Krom và lấy luôn hơn bốn triệu người dân Kampuchea Krom mà hiện nay gọi là “Khmer Krom”
Phần tiếp theo: Đấu tranh giữa Kampuchea và Việt Nam về vấn đề biên giới chính trị kể từ năm 1954 đến năm 1970 


Người dịch giữ nguyên cách gọi danh từ riêng được dùng trong bản gốc 

0 Response to "SÁCH ĐEN : Quan điểm của Khmer Đỏ về lãnh thổ Kampuchea Krom - Phần 1"

Post a Comment

Most Popular

Most read this month