SƠN NGỌC THÀNH, SƠN THÁI NGUYÊN VÀ PHONG TRÀO KHMER SEREY KỲ 1. THÂN THẾ VÀ HỌC VẤN

Sơn Ngọc Thành, sinh ngày 07 tháng 12 năm 1908 tại Phum Kokyr Krov, tỉnh Preah Trapeang, Kampuchea Krom. Cha ông là tỉnh trưởng tỉnh Preah Trapeang, Sơn Neo, mẹ là bà Thạch Thị Tốp. Ông có nhiều anh chị em ruột là:
1.                  Sơn Thái Sun (anh trai)
2.                  Sơn Ngọc Huyên (anh trai)
3.                  Sơn Thị Châu (chị gái)
4.                  Sơn Thị Sâm (chị gái)
5.                  Sơn Thái Nguyên (em trai)
6.                  Sơn Thị Them (em gái)

Ngoài ra, ông còn có 3 người anh chị cùng cha khác mẹ khác (Ông Sơn Neo có một người vợ bị chết, ông kết hôn với người vợ nữa, mẹ ông Sơn Ngọc Thành là bà vợ sau). Gia đình ông thuộc tầm trung bình, đủ khả năng cho các con đi học hành đầy đủ.

Năm 1916, khi đang giữ chức tỉnh trưởng tỉnh Preah Trapeang, ông Sơn Neo đã ủng hộ  Ngài Pháp Vương (Samdech Preah Boddhivamsa) Thạch Kam, trú tại chùa Champa Borey, phường Knat, Preah Trapeang lãnh đạo chư tăng biểu phản đối việc chính quyền Thực dân Pháp bắt nhà sư Khmer Krom hoàn tục để đi lính.

Năm 1919, Ông Sơn Ngọc Thành phải chịu mồ côi cha, ông và các anh chị em được mẹ nuôi nấng. Tuổi nhỏ, ông học chữ Khmer ở chùa Kokyr Krov, sau đó, ông được mẹ đưa đi học tiểu học sơ cấp ở thị xã Preah Trapeang và tiểu học ở trường Douda de la Grée ở thành phố Phnom Penh. Sau khi đã tốt nghiệp tiểu học, ông tiếp tục học ở Prey Nokor. Ông tiếp tục học ở Paris, Pháp và thi đỗ tú tài đôi, tiếp tục học ngành Luật. Cùng lúc đó, em trai của ông là Sơn Thái Nguyên và người em họ là Lâm Thái và Lâm Trường cũng tiếp tục sang pháp học cùng với ông.

Ông Lâm Thái và Lâm Trường là con của Đại phú hộ Lâm Chant và bà Kiên Thị Phước. Đại phú hộ Lâm Chant là an hem họ của ông tỉnh trưởng Sơn Neo. Ông bà quê quán ở phum Ba Srae, khum Lương Hòa, srok Kampong Thom, tỉnh Preah Trapeang, có 8 người con là

  1.                   Lâm Thị Lập (Gái)
  2.                   Lâm Thanh Wann (Trai)
  3.                   Lâm Thanh Chương (Trai)
  4.                   Lâm Thị Tri (Gái)
  5.                   Lâm My (Trai)
  6.                   Lâm Hoi (Trai)
  7.                 Lâm Thái (Trai)
  8.                  Lâm Trường (Trai)

Năm 1924, ông Lâm Wann kết hôn với chị ông Sơn Ngọc Thành là bà Sơn Thị Châu. Sau đó, bà Sơn Thị Châu chết do bệnh, sau khi có người con trai tên Lâm Thanh Sun (lúc đó mới được 1 tuổi). Đến năm 1926, ông Lâm Wann kết hôn với người em út của ông Sơn Ngọc Thành là bà Sơn Thị Them và có 11 người con.

Năm 1930, Yuon Hồ Chí Minh thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, sau đó nhanh chóng đổi thành Đảng cộng sản Đông Dương, với mưu đồ chiếm lấy đất Kampuchea Krom, Kampuchea, Lào và cả Thái Lan nữa. Để dễ dàng thực hiên mưu đồ cũng như không phải chịu trách nhiện nhiều, Yuon Hồ Chí Minh tiến hành tiếp xúc, tác động để nội bộ người Khmer mất đoàn kết và tự chém giết nhau (hiện nay Yuon đang tích cực sử dụng chiêu bài này, bằng cách giả làm người Khmer để gây hấn với người Khmer để những người Khmer khác thấy Khmer không đoàn kết). Trong gian đoạn ông Thành đang học ở Pháp, Yuon Hồ Chí Minh tiếp xúc và dẫn dụ ông Sơn Ngọc Thành và Hoàng thân Sophanuvong của nước Lào, thành lập phong trào đấu tranh giải phóng Indochina từ Pháp. Do biết được âm mưu thâm độc của Yuon là muốn chiếm lấy đất đai của người Khmer và Lào, cũng như bài học lịch sử là Yuon đã cướp đất đai Champa của người Cham, và Yuon đang tiến hành chiếm lấy Kampuchea Krom, Kampuchea và Lào. Do nhờ sự hiện diện của Pháp trên bán đảo Indochina nên kế hoạch của Yuon chưa thể thành công được. Tuy nhiên, để đánh đuổi được Pháp. Yuon phải có lực lượng ủng hộ của Kampuchea Krom, Kampuchea và Lào. Nếu Khmer và Lào tham gia phong trào đấu tranh giải phóng Indochina này cũng đồng nghĩa với việc Khmer và Lào tiếp thêm sức mạnh để một ngày nào đó, Yuon chiếm hết cả bán đảo Indochina. Thế nên, ông Sơn Ngọc Thành đã bác bỏ, ông tuyên bố rằng: “Xin Yuon cứ đấu tranh giải phóng xứ Yuon đi. Riêng xứ Khmer chúng tôi, chúng tôi sẽ tiến hành đấu tranh giải phóng xứ Khmer chúng tôi. Chúng ta sẽ cùng nhau đánh Pháp, nhưng không xâm chiếm nhau, nghĩa là phải tôn trong chủ quyền lãnh thổ của nhau. Yuon không được mang quân đến đóng trên đất Khmer và người Khmer cũng không đóng quân trên đất của Yuon.” Ông Sơn Ngọc Thành bác bỏ yêu cầu này đã làm cho thất bại kế hoạch của Yuon Hồ Chí Minh, làm cho Yuon Hồ Chí Minh tức giận, căm hận Sơn Ngọc Thành cho đến khi chết vào năm 1969 vẫn chưa nguôi

Kỳ 2: THÀNH LẬP BÁO “NOKOR WAT”

0 Response to "SƠN NGỌC THÀNH, SƠN THÁI NGUYÊN VÀ PHONG TRÀO KHMER SEREY KỲ 1. THÂN THẾ VÀ HỌC VẤN"

Post a Comment

Most Popular

Most read this month