Bà Lâm Thị Út, phu nhân Ngài Sơn Ngọc Thành |
Năm 1933, ông chuyển
sang làm biên dịch tại thư viện của Viên Phật học Phnom Penh. Bà Melle
Karpeles, Giám đốc sở Phật học thấy Sơn Ngọc Thành có năng lực nên đề nghị với
chính quyền Pháp cân nhắc cho ông lên làm Tổng Thư ký viên Phật học và Thư viện
Hoàng gia ở Phnom Penh. Trong cương vị là Tổng Thư ký, ông phân chia và đề cử
các vị sư có tinh thần yêu nước, yêu dân tộc thỉnh đi thuyết pháp, giảng giải
cho toàn dân, đặc biệt là hàng ngũ quân đội để biết yêu nước, thương dân và nhận
biết được âm mưu của kẻ thù cũ, kẻ thù mới để nổi dậy đấu tranh đánh đuổi kẻ
thù. Các vị sư tích cực thuyết pháp, giảng dạy này có Đại đức Acharj Hem Chieu,
Đại đức Acharj Pang Khat, Đại đức Acharj So Hai, Đại đức Acharj Khieu Chum, Đại
đức Acharj Uk Chea, v.v… Năm 1936, ông Thành và các cộng sự là ông Serm Var, và
ông Pach Jhin thàn lập tờ báo tiếng Khmer đầu tiên tên Nokor Wort do
ông Pach Jhin làm giám đốc. Ông liên kết với các vị sư tri thức như Đức đại
Tăng Vương Chuon Nat, Ngài Đại Trí (Mahāmunī) Um Su, Ngài Đại Trí (Mahābruhmamunī) U, Ngài Đại Tăng Thống
Huot Tat, Ngài Acharj Khieu Chum, Acharj Pang Khat, Acharj Hem Chieu, Acharj Uk
Chea, Acharj So Hai, Ông Bunn Chantmol, Ông Chum Muong, Ông Bur Huong, Ông Ngo
Hung, …
Ngày 15 tháng 11 năm
1936, ông Thành kết hôn với bà Lâm Thị Út (03/01/1919 – 05/1996).
Bà Lâm Thị Út là con của Đại phú hộ Lâm Ton (1863 –
1939) và bà Trần Thị Suc. Đại phú hộ Lâm Ton là em của Đại phú hộ Lâm Chant (có
nhắc đến ở phần trên) Hai ông bà có 12 người con là:
- Lâm Thị Sen
- Lâm Thị Len
- Lâm Ninh
- Lâm Thị Dươn
- Lâm Sâm
- Lâm Thị Nhơ
- Lâm Thị Tô
- Lâm Thị Trường
- Lâm Thị Hac
- Lâm Thị Út
- Lâm Thị Luon
- Lâm Thành Vinh
Năm 1939, Đai phú hộ Lâm Ton qua đời, thọ 76 tuổi. Lễ tang của ông được tổ chức hết sức long trọng tại quê nhà, phum Preah Srae, khum Lương Hòa, Preah Trapeang với gần 1000 người tham dự. Tro cốt của ông được thân nhân chôn ở một ngôi mộ đất lớn ở phía Tây Sras Ku (Ao Đôi, Yuon gọi là Ao Bà Om), cạnh hàng rào chùa Angkor Reachborey (Yuoon gọi là chùa Ân), là khu nghĩa trang của Gia tộc Lâm, có từ năm 1890. Đến năm 2000, chính quyền Yuon viện cớ là mở rộng đường xung quanh Ao Đôi nên buộc hậu duệ của gia tộc Lâm phải di dời hài cốt ông bà (gồm 72 bộ hài cốt) đi an táng nơi khác. Hài cốt của các vị này được con cháu mang đi gởi tại 2 chùa là Angkor Reachborey và chùa Top Thmor, vần còn đến ngày nay.
Năm 1940, Đại đức Sơn Ly
được đề cữ giữ chức Đệ Nhất Tăng trưởng tỉnh Preah Trapeang. Kampuchea Krom.
Ông Louis Malleret, nhà khảo cổ người Pháp, đã đến gặp và phỏng vấn Đại đức Sơn
Ly tại chùa Pothi Salareach (Buddhi Sālarāja) để nghiên cứu về lịch sử Ngài
Oknha Sơn Kouy. Cũng trong thời gian này, pháp ký hiệp ước đầu hàng quân Đức.
Ông Sơn Ngọc Thành nhận thấy cơ hội đã đến tên đã tập trung tăng sĩ, tri thức
là tăng sinh trường trung học Sisovath viết kiến nghị thư đòi độc lập từ Pháp. Cũng
trong năm 1940 này, ông Sơn Thái Nguyên kết hôn với một người Khmer Krom ở tỉnh
Khleang (không rõ tên). Năm 1941, ông Lâm Thái (Con thứ 7 của ông Lâm Chant và
bà Kiên Thị Phước) cũng kết hôn với người em họ là bà Lâm Thị Luon (là con gái
của đại phú hộ Lâm Ton và bà Trần Thị Suc).
Năm 1942, ở Kampuchea
Kandal, báo Nokor Wort của ông Sơn Ngọc Thành bị Pháp và chính quyền Kampuchea
thời bấy giờ đóng cữa.
Năm 1943, Tăng sinh trường
Pāḷi cao cấp ở Kampuchea Krom (Có hai cơ
sở ở Preah Trapeang và ở Khleang, nhưng hiện nay chỉ còn lại một cơ sở ở
Khleang, hoạt động không thiết thực, mà Yuon gọi là Trường trung cấp Pali Nam Bộ)
thành lập trong trào phát triển chữ viết Khmer, tuyên truyền, giảng
dạy chữ Khmer cho con em người Khmer để biết yêu quý chữ viết và ngôn ngữ dân tộc.
Phong trào này hoạt động đến năm 1948. Chữ Khmer bắt đầu phát triển từ nhà chùa
đến nhà trường, các trường này được chính quyền Pháp lập nên, gọi là trường
Pháp – Khmer. Những
vị có công lớn trong việc truyền bá chữ Khmer trong phong trào này là: Ở Preah
Trapeang có Đại đức Ruos Thok, Đại đức Sơn Thuon, Đại đức Sơn Worng, Đại đức Trần
Kheang (Trần Kê An) ; ở tỉnh Khleang có Đại đức Thạch Jhean trú tại chùa
Khleang. Tuy nhiên, Đại đức Thạch Jhean bị ám sát bằng sung trường tự động ngay
tại tịnh thất của ngài. Mãi cho đến nay vẫn chưa tìm được hung thủ.
PHẦN TIẾP THEO RỜI QUÊ HƯƠNG
0 Response to "SƠN NGỌC THÀNH, SƠN THÁI NGUYÊN VÀ PHONG TRÀO KHMER SEREY KỲ 2. THÀNH LẬP BÁO NOKOR WORT"
Post a Comment