Việt Nam yêu cầu Kampuchea đẩy nhanh tiến trình cắm mốc



Hoàng Oanh| Hồi ngày 4 tháng 8 năm 2014, bên lề hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 48, được tổ chức tại Malaysia, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Phạm Bình Minh đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Kampuchea, ông Hor Namhong. Trong cuộc gặp này, người đứng đầu cơ quan ngoại giao của Việt Nam đã yêu cầu phía Kampuchea thúc đẩy Ủy ban Công tác Biên giới hai nước đẩy nhanh quá trình đàm phán để hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trong thời gian sớm nhất.


Đề nghị ngày được đưa ra trong bối cảnh xã hội Kampuchea đang sôi sục vấn đề biên giới với Việt Nam. Các đảng phái chính trị đối lập cáo buộc chính quyền ông Hun Sen tiếp tay, giúp Việt Nam chiếm chất Kampuchea. Từ đầu tháng 5 năm 2015 đến nay, đông đão các tầng lớp nhân dân Kampuchea, trong đó có các chính trị gia, tu sĩ, học sinh, sinh viên và giới tri thức đã tiến hành nhiều đợt kiểm tra biên giới vì họ cho rằng Việt Nam có những hành vi xâm phạm chủ quyền quốc gia mình.


Vấn đề bản đồ được Chính phủ ông Hun Sen sử dụng trong việc phân giới cắm mốc với Việt Nam được cho là không minh bạch và không đúng với Hiến pháp. Diễn biên mới nhất liên quan đến vấn đề biên giới là Viên Hàn Lâm của Kampuchea, cơ quan khoa học cao nhất và trung lập, chính thức tham gia giải quyết các vấn đề về biên giới giữa Kampuchea và «quốc gia láng giềng».
Hiện tại Tiến sĩ Sok Tuoch, Chủ tịch Hội đồng kiểm tra biên giới của Viên Hàn Lâm và cộng sư đang thu thập bản đồ từ các bên liên quan như: chính phủ, đảng đối lập, Liên Hiệp Quốc, các tổ chức dân sự trong nước và quốc tế có quan tâm đến vấn đề để tìm ra bản đồ chính xác nhất có thể sử dụng được, phù hợp với Hiến pháp Kampuchea. Sau khi tìm được bản đồ hợp lý và được sự thống nhất của các bên, Hội đồng này sẽ tiến hành kiểm tra đường biên giới thực tế với bản đồ chuẩn và sẽ đề xuất chính phủ làm việc lại với phía «láng giềng» trong trường hợp thực tế không đúng với bản đồ.
Năm 1979, sau khi Việt Nam đánh chiếm được thủ đô Phnom Penh và dựng lên chính quyền «Cộng hòa Nhân dân Kampuchea» nhằm đánh lừa dư luận quốc tế rằng việc Việt Nam chiếm đánh Kampuchea không phải là hành vi xâm lược. Việt Nam tự mình ký kết các Hiệp ước, Hiệp định về biên giới với Kampuchea, thông qua chính quyền bù nhìn 1979. Đến năm 1991, sau Hiệp định Paris, Kampuchea quay lại chính thể Quân chủ Nghị viện, đa nguyên, đa đảng, tuy nhiên, những người thuộc chính quyền «Cộng hòa Nhân dân Kampuchea», bằng các chiêu bài chính trị vẫn tiếp tục nắm quyền tại Kampuchea với vỏ bọc là đảng Nhân dân Kampuchea. Từ đó đến nay, các thông tin về việc giải quyết các vấn đề về biên giới giữa Việt Nam và Kampuchea luôn bị bưng bít, không được minh bạch hóa, và người dân không hề biết quá trình phân giới cắm mốc diễn ra như thế nào, có bình thường hay không.
Tháng 10 năm 1991, Chính quyền Cộng hòa Nhân dân Kampuchea bị xóa bỏ, kèm theo đó là yêu cầu xóa bỏ tất cả các điều khoảng, Hiệp ước, Hiệp định mà một bên hay các bên nào đó ký kết với chính quyền bất hợp pháp này (giai đoạn từ năm 1979  đến năm 1991, chính quyền hợp pháp đại diện cho Kampuchea ở Liên Hiệp Quốc và cũng là chính quyền được quốc tế thừa nhận là chính quyền Kampuchea Dân chủ, tức chính quyền Khmer Đỏ).
