Mỗi khi đức vua ngự giá
ra khỏi hoàng cung, người ta thấy có đội quân đi trước mở đường, tiếp theo là
đoàn cầm cờ, có cái loại cờ lớn, cờ nhỏ, có tiếng chuông, trống náo nhiệt. Tiếp
sau đó là đội tỳ nữ khoảng từ 300 đến 500 người, mặc quần áo có nhiều màu sắc,
có hình hoa, lá, tay cầm nến được đốt sẵn bất kể là vua ngự giá ban ngày hay
ban đêm. Đội tỳ nữ này có thể trở thành những nữ chiến binh chiến đấu độc lập.
Tiếp đến là đoàn nữ tỳ, tay vô số đồ dùng của nhà vua làm bằng vàng, bạc, đồng
và các đồ trang trí khác với nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau. Theo sau là
đoàn vệ nữ, là nữ vệ sĩ của nhà vua, tay cầm khiêng, tay cầm giáo, đây là một đội
quân đặt biệt bảo vệ nhà vua. Tiếp nữa là đoàn xe dê, xe ngựa được trang hoàng
toàn bằng vàng. Quan lại và hoàng gia cưỡi voi có yên đỏ và người ta có thể thấy
từ xa là nhiều vô số kể. Tiếp theo sau đó là các đoàn của các vương phi, cung nữ.
Có người được khiêng bằng chõng (võng), có người ngồi kiệu, có người cưỡi ngựa,
cưỡi voi. Yên màu đỏ, viềng bằng vàng, ít lắm cũng trăm cái. Tiếp nữa là đức
vua, ngài đứng trên lưng voi, tay cầm thanh kiếm (tượng trưng cho quyền lực nhà
vua). Ngà voi được người ta bọc bằng vàng. Xung quanh ngài có hơn 20 cái lọng
trắng, có viềng màu vàng, cán lọng làm toàn bằng vàng. Có nhiều voi lớn khác đi
xung quanh hộ giá, tiếp theo là đoàn binh sĩ theo hộ giá đức vua, …
Câu truyện kể trên được
Paul Pelliot dịch từ sách của Zhou Daguan về chuyến đi Angkor của mình hồi năm
1296. Truyện này diễn ra tại Angkor và vị vua trong truyện trên là vua Srey
Intréah Varman (ស្រីឥន្ទ្រវរ្ម័ន). Ta thấy rằng, 75 năm sau đức vua
Jayavarman đệ Thất (ជ័យវរ្ម័នទី៧), vua của người Khmer vẫn còn uy lực của
một đại đế. Việc đức vua ngự giá với đoàn tùy tùng đông đão đã thể hiện rõ điều
đó. Không những thế, hình ảnh này còn khiến nhiều người cho rằng vua Khmer
chính là một vị «Devarāja»* (ទេវរាជ - Thiên vương), tức vua là thần thánh.
Thật vậy, các vị vua của
triều đại Angkor là những vị vua có uy lực rất lớn. Thế nhưng, có phải vác vị
vua này là bá chủ đất đai, có quyền lực tuyệt đối trong vương quốc? Có phải đức
vua là thiên tử, là thần linh ở cõi người?
Hoàn toàn không như vậy. Vua
Khmer hoàn toàn không như vua Tàu hay vua Yuon.
Thông thường, nếu lý thuyết
và quan điểm của các quốc gia Đông Á, trong đó có Tàu và Yuon thì vua là nhân vật
vĩ đại duy nhất trong vương quốc. Tuy nhiên, đối với người Khmer, tất cả vương
quốc Khmer dưới thời Brahma giáo, tức là từ thế kỷ thức i đến thế kỷ thứ xiv
Tây lịch là các vương quốc theo chế độ «Tevéahthipadey» (Devadhipati – देवधिपति
- ទេវធិបតេយ្យ),
tức là nhà nước «Thần quyền». Mặc dầu sự thật, ở xã hội Khmer, các Brāhman
không giữ vai trò là người lãnh đạo quốc gia như các vương quốc Ấn Độ cổ, nhưng
cái Brāhman (là tu sĩ) lại có vị trị cao nhất trong xã hội. «Hiến pháp» của
vương quốc Khmer là bộ kinh «Vetéah» (Veda-វេទ) hay «Vithyea» (Vidya - វិទ្យា) mà ai ai cũng tôn trọng.
