SƠN NGỌC THÀNH, SƠN THÁI NGUYÊN VÀ PHONG TRÀO KHMER SEREY KỲ 10 KHMER KAMPUCHEA KROM VÀ CHÍNH QUYỀN NGUYỄN CAO KỲ

Ngày 4 tháng 11 năm 1963, Đoàn đại biểu Phật giáo Theravāda gồm 45 người, do Ngài đại đức Thạch Kong và ông Chủ tịch Sơn Thái Nguyên có cuộc gặp với ông Dương Văn Minh ở Bộ Tổng tham mưu Quân đội Việt Nam Cộng hòa và tiếp xúc với ông Nguyễn Ngọc Thơ, Thủ tướng Hội đồng Quân nhân Cách mạng (Chính phủ quân sự Việt Nam Cộng hòa thành lập sau cuộc đảo chính Ngô) để trình kế hoạch cơ cấu Ủy ban Phật giáo Theravāda cho phù hợp với hoàn cảnh. Ngày 9 tháng 11 năm 1963, Đại hội Phật giáo được tổ chức tại chùa Xá Lợi, thành phố Prey Nokor để chuẩn bị Hiến chương Phật Hội. Phái đoàn Phật giáo Theravāda Khmer Krom có 6 đại biểu tham dự gồm:
  • Đại đức Indha Joti Lâm Em
  • Đại đức Dharma Viriyo Kim Sang
  • Đại đức Chandatthera Thạch Kong
  • Ông Chủ tịch Sơ Thái Nguyên
  • Ông Thạch Khemarint
  • Ông Kim Hoài


Đại hội này có 39 đại biểu tham dự để bàn thảo về Hiến chương dành cho Phật giáo. Về phần Phật giáo Mahāyāna Yuon có 23 hệ phái, Phật giáo Khmer Krom có 2 hệ phái, tổng cộng có 25 hệ phái tham dự.

Ngày 15 tháng 11, Giáo sư Thạch Khemarint trình bày trong Đại hội về các điều khoản quy định về Phật giáo Theravāda, truyền thống, phong tục, các tập quán cổ truyền Khmer theo Phật giáo là quốc giáo cũng như các lễ hội khác. Ở cuối phần trình bày, có đề cập đến công trình Phật giáo Theravāda của một số dân tộc khác có trên đất Kampuchea Krom từ Phật lịch 234, trước cả Tây lịch có Lào, Thái, Burma (Miến Điện), Ấn Độ, Langka, …

Ngày 13 tháng 12 năm 1963, Đại hội Phật giáo Toàn quốc Kampuchea Krom được tổ chức tại chùa Chanda Raṅsī, thành phố Prey Nokor để bầu lãnh đạo Phật giáo Theravāda gồm Ủy Ban Tăng-già (gọi là Ủy Ban Lãnh đạo) và Ủy ban Thư ký của Phật tử (gọi là Ủy Ban Chấp hành), kết quả bầu cử như sau:

Về Tăng-già
  • Ủy ban Giới Luật và Hội đồng: Đại đức Indha Joti Lâm Em (thỉnh từ tỉnh Khleang), Đại đức Thạch Ngôs (còn gọi là Keo Same, tỉnh từ tỉnh Preah Trapeang)
  • Trưởng Ban Hoằng pháp: Đại đức Dhama Viriyo Kim Sang (tỉnh Preah Trapeang)
  • Phó Ban Hoằng pháp: Đại đức Danh Bảo (tỉnh Kramuon Sor) và Đại đức Thạch Pech (tỉnh Khleang)
  • Tổng Kiểm tra: Đại đức Chandatthera Thạch Kong (tỉnh Preah Trapeang), ông Thạch Khemarint.


Về Phật tử:
  • Chủ tịch Ủy ban Quản trị: Ông Sơn Thái Nguyên.
  • Phó chủ tịch: Ông Thạch Songha.
  • Tổng thư ký: Ông Sơn Mây (còn gọi là Maha Phat)


Ủy ban Tăng-già và Ủy ban Phật tử có trụ sở tại chùa Chanda Raṅsī, do chùa này xứng đáng là chùa trung tâm của hơn 570 chùa Khmer ở Kampuchea Krom thời bấy giờ và tiện trong việc quan hệ với các tổ chức Phật giáo Thế giới.

Ủy ban tiến hành nhiều cuộc công du đến các quốc gia Phật giáo lân cận như: Nam Hàn, Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ, Nepal, Burma, Malesya, Singapore và tham dự Đại hội Phật giáo Thế giới lần thứ 5 tại Chheang Mai, Thái Lan.

