Lịch sử Khmer ghi nhận rằng, người Khmer có
nữ vương đầu tiên tên là «Liu Ye» (柳葉 -Yuon đọc theo âm Hán cổ
là «Liễu Diệp»), một số người khác thì gọi nữ vương này là «Saoma» (សោមា).
Ở Pháp, những nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử Khmer gọi nữ vương này là nhữ
vương «Lá Liễu» do căn cứ vào chữ «Liu Ye» (柳葉) theo các ghi chép của
Tàu, các thế hệ sau thừa nhận những nghiên cứu này, và «Liu Ye» (Liễu Diệp hay
Lá Liễu) được toàn thế giới biết đến là tên nữ vương đầu tiên của người Khmer.
Vấn đề này hết sức thú vị và rất có lợi nếu
ta xem xét vấn đề này để truy tìm lịch sử thật sự của người Khmer. Thế giới biết
đến lịch sử của người Khmer căn cứ vào các thư lịch cổ của người Trung Hoa từ
thế kỷ thứ II, thứ III Tây lịch, sau cuộc tuần sứ của hai sứ thần Trung Hoa là Kāngtài và Zhū
Yīng đến vương quốc Khmer trong
khoảng từ năm 245 đến năm 250. Hai sứ thần này đều có viết trong quyển 扶南傳 (Phù Nam Truyện) rằng,
khởi thủy vương quốc này có một nữ vương, thủa thiếu thời có tên là «Bà Liu Ye»
Nữ vương đầu tiên của người Khmer có tên
là «Bà Liu Ye». Câu hỏi đặt ra là, đây là tiếng Trung Hoa hay người Trung Hoa
ghi lại âm của tiếng Khmer? Ông Paul Pélliot, chuyên gia Hán Ngữ ở Pháp khẳng định,
đây là tiếng Tàu chứ không phải là từ ghi lại tiếng Khmer. Ông giải nghĩa rằng:
«Liu» nghĩa là «Liễu» và « Yeyu» nghĩa là «Lá». «Li Yeyu» có nghĩa là «Liễu Lá».
Bà E. Porée Maspéro trong cuốn Etudes sur
les rites agraires des Cambodgiens thì «Liễu Lá» có vẻ như không phù hợp lắm,
nên viết lại là «Lá Liễu» mới đúng nghĩa. Nếu viết theo «Lá Liễu» thì tên nữ
vương này phải được viết lại là «Li Yuye», đọc và viết giản lược lại là «Liu Ye»
(柳葉). Vì giải thích của bà
này có vẻ hợp lý hơn nên người Khmer có nữ vương đầu tiên là là «Liu Ye». Ngày
nay, trên toàn thế giới, người ta biết rằng, nữ vương đầu tiên của người Khmer
là «Liu Ye» (柳葉).
Riêng nhà nghiên cứu G. Cœdès thì gọi tên
nữ vương đầu tiên của vương quốc Funan là «Lá Liễu» mà không hề giải thích gì cả.
Một điểm hết sức quan trọng đáng lưu ý
là, xứ Khmer không có cây liễu. Điều này cũng được Zhou Daguan (Chu Đạt Quan)
viết lại.
Thật khó có thể tin răng nữ vương có thể
tên là «Lá Liễu» trong khi cả vương quốc ấy không ai biết «Liễu» là cây gì.
Thực ra, Tầu viết «Ye Liyu» là ghi lại âm
của từ «Yeay Liv» (យាយលីវ – Bà Độc Thân) của tiếng
Khmer. Người Tầu không đọc được từ «Yeay» nên đọc chệch lại là «Ye» (Một số khu
vực như Khleang, Polleav, cũng có người Khmer Krom đọc «Yeay» thành «Ye» hoặc «Yé»).