Kinh này quy định rõ, Kshatrya (vua chúa) nằm dưới Brāhman (Bà La Môn), tức vua
chúa là đẳng cấp thứ hai trong xã hội, sau đẳng cấp Brāhman. Ông Hermann
Oldenberg viết rằng: «Luật tự nhiên mà đấng thần linh mặc khải xuống xác định
người đại diện của thần linh trên mặt đất là các Brāhman». Tất cả các kiến thức
khoa học, xã hội và quyền lực đều nằm trong tay các Brāhman. Không một người
nào có ý muốn chống lại luật mà thần linh và người dân, dưới quyền lực của nhà
vua, đặt vua dưới quyền của các Brāhman.
Vua Angkor không phải là
thần thánh, dù người dân có tôn kính nhà vua đến mức nào đi nữa. Nếu người ta
thừa nhận nhà vua là thần linh thì chỉ dừng lại ở việc nhà vua có chất của thần
linh mà thôi. Hiệu của các vua ở thời kỳ Angkor đã thể hiện rõ, vua chúa không
phải là thần linh. Hiệu «Soryeah Varman» (សុរិយវរ្ម័ន) có nghĩa là «Người được
thần mặt trời bảo vệ», hiệu «Jayavarman» (ជ័យវរ្ម័ន) có nghĩa là «Người được
thắng trí bảo vệ».
Tên úy (tên được đặt sau
khi chết) của các vua càng khẳng định vua chỉ là con người do sau khi chết đi,
đức vua được sinh về cõi thần linh hay đến được nơi bàn chân của thần linh. Vua
Jayavarman đệ Nhị, sau khi băng được đặt tên úy là «Baromusvarabat»
(Paramaisvarapāda-បរមឥស្វរបាទ) nghĩa là «Đến được nơi bàn chân của thần
Ishura vĩ đại». Vua Soryeah Varman đệ nhị được đặt tên úy là «Mohabaromvishnulokah»
(Mahāparamavisṇuloka – មហាបរមវិស្ណុលោកៈ) có nghĩa là «Được sinh
về cõi của thần Vishnu vi diệu».
Chỉ có các vua sau thời kỳ
Angkor mới là thần thánh (tức được xem như là thần thánh) bởi đức vua có địa vị
cao nhất trong xã hội, không hề có một Brāhman hay một đấng thần linh nào cao
hơn đức vua nữa cả. Phật giáo không tồn tại quan niệm về thần linh và chính đức
Phật cũng không nhận mình là thần thánh. Vua của người Khmer thời bấy giờ có địa
vị cao nhất, là địa vị mà trước đó là của thần thánh. Cũng bởi lý do đó mà «Préah
bat Préah» (ព្រះបាទព្រះ
- Bàn chân thần linh) trở thành «Préah bat Sdech» (ព្រះបាទស្ដេច - Bàn chân nhà vua)*,
và kể từ đó, trước các hiệu của vị vua Khmer đều có từ «Préah Bat».
Các vua của người Khmer
sau thời Angkor đều được đặt tên có chữ «Préah Bat» khi đức vua còn trị vì chứ
không đợi đến khi tịch như các vua trước đây. Đức vua hiện tại của người Khmer
là vua Sihamoni cũng được gọi là «Préah
Bat» với hiệu đầy đủ là «Préah Bath Samdech Préah Baromneath Norodom Sihamoni» (ព្រះបាទសម្ដេចព្រះបរមនាថ នរោត្ដម សីហមុនី).
Khi còn trẻ, các thái tử
được giao cho một Brāhman nuôi dạy, giáo dục. Brāhman này là thầy và người thầy
này là vị chủ tế trong ngày lễ đăng quang của đức vua. Brāhman này sẽ trở thành
thầy của vua, và là quốc sư nữa. Do được sự giáo dục của các Brāhman mà các vua
của người Khmer đều có đầy đủ kiến thức quân sự, khoa học, xã hội, … Ông Bruno
Dagens viết rằng: «Jayavarman đệ Thất tự xem ngài ngang hàng với Pāṇini, một
nhà ngữ pháp đại tài của Ấn Độ. Reachintreah Varman am tường 14 môn khoa học,
Soryeah Varman đệ nhất biểu tượng của sự thông thái, am tường tất cả các môn
khoa học, …». Các bức phù điêu trên vách các đền tháp ở Angkor thể hiện rõ kiến
thức uyên thâm và trình độ văn hóa cao cấp của các vị vua thời Angkor và của các
nhà lãnh đạo Khmer thời bấy giờ. Hình ảnh điêu khắc về đội quân của vua Soryeah
Varman đệ Nhị trên vách Angkor Wort hay Vishnu Loka, thực chất là sao chép hình
ảnh đội quân hùng mạnh được mêu tả trong quyển «Ārth Sāstra» (Mật thư - អាថ៌សាស្ត្រ), được Brāhman Kautilya
(កៅតិល្យៈ
- Tây gọi là Chanakya ) biên soạn hồi hai thế kỷ trước Thường lịch.
