SƠN NGỌC THÀNH, SƠN THÁI NGUYÊN VÀ PHONG TRÀO KHMER SEREY ​ KỲ 6 YUON HÓA KAMPUCHEA KROM

Ngô Đình Diệm và các đạo luật đàn áp người Khmer Krom
Sau khi Pháp rút khỏi Indochia, Mỹ nhảy vào thế chân pháp quản lý Kampuchea Kom và Lào. Riêng Yuon Hà Nội bất chấp Hiệp định Genève và luật pháp quốc tế, vẫn tiếp tục tăng cường quân đội Yuon Bắc Kỳ vào lẫn trốn ở khu vực biên giới Kampuchea Kampuchea Krom. Yuon lại tiếp tục tuyên truyền với người Khmer rằng: “Quân đội Việt Nam đến để giúp Khmer chiến đấu chống Đế quốc Mỹ, một khi đã giành độc lập thì sẽ trả lại đất Kampuchea Krom lại cho Kampuchea”. Luận điệu tuyên truyền này cũng tương tự như luận điệu mà Yuon sử dụng hồi năm 1946. Tuy nhiên, do tính tình của người Khmer thẳng thắng, trung thực và dễ dàng tin tưởng người khác nên một lần nữa tin luận điệu lừa gạt của Yuon. Năm Ất Mùi, Phật lịch 2499, Tây lịch 1955, Tăng trưởng tỉnh Preah Trapeang Đại đức Sơn Thuon, Đại đức Moha Phat, và Đại đức Sơn Worng cố gắng thành lập một trường trung học tư nhân tên Trường Trung Học Reasmey Charya ở gần chùa Kampong Ksant, dạy theo trương trình đạo tào Pháp Khmer. Giáo viên có các thầy Thạch Sabut, thầy Thạch Phen, thầy Thạch Xuy, … và khoản 200 học sinh. Trường học này bị Yuon buộc đóng cửa vào tháng 8 năm 1958 khi chính quyền Yuon Ngô Đình Diệm thực hiện chính sách xóa bỏ chữ Khmer trên toàn cõi Kampuchea Krom.

Năm 1956, Đại đức Ñaṇakosalaya Jhuern được thỉnh làm Chủ tịch Chi nhánh Học viện Phật giáo tại Khleang và Giáo sư Lâm Suông làm Thư ký.

Năm 1958, ở Kampuchea Krom, Yuon Ngô Đình Diệm thực hiện chánh sách Yuon hóa Văn hóa, Chữ viết, Văn hóa, Truyền thống, Tập quán của người Khmer. Diệm cho đổi tên phum srok khet của người Khmer, tiếng Khmer thành tên xã , huyện, tỉnh tiếng Yuon, ví dụ, tỉnh Mort Jruok cho đổi thành Châu Đốc, tỉnh Long Haor cho đổi thành Vĩnh Long. Thậm chí, tên người có âm tiết là tiếng Khmer cũng bị Yuon ép buộc cho đổi sang tiếng Yuon hoàn toàn, như Buppha buộc đổi thành Hoa, Chanthu buộc đổi lại thành Thị Thu, … Không những thế, trẻ em Khmer mới sinh, Yuon bắt buộc phải đặt tên giống như tên của người Yuon, nếu không đặt tên theo tên người Yuon thì chính quyền Yuon không làm hồ sơ khai sinh cho. Bởi thế nên, rất nhiều người Khmer thời đó không có hồ sơ hành chính vì không chịu đổi tên cho giống người Yuon hoặc cha mẹ không muốn đặt tên Yuon cho con.

Về Phật giáo, chính quyền Yuon Ngô Đình Diệm ra sức phá hoại Phật giáo Khmer và thực hiện các chính sách chống phá sư Khmer như:
-      Bắt hoàn tục (buộc nghỉ tu) nhà sư Khmer Krom để cho vào phục vụ quân đội
-      Cấm nhà sư không được thuyết pháp trực tiếp. Mỗi khi có dịp lễ, hay ngày Sil (một tháng có 4 ngày là mùng 8, rằm, mùng 8 hạ - Yuon là ngày 23, và cuối tháng), trước khi thuyết pháp, các vị sư phải mang bài thuyết pháp bằng văn bản đến trình với chính quyen địa phương. Khi chính quyền đồng ý thì mới được thuyết bài pháp đó.
-      Cấm sư và Phật tử tập trung hơn 15 người.
-      Chính quyền Yuon có quyền đóng của bất kỳ chùa nào khi cần thiết.
Ủy ban tu sĩ và Phật tử Phật giáo Theravāda làm đơn kiến nghị, giải thích về đặc điểm và truyền thống Phật giáo Theravāda với chính quyền Yuon, tuy nhiên Yuon không để ý đến.

Thời đó, hàng vạn người Khmer Kampuchea Krom tiến hành đấu tranh chống chính quyền độc tài Ngô Đình Diệm bằng nhiều hình thức, trong số đó cũng có người chạy vào rừng phục vụ cho Việt Cộng. Phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài Ngô Đình Diệm nổ ra và lan tỏa từ chùa này sang chùa khác, từ tỉnh này sang tỉnh khác và từ địa phương này sang địa phương khác làm cho chính quyền Ngô gia hết sức sợ hãi. Các vị anh hùng có công đấu tranh chống chính quyền Ngô thời đó gồm: Đại đức Kim Tôc Chơn, Đại đức Thạch Nuon, Đại đức Kim Chao, Đại đức Thạch Pech, Giáo sư Thạch Sabut, Giáo sư Trần Lai, Ngài Acharj Lâm Suông, Ngài Acharj Thạch Khwieu, Ngài Acharj Thạch Jhun, Thầy Sơn Chum Settha, Thầy Thạch Hoài, …

Yuon Ngô Đình Diệm không chỉ đàn áp người Khmer Kampuchea Krom mà còn thực hiện chính sách đàn áp người dân tộc Bản địa thiểu số khác ở khu vực Montagna (Yuon gọi là Tây Nguyên). Do không chịu nỗi sự hà khắc đó, năm 1958, người dân Jray tiến hành ám sát Ngô Đình Diệm ở tỉnh Noralark (Yuon gọi là Đắc Lắc). Do nhận thấy tình hình hết sức trầm trọng, chính quyền Ngô Đình Diệm thay đổi chính sách, cho người Khmer Krom vào chính quyền để xoa dịu mâu thuẫn Yuon Khmer. Giữa năm 1958, chính quyền Yuon cữ người liên lạc với ông Sơn Ngọc Thành, mời ông đến Dinh Độc Lập (trước đó là Dinh Norodom), thành phố Prey Nokor, xin ông giàn xếp, xoa dịu tình hình căng thẳng giữa Khmer và Yuon.


0 Response to "SƠN NGỌC THÀNH, SƠN THÁI NGUYÊN VÀ PHONG TRÀO KHMER SEREY ​ KỲ 6 YUON HÓA KAMPUCHEA KROM"

Post a Comment

Most Popular

Most read this month