Từ «Yeay» (យាយ - bà ) thể hiện sự tôn trọng
theo truyền thống của người Khmer phù hợp theo truyền thống mẫu hệ có từ thời tổ
tiên. Từ «Liu» (លីវ - Độc
thân) được gọi do nữ vương của người Khmer khi đó vẫn chưa có chồng. Điều này
cũng được Kāngtài và Zhūyīng
xác nhận.
Hơn nữa, ta phải thừa nhận rằng, người Khmer
không bao giờ gọi tên của người có địa vị cao hơn. Việc gọi tên người có địa vị
cao hơn là một sự xúc phạm đến người đó. Cũng vậy, ta thấy, Khmer không hề gọi Cố
Hoàng là «Vua Norodom Sihanouk» cả, người Khmer gọi ông là «Samdech Ov» (សម្ដេចឳ -
Vua Cha) hay «Samdech Ta» (សម្ដេចតា - Vua Ông) hay «Ta Yerng»
(តាយើង - Ông của mình). Như vậy, việc người Khmer
gọi nữ vương của mình là «Yeay Liu» tức «Bà Độc Thân» là một thái độ tôn trọng
và hoàn toàn hợp lý.
Nữ vương này cũng có tên là Saoma (សោមា)
hay Saomah (សោមៈ). Đây là một cái tên hết sức nổi tiếng,
lừng lẫy, một cái tên hết sức tuyệt vời được dùng để xác định tất cả các vương
triều của người Khmer mãi cho đến khi Angkor bị rơi vào tay ngoại xâm. Điều này
được nghi lại trên bia đá thuộc đền Baksei Chamkrong được vua Reajintreah
Varman cho xây dựng hồi năm 947.
Tuyệt vời hơn nữa, Saoma cũng là xác định
tất cả các dòng dõi vua chúa của Cham, bắt đầu từ vua Prokah Theamivy Varman (ប្រកាសធមិវីវរ្ម័ន – Prakāsa
Dhamivī Varman). Bia cổ của người Cham được phát hiện khắc hồi năm 658 ở Mỹ Sơn
mêu tả rằng đức vua này có nguồn gốc từ dòng họ của nữ vương Saoma do Mẫu thân
của đức vua này là người xuất thân từ hoàng tộc Khmer tên là «Sarahveah Vanney»
(សារវ វណ្ណី – Sārava Vaṇṇī) là công chúa con vua Isan
Varman Đệ Nhất.
Saoma là tên của nữ vương Khmer sau khi
bà kết hôn và trở thành hoàng hậu của quốc vương Kaundin. Trong tiếng Sanskrit,
Saoma nghĩa là mặt trăng, là hóa thân của thần Krishna (ក្រិស្ណ - Kṛṣṇa). Krishna lại là một trong hóa
thân của thần Vishnu.
Dù Kaundin lên làm quốc vương của người Khmer
và thành lập quốc gia theo Brahma giáo thì nữ vương Saoma vẫn là người thiết lập
nên dòng dõi hoàng tộc của người Khmer với tên gọi là « Saoma Vaingsa» (សោមា វាំង្សា)
hay «Dòng dõi Mặt Trăng».
Kết luận, nữ vương đầu tiên của người Khmer
mà người nước ngoài biết đến không phải tên là «Ye Liyu» hay «Liu Ye» hay «Lá Liễu». Hay thậm chí có
người gọi nữ vương đầu tiên của người Khmer là «Lá Dừa» đi chăng nữa cũng hoàn
toàn không hợp lý.
- Tên của Nữ vương được dân chúng gọi là «Yeay
Liu» (យាយលីវ – Bà Độc Thân)
- Tên của Ngài khi trở thành hoàng hậu của
vua Kaudin là «Saoma» (សោមា)
- Tên thật của bà khi chưa trở thành
Hoàng hậu, tức khi là nữ vương của vương quốc Khmer theo tín ngưỡng dân gian là
gì? Đó vẫn là một bí mật lớn.
0 Response to "Lịch sử dân tộc Khmer - Chương VI - LIU YE – SAOMA VÀ LÁ LIỄU"
Post a Comment