Trong việc quản lý đất nước,
nhà vua có quyền lực thấp hơn «Hiến pháp», và «Hiến Pháp» này chính là «Kinh
sách», «Kinh Veda» và thần linh mặc khải (ban xuống) cho con người. Ông Georges
Coedes có viết rằng; «Vua là đại diện quyền lực tổng hợp, tuy nhiên đừng cho rằng
các vua trị vì trong thời Angkor là những người sử dụng quyền lực tuyệt đối, muốn
làm gì thì làm. Ngược lại, do bổn phận được quy định trong đẳng cấp xã hội của
vua chúa, do việc tôn trọng các quy tắc đạo đức trong việc quản lý đất nước,
các vị vua của Angkor luôn tôn trọng và bảo vệ hiến pháp (kinh) và các nguyên tắc
xã hội»… Trách nhiệm của nhà vua theo kinh sách là: học kinh Veda, bảo vệ
kinh sách, quốc gia, và nhân dân và dâng các vật dụng đến các Brāhman. Đây
là quy định danh cho tầng lớp Kshatriya (vua chúa).
Trong việc trị vì của
mình, người ta thấy rằng, các quy định được khắc trên vách đền của vua
Yasovarman đệ Nhất và quy định được buộc phải áp dụng trong các bệnh viện thời
Jayarman đệ Thất có đặc tính của các luật «hành pháp» chứ không phải thuộc «lập
pháp». Tức các vua Khmer thời Angkor chỉ áp dụng các điều đã được kinh kệ quy định
chứ không hề đặt ra các điều luật mà mình mong muốn như «Thánh chỉ» của vua
Tàu.
Việc sắp xếp và quản lý vương
quốc thời Angkor được các đời vua Khmer thực hiện hết sức thành công. Quan lại,
thời đó gọi là Montren (Mantrina - មន្ត្រិន) đều là những người có học thức uyên bác.
Một số vị quan nổi tiếng vì am hiểu Pháp học (Dharma Sastra - ធម្មសាស្ត្រ), người khác thì am tường
Mật thư (Ārth
Sāstra - អាថ៌សាស្ត្រ),
một tác phẩm hàng đầu về nghệ thuật chính trị. Một vị quan hết sức nổi tiếng dưới
thời của vua Jayavarman đệ Ngũ, được người ta biết đến vì ông này am tường tất
cả các môn khoa học trong kinh Veda. 90 tỉnh (tính tại thời điểm Zhou Daguan đến
Angkor) đều nằm dưới sự cai cai trị tốt đẹp của các tỉnh trưởng được chọn ra từ
trong hoàng gia hay trong các nhóm liên minh. Năm 1011, vua Soriyeah Varman đệ
Nhất đã cho các quan lại dưới triều đến tuyên thệ, tên và chức vị của họ được
khắc trên vách một ngôi tháp nhỏ là cổng vào hoàng cung ở khu vực Angkor.
Về quân sự, quân đội cũng
được bố trí hết sức khoa học với các Tướng lớn nhỏ và vị tướng lớn nhất được gọi
là Senapadey (senāpati
- សេនាបតី).
Mỗi khi xuất hành, quân đội luôn đốt lửa, gióng trống, có người múa theo điệu
trống với các khí phục khác nữa.
Nhà vua là Tổng chỉ huy
các lực lượng quân đội. Vua thời kỳ Angkor là một vị tướng thật sự chứ không
như các vị đại diện nhà nước hiện nay. Trong mỗi cuộc chiến, nhà vua luôn là
người dẫn đầu quân đội như hình ảnh được khắc trên tường tháp Vishnuloka (Angkor).
