Lịch sử Dân tộc Khmer Chương 1 - KHMER


- Ai là Khmer?
- Tại sao lại gọi là Khmer ?


Từ « Khmer » (ខ្មែរ) được sử dụng từ rất lâu rồi. Khmer là từ để gọi tên một dân tộc. Dân tộc này có nguồn gốc từ dân tộc « Muṇḍa » (មុណ្ឌៈ) . Dân tộc Muṇḍa xuất hiện đầu tiên nhất ở Ấn Độ ngày nay. Dân tộc Muṇḍa có tuyền thống tôn trọng cha mẹ. Về chính trị, dân tộc Muṇḍa theo chế độ mẫu hệ, tức là thủ lĩnh của dân tộc này là đều là nữ, và người ta tôn sùng người này là mẹ của đất nước và là mẹ của toàn dân.

Người Khmer, là hậu duệ của dân tộc Muṇḍa ở Đông Nam Á cũng tôn trọng cha mẹ như tổ tiên của mình. Trước kia, người Khmer gọi mẹ là « me »​ (មេ) , không gọi là « mae » (ម៉ែ) như hiện nay. Thế nên người Khmer thường nói « me ba » tức là « mẹ cha ». Dưới chế độ mẫu hệ, giai cấp cầm quyền làm mọi thứ để người dân tin rằng « me » là lớn nhất, mọi người phải kính trọng « me », mọi người phải tuân theo huấn thị của « me ».

Để mọi người không quên đức tính này, người ta tự đặt tên cho dân tộc mình là « Khmer » (ខ្មេរ), sau này đổi lại là « khmaer » (ខ្មែរ).

Người Munda hiện đại
Khmer có nghĩa là người kính trọng mẹ.

Từ « Khmer » có « Kh » + « Me » + « R ». Theo các chuyên gia Khmer ngữ, âm « Kh » được dùng để chỉ người có đẳng cấp thấp hơn. Ví dụ, nếu người ta có con gái tên « Vanney », bình thường ông bà, cha mẹ sẽ gọi đứa con đó là « Ah Khney » hàm ý người này có đẳng cấp thấp hơn mình. Tuy nhiên, « Ah Khney » này không có hàm ý xem thương hay xúc phạm, mà ngược lại, nó bày tỏ sự thân thiện, gần gủi của người trên dành cho người dưới. Mãi cho đến tận mới đây, từ « Khmer » (ខ្មេរ) được đổi lại là « khmaer » (ខ្មែរ). Hiện nay, ở một số nơi, người Khmer Surin và Khmer Kampuchea Krom vừa bị tách ra khỏi lãnh thổ Kampuchea hồi thế kỷ XIX, XX vẫn gọi tộc danh mình là người « Khmer » (ខ្មេរ)

Nếu ta dùng từ Khmer thì phần lớn người nước ngoài ít biết đến. Trong tiếng Anh, người ta biết đến chúng ta là người « Cambodian ». Và dân tộc sử dụng tiếng Anh là dân tộc đầu tiên ở châu Âu sử dụng từ « Cambodian » để gọi chúng ta. Từ này, họ dịch ra từ « Kambuja» (Kampuchéah - កម្ពុៈ) là tên của một quốc gia của người Khmer, nằm ở phía Đông của Thái Lan hiện nay. Vương quốc Kampuchéah được lập nên bởi một Brahma (Bà La Môn) tên Kampu (កម្ពុ) và Kampuchéah có nghĩa là Vương quốc của những con người được sinh ra từ Kampu. Tiếng Saskrit « Chéah » (ជៈ) có nghĩa là « được sinh ra từ ». Pháp cũng không biết rõ Khmer là gì. Quốc gia của chúng ta, họ gọi là Cambodge, do dịch ra từ tiếng Cambodia của tiếng Anh, và dân tộc chúng ta, họ gọi là Cambodgien.

Kampuchéah trong tiếng Saskrit được Khmer hóa thành Kampuchea (កម្ពុជា). Một số trường phải chủ trương sử dụng « Kampuchea » để gọi thay cho « Khmer », ví dụ như: « Người Kampuchea », « Tiếng Kampuchea», « Chữ Kampuchea » chứ không phải là « Người Khmer », « Tiếng Khmer», « Chữ Khmer ». Quan điểm này hoàn toàn không hợp lý, bởi lẽ theo lịch sử thì không phải người Khmer được sinh ra từ Brahma Kampu mà chính Brahma Kampu là một người thuộc dân tộc Khmer.

