99% người Khmer Kampuchea Krom theo Phật giáo Nguyên
Thủy, là tôn giáo được hai vị Thượng tọa là Sonatthera và Uttaratthera truyền
bá tại xứ Sovannabhūmi vào khoản thế kỷ thứ III Tây lịch. Do những thay đổi của
lịch sử cũng như âm mưu xóa bỏ quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo cuả người Khmer,
vua Yuon là Minh Mệnh ra lệnh bắt buộc nhà sư Khmer Krom cạo tóc phải để long mày
(như thầy tu của Yuon) thọ thực buổi tối như người thường (Tu sĩ tu theo Phật
giáo Nguyên Thủy không thọ thực sao giờ ngọ), mặc quần áo màu nâu, khi tụng kinh
phải gỏ mõ như tu sĩ Yuon, người tu theo phái Đại chúng.
Ngoài ra, chính quyền Yuon còn bắt sư Khmer phải
chăn nuôi gà, vịt, lợn, trồng rau cải, làm ruộng nương trong chùa (trái với Luật
của Phật giáo) với lý do cho rằng nhà tu hành người Khmer là đỉa bám, là gánh nặng
cho xã hội.
Hằng chục ngàn vị sư Khmer Krom bị Yuon bắt hoàn tục,
bắt đi lao động, đào ao, đào kênh, đào sông. Riêng người dân Khmer Kampuchea
Krom chính quyền Yuon bắt buộc phải ăn mặc theo Yuon (Khi người Syam đánh chiếm
các tỉnh Tây Bắc của người Khmer, chúng cũng bắt buộc người Khmer thay đổi cách
ăn mặc theo chúng), các lễ hội, nghi thức văn hóa đều bị cấm thực hiện. Chữ
Khmer bị cấm học, chùa chiềng Khmer cũng bị Yuon đập phá, tháo dỡ, tượng Phật
cũng bị đập nát. Riêng quan chức địa phương là người Khmer thì Yuon bắt buộc họ
phải mặc áo dài khăn đóng theo Yuon thời đó.
Ngoài ra, cũng trong thời Minh Mệnh, Yuon bắt buộc
người Khmer phải lấy họ là tiếng Yuon thay cho tục lệ truyền thống của người
Khmer là lấy tên cha hay tên ông làm họ cho con để dễ dàng quản lý và phân biệt
người Khmer với người Yuon. Các họ này gồm: Sơn, Thạch, Chao, Danh, Kim, Kiên.
Riêng các họ khác cũng là người Khmer, tuy nhiên Yuon không gọi họ là người
Khmer nhe: Lâm, Diệp, Lý, Tăng, Hăng, Dương, Huỳnh, Đào, Cao, Hồng, Trần, Ngô,
Ung, Tô, Đỗ, Kỳ, Tầm, Trầm, Chung, Nhang, …
Đến thế kỷ thứ XIX, toàn bộ đất Kampuchea Krom rơi
vào tay của Yuon. Năm 1863, trước sự bành trước của Yuon, đức Angk Duong mời
Pháp làm bảo hộ xứ Khmer, năm 1867, Pháp quản lý vùng đất Kampuchea Krom, đổi
tên vùng đất này thàng Cochinchine. Từ năm 1867 đến năm 1949, Kampuchea Krom là
thuộc địa của Pháp, riêng Kampuchea là quốc gia bảo hộ.
THỰC DÂN HÓA VÙNG PREAH TRAPEANG
Thời kỳ quân Tây Sơn nổi dậy chống chính quyền (1779
– 1800) tỉnh Preah Trapeang được
Gia Long sử dụng làm nơi tập trung cho bọn Yuon tỵ nạn, tập luyện quân sự để
đánh lại quân Tây Sơn. Trong danh nghĩa là láng giềng tốt, vua Angk Eng
(1779 – 1791) đã cho lính Khmer giúp
Gia Long chống lại quân Tây Sơn. Lợi dụng cơ hội đó, Gia Long lấy luôn vùng đất
Preah Trapeang sau khi thắng quân Tây Sơn.
Người Khmer bị chôn sống lấy đầu làm bếp nấu trà |
Năm 1819, vua Yuon Gia Long (1802 – 1819) ra lệnh cho người Khmer
(Cả ở Kampuchea Krom và Kampuchea Kandal, dưới thời vua Angk Chan (1806 – 1834)) cho dựng trại ở tỉnh
Mort Jrouk đào 2 con kênh Vĩnh Tế có chiều dài 53km, rộng 25m nối từ tỉnh Mort
Jrouk đến tỉnh Peam, và kênh Vĩnh An có chiều dài 14km, rộng 24m nối sông Phnom
với sông Basak. Trong quá trình đào hai con kênh này (1802 – 1819) hàng vạn người Khmer và
hàng ngàn nhà sư bị chính quyền Yuon điều đi đào kênh và bị Yuon đối sử hết sức
man rợ, người Khmer phải hứng chịu nhiều khổ đau như địa ngục trần gian.
Xin mời đón xem phần tiếp theo
0 Response to "LƯỢC SỬ VÙNG ĐẤT KAMPUCHEA KROM - Phần Năm Quá trình xâm lược của Yuon Phần tiếp theo"
Post a Comment