TRÍ THỨC KAMPUCHEA BIỂU TÌNH BUỘC VIỆT NAM XIN LỖI

Sơn Thanh Tùng | Liên minh sinh viên trí thức Kampuchea tuyên bố sẽ tập trung sinh viên và nhân dân tổ chức biểu tình bất bạo động trước Đại sứ quán Việt Nam tại Kampuchea để buộc người phát ngôn Đại sứ quán này phải công nhận lịch sử về việc người Pháp lấy đất Kampuchea Krom của người Khmer giao cho người Yuon. Hiện nay, phòng đô chính Thủ đô Phnom Penh vẫn chưa có phản ứng về kế hoạch này.

Liên minh sinh viên và nhân sĩ trí thức Kampuchea gửi lời kêu gọi và thông báo về việc tập trung thanh niên tổ chức biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam vào thứ ba, ngày 8 tháng 7 tới đây, từ 8 giờ sang đến 12 giờ trưa.

Chủ tịch Liên minh sinh viên và nhân sĩ trí thức Kampuchea, ông Mao Pisses khẳng định rằng, mục đích của cuộc biểu tình này nhằm thể hiện quan điểm yêu cầu người phát ngôn Đại sứ quán Việt Nam tại Kampuchea phải chấp nhận lịch sử về sự mất mát vùng đất Kampuchea Krom. Ông cũng nói thêm, vùng đất Kampuchea Krom bị Thực dân Pháp cắt giao cho Việt Nam quản lý vào năm 1949 chứ không phải là đất đai của Việt Nam từ lâu đời như lời của người Phát ngôn Đại sứ quán Việt Nam từng tuyên bố.

Ông Mao Visses cho rằng lời của người phát ngôn này là sự xuyên tạc sự thật, và là sự xúc phạm đến toàn thể người Khmer: “Ngày 8 tuần sau chính là dịp để thanh niên chúng ta biết về sự kiện năm 1949

Theo kế hoạch biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam của Liên minh sinh viên vào sang mùng 8 tháng 7 tới đây dự kiến sẽ có 100 thành viên tham dự và yêu cầu nhân dân cả nước tham dự để thể hiện quan điểm cá nhân của mình.

Người Khmer Kampuchea luôn luôn quan tâm
người Khmer Kampuchea Krom
Hồi này 6 tháng 6 vừa qua, người phát ngôn Đại sứ quán Việt Nam tại Kampuchea, ông Trần Văn Thông tuyên bố rằng Pháp không hề cắt đất Kampuchea Krom cho Việt Nam, đất Kampuchea Krom là lãnh thổ của  Việt Nam từ rất lâu đời. Phát biểu này của ông là để phản ứng lại thông tin mà Cộng đồng Khmer Kampuchea Krom tuyên bố hồi lễ kỷ niệm 65 năm ngày Pháp cắt đất Kampuchea Krom của người Khmer cho người Yuon vào ngày 4 tháng 6 năm 2014 vừa qua: "Cái ngày mà Pháp cắt đất gì đó cho Việt Nam, cái đó là lời bịa đặt, xuyên tạc và bóp méo sự thật, sự vu khống không có căn cứ pháp luật gì hết, cũng không có chứng cứ lịch sử. Trước năm 1858, vùng đất này đã được Việt Nam quản lý, là của Việt Nam rồi"

Liên quan đến vấn đề này, ông Long Dimand, người phát ngôn Tòa Đô chính Thủ đô Phnom Penh cho biết, đã nhận được thông báo biểu tình của liên minh sinh viên nhưng vẫn chưa có quyết định cụ thể là sẽ cho phép hay không cho phép biểu tình.

Riêng các tổ chức của người Khmer Kampuchea Krom có trụ sở tại Vương quốc Kampuchea đều thể hiện thái độ ủng hộ cuộc biểu tình này. Hội Tăng-già Khmer Kampuchea Krom tuyên bố sẽ tham gia cuộc biểu tình này.

Ông Thạch Settha, chủ tịch Cộng đồng Khmer Kampuchea Krom cũng cho biết, ông sẽ vận động nhiều người tham gia cuộc biểu tình này. Cũng xin thông tin thêm, vào ngày 6 tháng 7 tới đây, ông Thạch Settha sẽ tổ chức một buổi hội thảo nói về vấn đề Pháp cắt vùng đất Kampuchea Krom cho Yuon. Tại hội thảo này, ông sẽ tập hợp các ý kiến của đông đảo quầng chúng nhân dân và nhân sĩ trí thức cũng như các tài liệu chính thức về sự kiện 4 tháng 6 năm 1949 để gửi chính phủ Việt Nam, yêu cầu họ phải chính thức công nhận lịch sử vùng đất Kampuchea Krom. Trong vấn đề này, ông Thạch Settha yêu cầu người Phát ngôn Đại sứ quán Việt Nam phải xin lỗi công khai vì ông này đã xúc phạm nặng đề đến người Khmer.


Cho đến năm 2014 này, hơn 10 triệu người Khmer Krom, người chủ của vùng đất Kampuchea Krom  phải sống 65 năm dưới sự quản lý của chính quyền Thực dân Yuon với địa vị là một dân tộc thiểu số trên chính đất cha ông của mình. Riêng chính quyền Cộng sản Yuon thì cho biết, dân số người Khmer Krom chỉ vẻn vẹn hơn 1 triệu người. 

3 Responses to "TRÍ THỨC KAMPUCHEA BIỂU TÌNH BUỘC VIỆT NAM XIN LỖI"

  1. " Luật là của kẻ mạnh" - Adolf Hitler

    ReplyDelete
    Replies
    1. "Khmer Krom mãi mãi là kẻ yếu" - Đại cồ Việt

      Delete
    2. "Nam bộ vĩnh viển là của Việt Nam" - Mr.Ban Ki Moon - Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc

      Delete

Most Popular

Most read this month