SƠN NGỌC THÀNH, SƠN THÁI NGUYÊN VÀ PHONG TRÀO KHMER SEREY ​ KỲ 7 PHONG TRÀO KHMER SEREY

Từ bao đời nay, người Khmer luôn đấu tranh
bảo vệ lãnh thổ của mình

Năm 1957, ông Sơn Ngọc Thành và các bạn chiến đấu cũ của mình dựng nơi ở Phum Thum, phường Lộc Ninh, tỉnh Neak Kiri (thời đó, Yuon gọi là tỉnh Bình Long, nay là tỉnh Bình Phước), Kampuchea Krom. Các ông khai hoang rừng, làm nương trồng rẫy. Đến ngày 16 tháng 10 năm 1958 (năm Mậu Tuất, Phật lịch 2502), ông Thành thành lập một phong trào đấu tranh khác đặt tên là Khmer Serey hay còn gọi là Mike Force, đấu tranh đánh đuổi Yuon Việt Minh đang lẫn trốn ở đất Khmer và đòi lại Kampuchea Krom về cho người Khmer. Lúc đó, vua Norodom Sihanouk liên tục phản đối, bỉ bán ông Thành và kẻ phản quốc trên đài phát thanh. Ông Thành không có phản ứng về việc này. Khi được báo chí hỏi thì ông: "Người yêu nước không cần phải khoe khoan, la lối; đúng hay sai thì để hậu thế phá xét." Hơn nữa vua Norodom Sihanouk không phải là đối thủ của ông, đối thủ một sống một còn của ông thời bấy giờ chính là Hồ Chí Minh. Mặc khác, ông cố gắng thành lập quân đội Khmer Isarak là để đánh đuổi Yuon Việt Minh chứ không phải giành ảnh hưởng với vua Norodom Sihanouk.

Phong trào Khmer Serey của ông bắt đầu từ hai bàn tay trắng, không có tài chính, các thành viên phong trào tự khai hoang, làm rẫy, trồng lúa để duy trì cuộc sống. Sau này, phong trào nhận được sự hỗ trợ về vật chất và tài chính từ gia đình họ Sơn và gia tộc phú hộ Lâm. Đơn cử như gia đình đại phú hộ Lâm Thanh Wann và bà Sơn Thị Them, gia đình ông Lâm Thanh Chương, gia đình bà Lâm Thị Tô và ông Lý Kim Kỳ (hai ông bà là thân sinh của ông Tống Khương Đã nhắc đến ở phần trước), gia đình bà Lâm Thị Hạc, gia đình bà Lâm Thị Nhây, bà Lâm Thị Tri, ông Lâm Ninh, bà Lâm Thị Dươn (Mẹ của công tử Trà Vinh Trang Dong), bà Lâm Thị Luon, bà Lâm Thị Lập, ông Lâm Hoi, ông Lâm My, ông Tống Khương (Lý Ngọc Khương), ông Sơn Thái Sun (anh của Sơn Ngọc Thành). Phong trào Khmer Serey cũng nhận được sự ủng hộ tài chính từ những người ủng hộ ở Kampuchea Kandal và Kampuchea Krom gửi theo em của ông là ông Sơn Thái Nguyên.

Ban đầu, quân Khmer Serey có khoảng 140 người, phần lớn là người Khmer Krom có tinh thần dân tộc cao, có lòng yêu nước nồng nàn, kiên cường, dũng cảm và biết chịu đựng khó khăn, gian lao. Trong số đó, không ít là con cháu ruột thịt của ông Sơn Ngọc Thành (cả bên ông và bên vợ ông).

Khoảng năm tháng sau, ông và những người cùng chí hướng thành lập một bản doanh thứ 2, gọi là Khâu Nam, giáo dục chính trị, khoa học, tình báo, tuyên truyền, kinh tế - chính trị, … Cơ sở này cách cơ sở Phum Thum khoản 10km về phía tây bắc. Cơ sở Khâu Nam được đặt theo tên của một người học trò mà ông yêu quý, Khâu Nam chết vì bệnh sốt rét. Ông cũng gọi những thanh niên thời này là Học trò thế hệ Khâu Nam. Sau đó, ông tiếp tục thành lập một cơ sở nữa ở thành phố Prey Nokor (Yuon gọi là Sài Gòn) để huấn luyện kiến thức tình báo, tuyên truyền, và đào tạo lực lượng nòng cốt, đặt tên là cơ sở Kim Seddha với số lượng học viên là 50 người, trong số 50 học viên đó có nữ học viên tên Kim Seddha hay còn gọi là Kim Anh. Khi đang thực hiện nhiệm phụ vô tuyến, Kim Seddha mất do bị trúng độc. Ông Sơn Ngọc Thành đặt tên cơ sở là Cơ sở Sơn Seddha và gọi học viên thời kỳ này là Học viên thời kỳ Sơn Seddha.

Cơ sở Kim Seddha và cơ sở chiến tranh chính trị, các thành viên của cơ sở hoạt động ở tất cả các tỉnh ở Kampuchea Krom, đặc biệt là dọc biên giới Kampuchea Kampuchea Krom để đào tạo lực lượng nòng cốt. Hoạt động của phong trào Khmer Serey nhanh chóng phát triển, các hoạt động tuyên truyền được thực hiện rộng khắp trên lãnh thổ Kampuchea Krom và cả Kampuchea Kandal nữa. Nhờ hoạt động tuyên truyền mà có nhiều người Khmer Kandal (phần lớn là bạn của ông Thành) rờ bỏ quê hương Kampuchea Kandal đến sống ở Kampuchea Krom để giảng dạy khoa học địa lý, lịch sử, lịch sử đấu tranh và giáo dục kỷ luật cho quân đội Khmer Serey.

