Phong trào Khmer Serey đấu tranh giành được các quyền tự do
tôn giáo, quyền thực hành các nghi thức tôn giáo và quyền được học chữ Khmer
(nhưng bị hạn chế trong chùa tại năm 1958). Ông Thành cho các cộng sự của ông
đi đào tạo và huấn luyện lực lượng nòng cốt Khmer Kampuchea Krom để năm bắt được
tình hình chính trị cũng như các âm mưu của Yuon cộng sản và Yuon cộng hòa. Đầu
năm 1959, Ông Thành thành lập Ủy Ban Khmer Serey ở tất cả các tỉnh thành của
Kampuchea Krom để ngăn chặn hoạt động của Yuon Việt Cộng và giáo dục Khmer Krom
để không bị Yuon xúi dục. Lúc này, các ủy ban bao gồm:
- Tỉnh Preah Trapeang: Ngài Mahā Dhamma Viriyo Kim Sang (còn gọi la acharj Ngai) là người tuyên truyền của phong trào Khmer Serey của tình Preah Trapeang. Người phụ tá bao gồm: Đại đức Thạch Reach trụ trì chùa Pothibeung (Boddhi Beung), Đại đức Thạch Phươn trụ trì chùa Kropum Jhuok. Đại đức Thạch Kong trụ trì chùa Champa Borey làm Tham mưu cho ông Thành. Đại đức Kim Phin trụ trì chùa Kamchaong Phnom Penh, Đại đức Yim Rong trụ trì chùa Moha Pothi Wond Ta Thieu (Mahā Boddhi Vanta Ta Thieu), Đại đức Thạch Korng, trụ trì chùa Moniseneha Sovanna Sras Keo Kos Saom, Đại đức Kim Nherng trụ trì chùa Keto Samrongtong Kos Sla, v.v…
- Tỉnh Polleav: Đại đức Sơn Thann, chùa Tepparam Prek Jop.
- Srok Krobau, tỉnh Mort Jrouk: Đại đức Danh Ben, trụ trì chùa Ksae Sieu Thmey.
- Srok Krous, tỉnh Kramoun Sor: Đại đức Danh Snguon, trụ trì chùa Mong Thor.
- Tỉnh Khleang: Đại đức Thạch Kuong, trụ trì chùa Pothipreuk Prek Kouy.
- Tỉnh Prek Rirssey: Đại đức Thạch Vanny, trụ trì chùa Pito Khosa Reangsey (Biduraghosa Raṅsī).
Riêng cư sĩ, có: Ông Thạch Tuong chủ tịch phong trào Khmer
Serey tỉnh Preah Trapeang, cùng các cộng sự. Tỉnh Polleav có ông Lâm Ly làm chủ
tịch, tỉnh Kramoun Sor có ông Danh Ty làm chủ tịch Phong trào Khmer Serey.
Ủy Ban Khmer Serey giành được nhiều thắng lợi trong việc
ngăn chặn hoạt động của Yuon cộng sản và giáo dục người Khmer để không mắc phải
dự xúi dục của Yuon. Yuon cộng sản hết sức tức giận nên đã tổ chức nhiều cuộc
ám sát các lãnh đạo của Ủy ban Khmer Serey các tỉnh, đương cử như trường hợp của
ông Thạch Tuong, chủ tịch Phong trào Khmer Serey tỉnh Preah Trapeang. Gia đình
của ông Lâm Ly, chủ tịch phong trào tỉnh
Polleav và một cộng sự nữa tên Thạch Sory bị Yuon cộng sản sát hại.
Năm 1960, Yuon cộng sản bắt cóc Đại đức Thạch Vorng vào căn
cứ hoạt động của cộng sản ở rừng Tuek Khmau rồi giết hại Ngài và vu khống là
máy bay của Yuon Cộng hòa bắn trúng.
Ngày 18 tháng 3 năm 1960 Ủy ban Đấu tranh Khmer Kampuchea
Krom được thành lập tại Phnom Popeal, srok Svay Tuong, tỉnh Mort Jrouk do tướng
Chau Dara (Lon Nol) làm chủ tịch và ông Thạch Vichetr, Thạch Chan làm phó chủ tịch.
Cũng trong năm này, ông Thành thành lập Hiệp hội Nông dân –
Công nhân Khmer nằm trong Hội liên hiệp công nông Yuon để đề phòng khi Yuon Ngô
Đình Diệm trở mặt.
Năm 1961, đúng như dự liệu của ông Sơn Ngọc Thành, chính quyền
Ngô Đình Diệm yêu cầu phong trào Khmer Serey tạm ngưng hoạt động trong một thời
gian. Ủy ban Khmer Serey cũng chuyển sang hoạt động bên Hiệp hội kết hợp với
các tổ chức có ở Phum Srok để cùng nhau giáo dục, bảo vệ và cùng nhau đấu trang
chống Yuon cộng sản cũng như bảo vệ không cho chính quyền Ngô Đình Diệm bắt
thanh niên đi lính.
Hiệp hội nông dân - công nhân Khmer có khoảng 6000 thành
viên ở các phum srok thuộc hầu hết các tỉnh thành của Kampuchea Krom. Hội này dạy
nông dân Khmer biết sử dụng phương tiên kỹ thuật sản xuất mới, áp dụng khoa học
kỹ thuật vào sản xuất. Hội này giúp Khmer Krom đoàn kết và bảo vệ quyền lợi cho
người Khmer Kampuchea Krom.
Đến năm 1963, lợi dụng quân đội Khmer Serey đang chiến đấu
chống quân Yuon Bắc Kỳ ở biên giới Kampuchea Krom và Kampuchea Kamdal, chính
quyền Ngô Đình Diệm bắt đầu đàn áp Phật giáo Khmer Kampuchea Krom. Ngày 20
tháng 8 năm 1963, Chính quyền Ngô Đình Diệm cho quân đội ập và chùa Chant
Reangsey bắt tất cả các vị sư đang ngụ tại chùa, trong đó có Ngài Đại đức Trụ
trì Lâm Em, Đại đức Thạch Kong, Thượng tọa Thạch Khươn, … và cũng bắt thầy tu
phái Mahāyāna ở chùa Sá Lợi, chùa Từ Nghiêm, chùa Giác Minh, … và giam giữ ở
nhà giam Phú Lâm. Chính quyền Ngô Đình Diệm cũng bắt giam Dân biểu người Khmer
Krom là Sơn Thái Nguyên giam giữ ở trại giam Bạch Đằng. Ủy ban Phật giáo Theravāda
Khmer và Mahāyāna Yuon hết sức náo loạn do sợ có tình trạng Yuon và Khmer chém
giết nhau như hồi năm 1940 một lần nữa. Tránh tình trạng đó, Phật tử Khmer theo
Phật giáo Theravāda và Phật tử Yuon theo Mahāyāna cùng nhau tiến hành cuộc Đại
biểu tình của Phật tử chống chính quyền Ngô Đình Diệm trên toàn lãnh thổ
Kampuchea Krom với sự tham gia của hang ngàn tăng, ni và Phật tử Theravāda
Khmer và Mahāyāna Yuon.
Ngày 01 tháng 11 năm 1963, Tướng Dương Văn Minh tiến hành cuộc
đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm. Tăng, ni và Phật tử Theravāda và Mahāyāna được chính quyền Yuon Cộng hòa thả
ra khỏi các trại giam.
0 Response to "SƠN NGỌC THÀNH, SƠN THÁI NGUYÊN VÀ PHONG TRÀO KHMER SEREY KỲ 9 ỦY BAN KHMER SERY CÁC TỈNH – THÀNH "
Post a Comment