Cờ của Phong trào Khmer Issarak (Khmer Tinh Anh) |
Ngày 17 tháng 7 năm
1943, ở Kampuchea Kandal, chính quyền Pháp bắt giam ngài Acharj Hem Chieu là Giáo
sư cao học Pāḷi. Đây là sự kiện chấn động toàn thể chư tăng, sinh viên và giới
tri thức ở trường cao học Pāḷi và tất cả chùa ở Kampuchea Kandal. Sau đó, ông
Nuon Duong (làm viên cho ban Tam Tạng Kinh) cũng bị Pháp bắt. Thông tin Ngài
Hem Chieu và Nuon Duong bị Pháp bắt nhanh chóng lan truyền ở Kampuchea Kandal
và Kampuchea Krom.
Ngày 20 tháng 7 năm
1943, Ông Thành tổ chức biểu tình đòi chính quyền Pháp phải thả người. Đây là
cuôc biểu tình có quy mô lớn nhất trong lịch sử của Kampuchea với 500 vị sư và
500 người dân tham dự. Tuy nhiên, cuộc biểu tình đã bị chính quyền thực dân
Pháp và tay sai đàn áp hết sức dã man. Những người bị Pháp cáo buộc là thủ lĩnh
đều bị bắt giam rồi bị đày ra Koh Tralach (Yuon gọi là Côn Đảo) cho đến khi chết,
như trường hơp của Acharj Hem Chieu.
Riêng ông Sơn Ngọc
Thành, sau khi biểu tình không thành công, và còn bị thẳng tay đàn áp, ông phải
đi lánh nạn ở tỉnh Battambang, rồi theo đường xe lữa đi từ Battambang đến
Bangkok, nước Thailand. Ở đó, ông liên hệ với quân đội Nhật Bản đang đóng quân
tại Thái, chính quyền Nhật cũng cấp cho ông quyền tỵ nạn chính trị tại Nhật. Riêng
vợ ông và các cộng sự thân cận phải về quê hương Kampuchea Krom lánh nạn.
Ngày 9 tháng 3 năm 1945,
Nhật Bản đảo chính Pháp ở Indochina, xóa bỏ các hiệp ước được ký giữa Pháp
Khmer, Lào và Yuon, bắt giam chính quyền Pháp tại Indochina, tuyên bố Indochina
độc lập. Tháng 5 năm 1945, ông Thành trở lại quê hương, đảm nhiệm chức vụ Bộ
trưởng Bộ Ngoại giao. Ngày 14 tháng 8 ông lên làm Thủ tướng. Tuy nhiên, đến
ngày 16 tháng 10, quân Pháp trở lại cùng quân Đồng minh giành quyền kiểm soát Indochina.
Quân Pháp cũng bắt ông Sơn Ngọc Thành cũng bị bắt giam ở Prey Nokor nhưng sau
đó, chuyển ông đến Poitiers France. Tuy trong hoàn cảnh tù đày nhưng ông vẫn
dành thời gian học tiếp và đạt được bằng Tiến sĩ Luật. Trong quãng thời gian 6
năm (1945 – 1951) Sơn Ngọc Thành sống kiếp tha hương, ông liên hệ với
gia đình và thân nhân ở Kampuchea Krom nhờ người em của ông là Sơn Thái Nguyên.
Năm 1946, nhân cơ hội
chính sự rối ren, và nhân dân Kampuchea Krom không có người lãnh đạo, Yuon bắt
đầu chém giết người Khmer Krom, đặc biệt ở tỉnh Preah Trapeang, Yuon bắt người
Khmer Krom buộc vào những tảng đá tổ ong rồi cho thả xuống sông giết chết hàng
chục ngàn người. Riêng những người Khmer Krom còn sống sót phải chạy bỏ xứ lên
sống ở Kampuchea Kandal hoặc các vùng khác của Kampuchea Krom, để đất cho Yuon
sống. trong đó có con cháu của gia tộc Lâm và con cháu của ông Sơn Neo. Cũng
trong thời gian này, Cộng sản Yuon thực hiện âm mưu hết sức thâm hiểm. Chúng dụ
dỗ người dân Khmer Krom (đặc biệt là nhân sĩ trí thức) cho vào các kho chứa lúa
lớn của quân Nhật, tổng cộng có 9 nơi ở Năm Căn, Đầm Dơi, Hộ Phòng, Giá Rai,
Koh Mohath, Phnaor Angdaet, rồi cho khóa trái cữa, đổ xăng đốt giết sạch. Tội
ác này đã giết hàng vạn người Khmer Krom vô tội.
Năm 1946, Tại biên giới
Khmer –
Thailand, ông Bunn Chantmol, là nhân sĩ trí thức từng tham gia đấu tranh với
ông Sơn Ngọc Thành thành lập một nhóm đấu tranh gọi là Khmer Isarak (Khmer
Tinh Anh), có sự tham gia của ông Pok Kun, Sa Ru, Hem Sawang, Kav Tork, và Dap
Jhuon, v.v…
Sơn Thái Nguyên là Youn, tại sao Sơn Ngọc Thành vẫn liên hệ, tôi chưa rõ điểm này. Xin giải đáp. Cám ơn rất nhiều.
ReplyDeleteỒ, xin lỗi, tôi nhớ nhầm tên. Chân thành xin lỗi anh em Khmer.
ReplyDelete