Trong cung, vua có một đội thị vệ hết sức anh dũng, tinh nhuệ 400 người, toàn
là nữ.
Quyền lực của nhà vua cao
cũng thuận với sự phát triển và thịnh vượng về kinh tế. Về kinh tế, nhà vua trị
vì làm cho kinh tế phát triển hết sức mạnh mẽ, đặc biệt là nông nghiệp.
Một câu tục ngữ thời
Angkor là «Thwer srae ning tirk, thwer sirk ning srov» (ធ្វើស្រែនឹងទឹក
ធ្វើសឹកនឹងស្រូវ
- Làm ruộng với nước, đánh giặc với lúa), có nghĩa là không thể làm ruộng nếu
thếu nước và không thể đánh giặc nếu thiếu lúa gạo, lương thực. Với quan điểm
này, các vua Angkor đã áp dụng «Chính trị nước», cho đào hệ thống các kênh rạch,
sông ngòi lớn nhỏ phục vụ cho việc tưới tiêu và thoát nước là chính trị quan trọng
nhất. Áp dụng «Chính trị nước», vua Yéasovarman đệ Nhất (889 – 910) đã xây dựng
một hồ chứa ở phía bắc đặt tên là «Intréah Tatakah» (Indratātaka-ឥន្ទ្រតាតកៈ) có chiều dài 7.10 km,
và rộng 1.8 km. Vua Soriyeah Varman đệ Nhất (1002 – 1047) cho xây dựng một hồ
chứa ở phía tây dài 8 km, rộng 2 km. Vua Jayamarnan đệ Thất cho xây dựng một hồ
chứa có tháp Néakporn (នាគព័ន្ធ) ở giữa và đặt tên là «Jaya Tatakah» (Jayatātaka-ជ័យតាតកៈ).
Nhiều hồ lớn nhỏ khác nữa
được đào trên toàn lãnh thổ Khmer như hồ Lolai ở Rlous, hồ Tapruhm ở gần Phnom
Penh, hồ gần núi Chisor ở Takeo. Một số hồ nhỏ hơn như hồ Mealea ở Préah Khan
Kampong Svay, và Sras Kour (ស្រះគូរ - Hồ Đôi) mà Yuon gọi là Ao Bà Om ở Préah
Trapeang cũng được đào ở thời kỳ Angkor.
Ở Veakok, Svay Rieng, nay
thuộc Kampuchea Krom, vua Kaundin Jayavarman (480 – 514) đã cho đào kệ thống kênh
rạch dài hơn 200 km để dẫn nước tưới là ruộng.
Do chính sách nước đúng đắn
mà ở Srok Khmer thời bấy giờ, người ta làm lúa mỗi năm từ 3 đến 4 vụ (theo lời
của Zhou Daguan), và nuôi sống ít nhất là 15 triệu dân (theo A. Dauphin Meunier),
trong đó có hơn 1 triệu dân tại khu vực Angkor (theo Jean Laur).
Vua Angkor là người bảo vệ
trật tự xã hội và nhân dân. Các vua thời Angkor trị vì đất nước với nhiều thành
tựu đáng ghi nhận. Nhà vua chi trả các khoản học phí ở các trường công, thời bấy
giờ gọi là «Asrom» (អាស្រម) và hằng ngàn sinh viên ở các trường Đại
học (Người Khmer có trường Đại học từ thế kỷ thức vii, Tây lịch). Nhà vua cũng
chi trả các chi phí chữa trị cho người bệnh. Thời vua Jayavarman đệ Thất có đến
102 bệnh viện nhà nước không tính phí.
Cũng trong thời Angkor
này, có 120 nhà trọ không tính phí được xây dựng và bảo quản trên các tuyến đường
để dành cho khách đi đường. Đây là một thành tựu văn hóa lớn đáng ghi nhận. Cho đến ngày nay, vẫn chưa
có quốc gia nào trên thế giới làm được điều này.
Đó chính là các vị vua của
thời đại Angkor, những người không phải là thần linh trên cõi trời xa xôi, các
vị là những con người thật thụ sống giữa đời người, chịu trách nhiệm với dân
chúng, bảo vệ kinh tạng, bảo vệ vương quốc và nhân dân như kinh Veda quy định.
0 Response to "Lịch sử dân tộc Khmer - Chương xx - Vua Angkor"
Post a Comment