Brahma Kampu sống vào khoản thế kỷ thứ 3 Tây lịch, còn dân tộc Khmer và tên gọi « Khmer »  đã xuất hiện từ 6,000 năm trước Tây lịch. Nếu truy xét nguồn tận thì dân tộc Khmer có nguồn gốc từ những người  Muṇḍa di cư từ Ấn Độ ngày nay đến Đông Nam Á hồi 30,000 năm trước Tây Lịch. Nếu đánh đồng Khmer và Kampuchea có nghĩa là ta đã xóa bỏ hơn 30,000 năm lịch sử và văn hóa dân tộc chúng ta.

Từ « Khmer Krom » là tên gọi dùng cho bộ phận người dân tộc Khmer sống ở khu vực hạ nguồn sông Mekong, trong đối trọng với Khmer Phnom Penh sống ở phía trên dòng chảy con sông này. Sau đó, từ « Khmer Krom » được dùng để gọi tất cả người Khmer sống trên phần lãnh thổ của người Khmer mà Pháp gọi là France Cochinchine, tính từ phía bắc thành phố Prey Nokor đến mũi Tirk Khmau.

Hồi năm 1949, Quốc hội Cộng hòa Pháp đồng ý cho sát nhập vùng đất mà trước kia là lãnh thổ của người Khmer vào lãnh thổ của Việt Nam. Kể từ đó, người Khmer Krom trở thành « Khmer Việt Nam», sau đó là người « Việt gốc Miên». Sau năm 1975, Chế độ Cộng sản của Việt Nam quản lý vùng đất này, người Khmer Krom được gọi là  « Khmer Nam Bộ ».

Ngược với « Khmer Krom », Đức Vua Sihanouk lập nên 1 từ mới là « Khmer Leur » để gọi nhiều tộc người sống ở vùng núi tỉnh Ratanakiri và Mondolkiri như Stieng, Radhe, Jrai, … Tuy nhiên, các dân tộc này cũng không vui vẻ với tên gọi « Khmer Leur » vì bản thân họ không công nhận mình là người Khmer, mặc dầu cùng chung nhóm Mon-Khmer và nằm dưới sự quản lý của người Khmer.

Ngoài « Khmer Krom », « Khmer Leur » , người ta còn có « Khmer Kandal » để chỉ người Khmer đang sống trên lãnh thổ Kampuchea hiện tại như Phnom Penh chẳng hạn. Tuy nhiên, từ này ít được người ta dùng đến. « Khmer Derm » (Khmer gốc) cũng được người ta sử dụng nhiều. Khmer Derm là bộ phận người Khmer giữ được gần như đầy đủ các đặc điểm của người Khmer cổ. Phần lớn những người này sống ở khu vực rừng núi, cách xa khu vực đông dân cư.

Từ năm 1950 đến 1960, Vua Norodom Sihanouk cũng thành lập một số tên gọi Khmer khác nữa dựa theo các yếu tố tôn giáo hay chính trị chứ không liên quan đến vấn đề dân tộc học như:
- Khmer Islam
- Khmer Krahom (Khmer Đỏ)
- Khmer Khieu (Khmer Xanh)

« Khmer Islam » không phải dùng để gọi người Khmer theo đạo Islam. Từ này dùng để gọi bộ phận người Cham đến sinh sống trên đất Khmer để tránh sự tàn sát của dân tộc Yuon khi bình định vương quốc Champa hồi năm 1693. Thực ra, Islam không phải là tôn giáo gốc của người Cham, họ tiếp nhận tôn giáo này từ người Java.

« Khmer Krahom » (Khmer Đỏ) dùng để chỉ người Khmer theo chủ nghĩa Cộng sản. Thuật ngữ chính trị gọi những người này là « Khmer Cộng sản ».


« Khmer Khieu » (Khmer Xanh) dùng để chỉ những người Khmer chống lại chủ nghĩa Cộng sản. Thuật ngữ chính trị gọi những người này là phe cánh hữu, hay hữu khuynh, ngược với phe công sản là cánh tả, hay tả khuynh. « Khmer Khieu » ít được sử dụng và hiện nay không còn tồn tại nữa. 



2 Responses to "Lịch sử Dân tộc Khmer Chương 1 - KHMER "

  1. Khmer - dịch sang tiếng "Youn" cho độc giả dễ hiểu và đơn giản nhất là: thằng "Khờ" tên "Me" hay Me-khờ / khờ-Me gì đại loại cũng như nhau.
    (TPX-VN)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cái bọn Yuon ngu học chúng mày. Hèn bỏ mẹ, chi dám cái miệng chứ làm được con cặt gì! Hahaha...

      Delete

Most Popular

Most read this month