Năm 1965, Tòa nhà Trung cấp Phật học và Trung tâm Sư phạm Khmer Krom (gọi là Trường Pāḷi) được tiến hành xây dựng theo mô hình Học viên Phật học và Hội Ái Hữu Khmer Kampuchea Krom (của Ngài Oknha Lâm Em) cũng được thành lập gần chùa Khleang (tỉnh Khleang). Ngài Đại đức Kim Sang nhận được sự hỗ trợ đặc biệt từ Tiến sĩ Sơn Ngọc Thành và Tướng Yuon Nguyễn Cao Kỳ.

Ngày 24 tháng 10 năm 1966, Bầu cử đại biểu soạn thảo Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa lần thứ 2, Khmer Krom có 4 người đắc cử là: Tỉnh Preah Trapeang có ông Liu Haysang , tỉnh Khleang ông Sơn Thi, tỉnh Kramuon Sor ông Danh Thu, tỉnh Mort Jrouk có Thạch Sung.

Ngày 6 tháng 9 năm 1967, bầu đại biểu soạn Luật, Khmer Krom có 6 đại biểu đắc cử: Preah Trapeang ông Kieng Sok, Khleang ông Tăng Bá Xuân, Polleav ông Thạch Phen, Kromuon Sor ông Thạch Cường, Chương Thiện (tỉnh thời Việt Nam Cộng Hòa nay thuộc tỉnh Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Kiên Giang – theo cách gọi của Yuon) ông Danh Nơ, Mort Jruok ông Chau Sokan.

Từ giai đoạn này, Kế hoạch Tam Xa của ông Sơn Ngọc Thành và cộng sự là Tổ chức Phật giáo, Hiệp hội Nông – công nhân, và Phong trào Khmer Serey tiến hành hết sức thuận lợi. Tổ chức Phật giáo và Phong trào Khmer Serey hoạt động rất tích cực với, riêng Hiệp hội Nông – Công Nhân thì phát triển chậm do thành viên của tổ chức này tự nguyện làm quân nhân của hai tổ chức trên.

Tháng 2 năm 1968 (Ngày năm mới của Tàu) Yuon Bắc Kỳ mở chiến dịch đánh Yuon Nam Kỳ trên toàn lãnh thổ Kampuchea Krom. Đây là cơ hội để Yuon Cộng sản và Yuon Cộng hòa sử dụng Chùa Khmer làm nơi chiến đấu, lấy sinh mạng của người Khmer Krom làm khiêng che chắn vũ khí làm cho hàng vạn người Khmer và nhà sư phải mất mạng. Riêng tỉnh Preah Trapeang có hơn 60 vị sư và Phật tử Khmer Krom chùa Kampong Chrey phải mất mạng vì máy bay Yuon Cộng hòa dội bom vào chùa, trong đó có bà Lâm Thị Hạc, là con gái của Đại phú hộ Lân Torn. Nhiều con cháu của gia tộc Lâm và gia tộc Sơn phải bỏ mạng hoặc rời bỏ quê hương do bị Yuon bắn cháy nhà cửa.

Riêng hơn 570 chùa Khmer bị Yuon bắn phá thiêu sạch hoặc hư hại hơn 80%, cụ thể như:
  • Tỉnh Preah Trapeang: Chùa Koh Sla, Chùa Prek Tung, Chùa Jrey Phe, Chùa Tieu Chas, Chùa Kampong, Chùa Kampong Jrey, Chùa Chettey, Chùa Beung, Chùa Svay Siem Chas, Chùa Kampong Ksant, …
  • Tỉnh Polleav: Chùa Puthle Chas, Chùa Polleav, …
  • Tỉnh Mort Jrouk: Chùa Phnom, Chùa Protheat, Chùa Samasy, Chùa Beung, …


Năm 1969, Tổng thống Yuon Cộng Hòa là Nguyễn Văn Thiệu chia Phật giáo Khmer Kampuchea Krom thành hai hệ phái là Theravāda (Hệ phái Nguyên Thủy) và Khemaranikāya (Hệ phái Khmer) với mưu đồ chia cắt Phật giáo Khmer. Đại đức Kim Sang là Tăng Tống hệ phái Theravāda và Đại đức Thach Ngôs là Tăng Thống hệ phái Khemaranikāya. Yuon chia Phật giáo Khmer thành 2 hệ phái nhằm chia rẽ người Khmer, tuy nhiên người Khmer lại càng đoàn kết hơn nữa vì tin thần vì dân tộc.


1 Response to "SƠN NGỌC THÀNH, SƠN THÁI NGUYÊN VÀ PHONG TRÀO KHMER SEREY KỲ 10 KHMER KAMPUCHEA KROM VÀ CHÍNH QUYỀN NGUYỄN CAO KỲ"

  1. Thầy chùa không lo tu hành mà cứ chia hệ phái này tới hệ phái nọ. Thầy chùa mà cũng không đoàn kết với nhau được, thì làm được cái gì tốt cho xã hôi, không lẽ thầy chùa có mỗi cái việc xách bát xin cơm ăn hang ngày và nói nhẳm.

    ReplyDelete

Most Popular

Most read this month