Lịch sử dân tộc Khmer – Chương V Zhenla hay Kampuchea (Phần cuối)


Những người thừa kế Isan Varman là Pheaveah Varman Thứ 2 (639 – 655), Jaya Varman Thứ 1 (655 – 686), và con trai của Ngài là vua Jaya Tevy. Vua Jaya Tevy (ជ័យ​ទេវី - Jaya devī) là vị vu duy nhất của thời Angkor sử dụng từ «Kraom la-ong thuly jerng korn tadaen anh» (ក្រោម​មល្អងធូលី​ជើង កន់​រ៉ាដែង​អាញ់ - Dưới bụi bàn chân của chúng ta, bậc tuyệt hảo) làm danh xưng (cũng như vua Tàu cho quần thần gọi mình là «Vạn tuế»). Trong một bia đá được xác định là được lập hồi năm 731, vị vua này đã than phiền về Sự xáo trộn trong vương quốc và các tai ương của thời đó.  


Vương quốc Zhenla là vương quốc của người Khmer, có dân cư là người Khmer.

Thông thường, mỗi quốc gia sẽ đại diện cho một dân tộc, và mỗi dân tộc chỉ có một quốc gia duy nhất. Chính vì thế, khi nghiên cứu về Funan và Zhenla, nhiều người đã lầm tưởng đó là hai quốc gia của hai dân tộc. Kỳ thực, nếu nghiên cứu văn hóa Ấn Độ cổ đại thì người ta biết rằng, ở nhiều sắc dân, một dân tộc có thể thành lập nhiều vương quốc khác nhau.


Các vương quốc Ujina, Kalinga, Kupta, tất cả điều là các vương quốc của người Kalinga mà thôi.

Người Khmer, có nguồn gốc ở Ấn Độ cũng không ngoại lệ. Sơ khởi, người Khmer có nhiều vương quốc lớn nhỏ khác nhau, dẫn dà những vương quốc nhỏ vị vương quốc lớn thâu tóm chỉ còn lại các vương quốc lớn. Funan và Zhenla là hai vương quốc khác nhau, nhưng là hai quốc gia của người Khmer.

Những giả thuyết cho rằng cư dân của Funan là người Indonesia như của bà Marillia Albansèse và ông Bernard Philippe Groslier là hoàn toàn sai lầm. Tuy vậy, giả thuyết này vẫn được người Yuon sử dụng và căn cứ vào đó khẳng định rằng Khmer không phải là chủ nhân đầu tiên của vùng đất Kampuchea Krom hiện nay.

Vương quốc Zhenla có quan hệ mật thiết với người Trung Hoa từ thế kỷ thứ VI. Chính đức vua Chittrasena tự mình dẫn đầu sứ đoàn đi Trung Hoa. Tất cả các sự kiện này được người Trung Hoa ghi lại trong chính sử của Nhà Tùy ( – Sui) và Nhà Đường ( – Táng). Trung Hoa là người gọi tên vương quốc của người Khmer này là Zhenla (真臘) Hán cổ đọc là «Chen Lắp» và Yuon đọc là « Chân Lạp»  

Ông Paul Poliout, chuyên gia nghiên cứu tiếng Hán cổ viết rằng: «Cho đến tận ngày nay, chúng ta vẫn chưa hiểu Zhenla hay Chen Lăp có nghĩa là gì».

Điều đó chứng tỏ, «Zhenla» hay «Chen Lap» mà người Tàu đặt cho vương quốc của người Khmer không phải là tiếng Tàu mà là ghi lại cách gọi của người Khmer.

«Chen» chắc chắn là Trung Quốc. Chen Lăp có thể là do người Trung Hoa đọc sai chữ Chen Riep (ចិន​រាប) hay Chen Rap (ចិន​រ៉ាប) thành Chen Lap (do Hán cổ không có âm «r» như tiếng Khmer). Chen Lâp có thể là Chen Rap hay Chan Riep cũng tương tự như Siem Riep là tên một tỉnh của Kampuchea ngày nay. Siem Riep có nghĩa là «Người Siem thua trận». Nếu theo giả thuyết này thì Zhenla hay Chen Lăp nghĩa là «người Trung Hoa thua trận». Giả thuyết này hoàn toàn không hợp lý bởi không có cuộc chiến nào giữa người Khmer và người Tàu cả, thế nên không có việc Tàu thua trận.

Kỳ thực khi người Tàu hỏi người Khmer «Vương quốc của các ông là gì?», người Khmer trả lời là «Chen Lăp» (ចិន ឡប់) có nghĩa là «Tàu Khùng». Người Tàu nghe vậy, cho là vương quốc của người Khmer tên như vậy nên viết lại là Chenlap nay Zhenla.

Người Khmer rất hay trêu đùa người Tàu.

Có một sự kiện cũng được Sứ thần Trung Hoa là Zhou Daguan  (周達觀 - Yuon gọi là Chu Đạt Quan) ghi lại khi đi sứ ở vương quốc Khmer cho thấy người Khmer rất thích trêu sứ thần Trung Hoa.

Zhou Daguan không biết tại sao trong cung có đến 4000 nữ tỳ, họ làm những gì? Ông này bèn hỏi một người nữ tỳ mới từ hoàng cung ra rằng: «Công việc của cô là gì?» Cô gái trả lời Daguan là:  «Chen kia len». Zhou Daguan cũng viết lại trong quyển du ký của ông lại là «Chen kia len» (𨶙) và cũng không quên ghi chú thêm, ông không hiểu «Chen kia len» kia có nghĩa là gì.

Mãi cho đến ngày nay, không một chuyên gia Hán ngữ nào có thể dịch được «Chen kia len» (𨶙) cả. Nếu chuyên gia ấy hỏi người Khmer «Chen kia len» có nghĩa là gì thì chắc chắn ai ai cũng biết và sẽ rất buồn cười vì «Chen kia len» nghĩa là «Cu Ba Tàu». Những người có gốc người Hoa hoặc có sống chung với người Hoa chắc chắn biết đến từ chữi «kía lảnh» hay «kía lảnh tùa tùa» (𨶙大大).

Người Tàu có gọi vương quốc Khmer là Zhenla hay Chenla hay Chan Lăp gì đi chăng nữa thì đó không phải là tên mà người Khmer gọi vương quốc của Bharma Kampu (ព្រាហ្មណ៍​កម្ពុ).

Vương quốc tên là Kampuchéah (កម្ពុជៈ) là vương quốc được Bharma Kampu hay triều đại Kampu lập nên. Kampuchéah có thể là tên được lấy theo tên của vương quốc Kambuja ở Ấn Độ hồi thế kỷ thứ VII trước Tây lịch. Tên «Kampuchéah» của người Khmer được người Cham khắc trên bia đá Po Nagar (ពោនគរ) lần đầu tiên vào năm 817.

Sứ thần Zhou Daguan ở thành phố Angkor của người Khmer từ năm 1296 đến 1297 cũng khẳng định, vương quốc của người Khmer không phải là Zhenla. Ông viết lại rằng: «Người dân ở đây gọi vương quốc của họ là Ganbuji».


Quy tụ lại, Zhenla hay Chen Lap không phải là tên mà người Khmer gọi vương quốc của mình. Vương quốc này có tên là Kampuchéah (កម្ពុជៈ), tiếng Khmer hiện đại gọi là Kampuchea (កម្ពុជា). 

0 Response to "Lịch sử dân tộc Khmer – Chương V Zhenla hay Kampuchea (Phần cuối) "

Post a Comment

Most Popular

Most read this month