SƠN NGỌC THÀNH, SƠN THÁI NGUYÊN VÀ PHONG TRÀO KHMER SEREY KỲ 11 CUỘC BIỂU TÌNH LỚN Ở CHÙA CANDA RAṄSῙ phần 1

Năm 1968, sau khi đắc cữ làm Tổng thống, Nguyễn Văn Thiệu cho thành lập Ủy ban Phật giáo Việt gốc Miên (từ mà bọn phản động Yuon dùng để gọi người Khmer Krom thời Yuon Cộng hòa) ở tỉnh Prek Rirsey với âm mưu tiếp tục sự nghiệp tiêu diệt dân tộc Khmer của Ngô Đình Diệm, nhưng với phương thức và thủ đoạn mới. Lãnh đạo Khmer Serey, Sơn Ngọc Thành cùng các dân biểu người Khmer Krom  trong Quốc hội Yuon Sài Gòn và Ủy ban Hành Pháp Khmer Krom gửi kiến nghị thư phản đối, tuy nhiên không nhận được kết quả gì. Ngày 14 tháng 10 năm 1969, Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu ra sắc lệnh số 14, tại điều 5 yêu cầu xóa bỏ Khmer Kampuchea Krom ra khỏi Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa, biết người Khmer thành người Yuon hoàn toàn. Người dân Khmer Krom hết sức phẩn nộ với chính quyền Yuon Nguyễn Văn Thiệu.

Ngày 9 tháng 10 năm 1969, tại chùa Bodhisālarāja (Wort Kampong) tỉnh Preah Trapeang, Văn phòng Ủy ban Phật giáo Theravāda tỉnh Preah Trapeang tổ chức cuộc họp đặc biệt dưới sự chủ trì của Đại đức Thạch Reach, Trưởng Tăng tỉnh Preah Trapeang. Thành phần tham dự gồm: 
  • Đại đức Thạch Reach, Tăng Trưởng tỉnh Preah Trapeang.
  • Đại đức Thạch Phươn, Phó Tăng Trưởng,
  • Bhikhu (Tỷ-kheo) Thạch Sês, Tổng Thư ký Ủy ban,
  • Bhikhu Thạch Hoài, Phó Tổng Thư ký,
  • Bhikhu Kim Kheang, Trợ lý Thư ký
  • Đại đức Thạch Sêng, Tổng Thanh tra tỉnh.
  • Ông Kiêng Sôk, Cố vấn viên,
  • Ông Thạch Dinh, Kế toán,
  • Đại đức Kim Nherng, Phó Tăng Trưởng huyện Thkov,
  • Đại đức Thạch Phin, Phó Tăng Trưởng huyện Kanhchaong,
  • Đại đức Yim Rung, Phó Tăng Trưởng huyện Kampong Spean,
  • Đại đức Thạch Khim, Phó Tăng Trưởng huyện Phnao Dach,
  • Và trụ trì và sư cả các chùa của tỉnh Preah Trapeang.

Cuộc họp bàn về việc thi hành sắc lệnh số 14 của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu là nhằm xóa bỏ dân tộc Khmer, biến người Khmer Kampuchea Krom thành người Yuon.

Sáng ngày 10 tháng 10 năm 1969, tức là trước khi luật số 14 chính thức ban hành 4 ngày, khoảng 500 nhà sư ở Preah Trapeang tổ chức biểu tình. Riêng ở chùa trung tâm là chùa Canda Raṅsī, thành phố Prey Nokor, Ủy Ban Đấu Tranh được thành lập. dưới sự lãnh đạo của Đại đức Dhamaviriyo Kim Sang và Đại đức Chandatthera Thạch Kong tiến hành đấu tranh bằng phương thức Bất bạo động.

Cuộc biểu tình này còn có sự tham gia của chư Tăng là đại diện cho Tăng Trưởng của 12 tỉnh thuộc Kampuchea Krom gồm: 
  1. Tỉnh Preah Trapeang có đại diện là Đại đức Thạch Reach
  2. Tỉnh Rong Domrei (Yuon gọi là Tây Ninh) có đại diện là Đại đức Thạch Lợi.
  3. Tỉnh Long Haor có đại diện là Đại đức Thạch Phôk
  4. Tỉnh Okap có đại diện là Đại đức Thạch Tiêng
  5. Tỉnh Mort Jrouk có đại diện là Đại đức Danh Ôn
  6. Tỉnh Kramuon Sor có đại diện là Đại đức Danh Snguon
  7. Tỉnh Prek Rirsey có đại diện là Đại đức Thạch Nhiên
  8. Tỉnh Polleav có đại diện là Đại đức Sơn Minh Sang
  9. Tỉnh Bareach (Yuon gọi là Long Xuyên) có đại diện là Đại đức Thạch Lê
  10. Tỉnh Khleang có đại diện là Đại đức Dương Văn Năng
  11. Tỉnh Tirk Khmau có đại diện là Đại đức Diệp Thanh Mạnh
  12. Tỉnh Thmey (Yuon gọi là Tân An) có đại diện là Đại đức Danh Nôm


Ủy ban Đấu tranh cơ cấu gồm nhiều nhóm tổ, gồm: Tổ Tham mưu, Tổ Thông tin, Tổ Liên lạc, Tổ Hậu cần, và Tài chính, …

Ngày 13 tháng 11 năm 1969, Cuộc biểu tình lớn nổ ra, bắt đầu diễu hành từ chùa Canda Raṅsī hướng đến quãng trường trước Dinh Độc Lập của Tổng thống. Dẫn đầu đoàn Tăng-già biểu tình là Đại đức Lâm Em, trụ trì chùa Canda Raṅsī (Chủ tịch đoàn biểu tình), Đại đức Danh Snguon, Đại đức Thạch Reach, Đại đức On Srey (Phó Trụ trì chùa Canda Raṅsī), Đại đức Nhiêu Nheng (Phó Trụ trì chùa Canda Raṅsī), … Cuộc biểu tình diễn tra trước khi Đạo lực số 14 có hiệu lực hai ngày.

Cuộc biểu tình lịch sử của Khmer Kampuchea Krom này có 500 vị sư thạm dự, ngồi kiết-già trên đại lộ trước Dinh Độc Lập (Dinh của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu)


0 Response to "SƠN NGỌC THÀNH, SƠN THÁI NGUYÊN VÀ PHONG TRÀO KHMER SEREY KỲ 11 CUỘC BIỂU TÌNH LỚN Ở CHÙA CANDA RAṄSῙ phần 1"

Post a Comment

Most Popular

Most read this month