Hằng năm, cứ đén tháng Kakdek
(Khoảng tháng 10 – tháng 11 Tây lịch), người Khmer lại rộn ràng chào đón
mùa lễ hội. Tuy nhiên, có 3
lễ lớn, quan trọng trong mùa lễ này là Lễ Đua Tuok Ngo, Ok
Ormbok, Cúng Trăng và Thả đèn lồng
Sơn Hoàng Oanh | Lễ hội Đua Touk
Ngo (đua thuyền) là một lễ hội có ở nhiều quốc gia ở Đông Nam Á, trong đó có
người Khmer (Kampuchea và Kampuchea Krom), Lễ hội Đua Tuok Ngo của người Khmer
được tổ chức vào tháng 11 Tây lịch và đua ngược với dòng chảy của Sông Tonlé
Sap. Lễ hội này có nguồn gốc từ xa xưa, dưới thời của Đức Đại đế Jey Varmann
Thứ 7 để mô tả lại cảnh anh dũng của thủy quân Khmer chiến đấu chống lại quân
xâm lược, giải phóng đất nước. Lễ hội này được người dân yêu thích và tiếp tục
tổ chức hằng năm cho đến ngày nay với các lễ hội, nghi thức Đua Touk Ngo Bơi,
Touk Ngor Chèo Nam – Nữ, Thả đèn lồng, Ork Ormbok, và Cúng
trăng. Dịp này, cũng là dịp mà các địa phương tập trung thi đấu, mang thắng lợi
về cho địa phương mình.
Khoảng năm 1177, quân đội Cham đánh bại và cai trị
Kampuchea gần 4 năm, khi đó Jey Vathana (Jey Varamann Thứ 7) thống nhất lực
lượng, chuẩn bị chiến lược chiến đấu và giành thắng lợi. Ngài lên ngôi Hoàng đế
vào năm 1181 và xây dựng đất nước Khmer đến thời kỳ cực thịnh. Theo sử liệu và
các bia đá cổ thì Đức vua Jey Varamann thứ 7 lên ngôi tại kinh đô SaoTheaboras
(Sodhabura) và tiến hành công cuộc tái thiết đất nước như việc xây các đền
tháp, các Sala Samnak (Một công trình nhà ở công cộng dành cho khách đi đường,
không thu phí – dịch quán), bệnh viện, đường xá, hệ thống
tưới tiêu trên cả nước.
Dựa theo các bức điêu khắc dọc theo tường đền Bayon,
người ta thấy các hình ảnh về truyền thống, văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật, thể
thao, và đặc biệt là cuộc chiến với quân đội Cham do đức Jey Varmamann lãnh đạo
đã giành được chiến thắng nhờ vào thủy quân. Điều đáng quan tâm là cuộc thủy
chiến được khắc trên tường đền Bayon được chạm khắc hết sức tinh xảo. Hình ảnh
những chiến binh thủy quân tác động vào tâm thức và tình cảm của người Khmer. Ghi
nhớ công ơn của các bậc anh hung đã cứu người Khmer thoát khỏi ách đô hộ của
ngoại bang, người ta tổ chức lễ hội thi
đấu tất cả các loại thuyền (touk) và có cả nam và nữ trên phạm vi toàn lãnh thổ
Kampuchea.
Riêng những người Khmer Kampuchea Krom, dù sống dưới sự
cai trị của chính quyền Yuon như thế nào đi chăng nữa, luôn vẫn giữ truyền
thống văn hóa Khmer. Người Khmer Krom tổ chức lễ hội đua Touk Ngo không bỏ sót
một năm nào. Hằng năm, người Khmer Krom ở tỉnh Khleang tổ chức Lễ hội này để
tưởng nhớ đến đội quân Thủy chiến của thời Maha Nokor, dưới thời trị vị của Đại
đến Jey Varmann thứ 7 đã chiến thắng ngoại xâm và xây dựng đất nước lên đỉnh
cao của vinh quang.
Theo tài liệu Nghiên cứu về Âm nhạc và Đời sống của Bà
Keo Narum, vị Chúa được phong trấn giữ Kampuchea Krom, xứ Basak đã tổ chức lực
lượng lính thủy thành 3 nhóm để bảo vệ lãnh địa của mình gồm:
- Quân chủ lực, chiến đấu bằng thuyền có kích thước như touk Ngo hiện nay.
- Quân viên trợ, chiến đấu bằng thuyền cũng có kích thước như touk Ngo hiện nay.
- Quân Basak, chiến đấu bằng thuyền lớn, có mái, chèm bằng chèo có đầu nhọn dùng để chưa quân lương.
Với phương thức bố trí thủy quan này, hằng năm, vị chúa
tể thường cho các quan dưới trướng tổ chức các cuộc đua thuyền từ ngày 15 kert (ngày rằm) tháng Kakdek kết hợp
với tập trận giữa quân thủy và quân bộ trong một đem, một ngày. Dần dà, hoạt
động này trở thành truyền thống và có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người Khmer.
Trong lễ hội này, người ta cũng cho trang trí đèn lồng, thả trên dòng sông Basak để
dâng đến nữ thần nước và mẹ đất đã phù hộ người dân được bình an và được mùa
màng bội thu.
Sau năm 1975, Kampuchea bị chế động Cộng sản cai trị,
tất cả các lễ hội truyền thống văn hóa của người Khmer đều bị xóa bỏ. Đến năm
1979, lễ hội mừng năm mới (Chol Chhnam Thmey) và lễ báo hiếu (Bunj Pchum Bend) được
dựng lại. Đến những năm 1989, những người Khmer Krom di cư lên Phnom Penh, và
lễ hội Ork Ormbok, Đua Touk Ngo được hồi sinh và tồn tại đến ngày nay.
Ngày nay, hằng năm, cứ đến giữa tháng Kakdek, trên dòng
sông Mekong đoạn trước Hoàng Cung, người Khmer ở các nơi tập trung đua Touk
Ngo. Đêm 15 kert, hàng trăng đèn lồng khổ lớn đủ màu sắc được thả trôi trên
dòng Mekong, người ta bắn pháo hoa hân hoan tưởng nhớ đến lực lượng thủy quân
anh hùng, đánh tan thế lực ngoại xâm, giải phóng nhân dân và xây dựng đất nước
phồn thịnh.
0 Response to "LỊCH SỬ LỄ HỘI ĐUA TOUK NGO"
Post a Comment