Phát diện di tích Khmer có từ thế kỷ thứ VIII


Hoàng Oanh | Một di tích cổ của người Khmer vừa được tìm thấy trong khuôn viên chùa Podumavaṅsa Kampong Thmor (hay còn gọi là chùa Torp Thmor – Yuon gọi là chùa Lò Gạch) tại ấp Base A, xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.

Hồi tháng 9 vừa qua, đoàn công tác của chính quyền Yuon tiến hành khai quật tại khuôn viên chùa Torp Thmor và phát hiện di tích được xây bằng đá tảng lớn có niên đại hơn 1,300 tuổi. Kiến trúc cổ này có hình tứ giác vuông, mỗi cạnh dài 8m, có chiều cao 0.5 – 0.6m nằm dưới lớp nền gạch cổ dưới lớp đất trong khuôn viên trộng 8ha của chùa. Kiến trúc và chất liệu của kiến trúc này giống như những di tích được tìm thấy thuộc thời đại  thời Okeo (Yuon gọi là Óc Eo), một trong những trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của người Khmer cổ.

Năm 2008, nhóm khảo cổ này cũng đã tìm thấy một Yoni làm bằng đá trong khuôn viên chùa.  Hiện nay Yoni của đạo Brahmā (Bà La Môn) đang được cất giữ tại chùa.

Theo Giáo sư Thạch Toàn, Dân tộc Muṇḍa di cư từ Ấn Độ hiện nay đến vùng Nam Á vào khoảng 10,000 năm trước Tây Lịch. Nhà nước đầu tiên của người Khmer được hình thành ở Đông Nam Á vào khoảng 6,000 năm trước Tây Lịch với cấu trúc xã hội giống như của người Muṇḍa. Nhà nước đầu tiên của người Khmer theo chế độ mẫu hệ.

Khoản năm 50 sau Tây Lịch, một nhóm người theo đạo Bà La Môn do Brāhma Kaudinj dẫn đầu đến vùng đất này, kết hôn với nữ vương của người Khmer và thành lập nhà nước Vnom (hay Phnom – Tàu đọc là Funan, Yuon đọc là Phù Nam). Vương quốc này có Thủ đô là Angkor Borey, hiện nay thuộc tỉnh Takeo và một thành phố cảng lớn là Okeo, nay thuộc tỉnh Peam và Mort Jrouk, Kampuchea Krom (Yuon gọi là Óc Eo, thuộc Hà Tiên và An Giang)

Vương quốc Vnom là quốc gia theo chế độ Phụ hệ theo Bà La Môn Giáo đầu tiên của người Khmer. Đây cũng là quốc gia đầu tiên của người Khmer được nước ngoài biết đến. Đây là một trong những thời kỳ phát triển cực thịnh của người Khmer. Theo ghi chép của K’ang Tai, một nhà ngoại giao của Trung Quốc, vào năm 250 Tây Lịch viết lại rằng, người dân ở Funan sử dụng đồ đạc toàn bằng bạc, biết dùng dầu thơm và ngọc trai để đóng thuế. Người Funan cũng có thư viện ghi chép và cất giữ lịch sử.



Hiện nay, Phật tử Khmer xung quanh chùa chưa đồng ý cho mang di tích mới phát hiện lên do sợ chính quyền Yuon cướp lấy cổ vật của người Khmer. Tuy nhiên, chính quyền Yuon thông báo rằng, họ sẽ tiến hành khai quật sau Tết Nguyên đán Ất Mùi. Lần khai quật tới đây, chính quyền sẽ lập hàng rào che chắn và không để người ngoài vào khu vực khai quật. 





0 Response to "Phát diện di tích Khmer có từ thế kỷ thứ VIII"

Post a Comment

Most Popular

Most read this month