Do đó, tất cả các Điều khoản, Bản Nghi nhớ, Hiệp ước, Hiệp định,… mà Hà Nội ký với chính quyền bù nhìn trong giai đoạn 1979 1991 bị mất giá trị hoàn toàn.
Cũng theo luật pháp quốc tế, Chính quyền Kampuchea hiện tại là chính quyền thừa kế chính quyền Vương quốc Kampuchea (trước năm 1970) và không kế thừa bất kỳ chính quyền nào trong giai đoạn 1970 đến 1991 (gồm chính quyền Lon Nol, chính quyền Pol Pot, và chính quyền Heng Samrin) nên tất cả các văn bản ký kết với các chính quyền này Kampuchea đều không có giá trị với chính quyền Kampuchea hiện tại.
Tuy vậy, cho đến nay, phía Việt Nam vẫn liên tục viên dẫn các Hiệp ước không có giá trị làm «văn kiện pháp lý» để giải quyết vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Kampuchea. Liệu trong thực tế trong việc giải quyết các vấn đề biên giới giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Kampuchea, các «văn kiện pháp lý» có được áp dụng hay không?
Nếu áp dụng các văn kiện này làm cơ sở cho các đoạn biên giới vừa thống nhất thì các đoạn biên giới này hoàn toàn không hợp pháp. Bởi tính không hợp pháp của nó nên phía Kampuchea có thể đơn phương không thừa nhận bất kỳ lúc nào. Cũng nên nhắc lại, Kampuchea là một quốc gia đa đảng, nếu một đảng thân Việt Nam nào đó nắm quyền thì những quyết sách của chính quyền đó có thể sẽ có lợi cho Việt Nam, và nó vẫn còn giá trị một khi đảng đó còn nắm quyền và nó không vi phạm lợi ích của Kampuchea. Nếu quyết sách đó xâm hại lợi ích quốc gia dân tộc của Kampuchea thì một chính quyền được lãnh đạo bởi đảng (hay liên minh đảng) bảo vệ lợi ích dân tộc có quyền xóa bỏ các quyết sách đó.
Nếu các văn kiện này không được áp dụng trong việc giải quyết các vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Kampuchea thì một phần nào đó có thể tin tưởng rằng các đoạn biên giới được thống nhất cho đến thời điểm hiện tại là hợp pháp. Nếu là vậy thì chính quyền Hà Nội thôi ngay việc lừa dối người dân của mình bằng các cái gọi là «văn kiện pháp lý».
Cho đến nay, trên thực tế, giữa Kampuchea và Việt Nam chưa hề có một «văn kiện pháp lý» nào liên quan đến việc giải quyết các vấn đề về biên giới cả.
Có thể nói rằng các tầng lớp xã hội Kampuchea đang sôi động về vấn đề biên giới, và đây là vấn đề lợi ích quốc gia của Kampuchea. Khi mà phía Kampuchea đang rất tích cực thì phía Việt Nam vẫn «bình thản» yêu cầu đẩy nhanh tiến trình phân giới cắm mốc thì quả là không thể không khiến thế giới lưu ý. Liệu có phải Việt Nam muốn hoàn thành việc phân giới để nếu có bên nào đó của Kampuchea muốn phản ứng về vấn đề biên giới thì «mọi chuyện đã rồi»?
Nếu chính quyền Hà Nội nghĩ thế chứng tỏ lãnh đạo Việt Nam có cái nhìn thiển cận, ngu muội và thiếu hiểu biết về luật pháp quốc tế cũng như khu vực.
«Dục tốc bất đạt» , hà cớ gì mà ông Ngoại trưởng Việt Nam vội vàng như thế. Ông Bình Minh ơi, «đi đâu mà vội mà vàng» kẻo «vấp phải đá»  rồi «quàng phải dây» thì coi như là hỏng bét.


0 Response to "Việt Nam yêu cầu Kampuchea đẩy nhanh tiến trình cắm mốc"

Post a Comment

Most Popular

Most read this month