Năm 1959, Một cơ sở Khmer Serey khác được thành lập tại tỉnh Noralak (Yuon gọi là Đắk Lắk), gọi là cơ sở Vùng Đông Bắc để liên lạc với các tỉnh Mondol Kiri và Ratana Kiri. Song song với đó, đài phát thanh Khmer Serey phát thanh tuyên truyền và giải thích với vua Sihanouk về đường lối chính trị của Cộng sản Bắc Kinh, Yuon Cộng Sản áp dụng với Kampuchea và những nguy hiểm mà người dân Khmer phải gánh chịu nếu vua Khmer bắt tay với bọn cộng sản. Việc phát thanh tuyên truyền mất hơn một năm trời nhưng không đạt được thành quả gì do Vua Norodom Sihanouk thời bấy giờ đang đắm xay với tư tưởng Marx Lenin. Năm 1960, để tránh xảy ra viêc đổ máu giữa người Khmer và người Khmer, phong trào Khmer Serey chuyển phương hướng hoạt động, chuyển sang hoạt động bí mật vào đào tạo lực lượng nòng cốt ở các tỉnh thành của Kampuchea Krom và Kampuchea Kandal. Phong trào giải thích với người dân sự sai lầm về chính trị của lãnh đạo Khmer đương thời cũng như âm mưu chờ thời cơ tốt để chiếm lất đất nước Khmer của Yuon cộng sản. Nếu Yuon chiến thắng ở Indochina, văn hóa, văn minh Khmer sẽ bị biến mất và lãnh thổ Kampuchea Kandal ngày càng thu hẹp hơn, riêng người Khmer Kampuchea Krom sẽ trở thành người vô tổ quốc, sống phân tán như người Chan vậy.

Phong trào Khmer Isarak đấu tranh theo phương pháp trung dung (đường giữa), không quá cứng rắn cũng không quá mềm yếu mà phù hợp với tình hình chính trị của đất nước thời đó. Ông Sơn Ngọc Thành và các cộng sự nhận thấy tình hình chính trị có nhiều phức tạp nên thống nhất cữ Preap Int đến gặp trực tiếp Sihanouk để giải thích về vận mệnh vong nguy của nước nhà, thỉnh đức vua hợp tác, hòa giải dân tộc, giải quyết các vấn đề của người Khmer theo đường lối đối thoại, trên tinh thần là anh em. Tuy nhiên, ông Preap Int bị vua Sihanouk bắt xử tử mà không cần thẩm xét.

Ngày 15 thán 12 năm 1963, nhận thấy rằng không thể giải quyết vấn đề bằng phương pháp bất bạo động, ông Sơn Ngọc Thành và cộng sự thành lập Quân đội đặc biệt Khmer ở cơ sở Lộc Ninh. Sau đó, mở rộng cơ sở dọc theo đường biên giới Kampuchea Kampuchea Krom bắt đầu từ phía nam tỉnh Mort Jrouk (Yuon gọi là An Giang) đến khu vực bến đò Long Khúc, tỉnh Pram Laveng (thời đó Yuon gọi là tỉnh Kiến Phong, nay là tỉnh Long An), khu vực Smach Lueong, Tunle Cham (Yuon gọi là Tống Lê Chân), Kon Teang Trapeang, Rbong, Steung Thmor, Phnum Neak Khmau (Yuon gọi là núi Bà Đen) tỉnh Rongdomrey (thuộc địa phương mà Yuon gọi là Tây Ninh và Bình Phước), khu vực Ta Tiek, Phum Thum, Lộc Ninh, Dei Krohom, Boy Doch (Yuon gọi là Bù Đốp), Tunlop, Angdong Svay, Don Svay (Yuon gọi là Đồng Xoài), Tram Khnor, Buy Na tỉnh Preah Bat Chun Tuk (Yuon gọi là tỉnh Phước Long, nay là tỉnh Bình Phước), khu vực Ponlin, Derk Ler tỉnh Tirk Phos (Yuon gọi là tỉnh Quảng Đức, nay là một phần của tỉnh Dak Lak và Lâm Đồng), khhu vực Tonhon, Bang Dorn, Banteay Prang, Boy Prang tỉnh Moleas (Yuon gọi là Đà Lạt), … Quân đội đặc biệt Khmer cũng liên kết với quân Đồng Minh chặn đường và đánh lùi quân đội của Yuon cộng sản nào thâm nhập lãnh thổ Kampuchea Kandal. Quân đội Khmer đặc biệt này được sự tham mưu của Hoa Kỳ, nhưng lại không thuộc lực lượng quân đội của Yuon Cộng Hòa (Yuon Sài Gòn)

Năm 1964, ông Thành và cộng sự thành lập một cơ sở lớn mới ở Binh Wa, tỉnh Oknha Đinh (Yuon gọi là Bình Hưng Hòa, thuộc Gia Định) để huấn luyện kỹ thuật quân sự, tuyên truyền, tình báo, và kỹ năng chiến đấu từ quân đội Hoa Kỳ. Quân đội Khmer đặc biệt đã tổ chức nhiều cuộc chiến đấu ác liệt với quân đội Yuon Hà Nội làm Yuon Cộng sản bị tiêu hao sinh lực ở nhiều nơi.


Năm 1965, ba tiểu đoàn quân đặc biệt Khmer tiến vào thành lập cơ sở tại Borey Rumj tỉnh Uddor Meanchey và hai cơ sở nữa theo chân núi Dongreak để hoạt động dọc biên giới Khmer Thái. 

0 Response to "SƠN NGỌC THÀNH, SƠN THÁI NGUYÊN VÀ PHONG TRÀO KHMER SEREY ​ KỲ 7 PHONG TRÀO KHMER SEREY"

Post a Comment

Most Popular

Most read this month