Này nay, ở Srok Khmer chỉ
còn một gia đình Brāhman duy nhất, người ta gọi gia đình này là «Ba Kuor» (Người
ta cố ý gọi như vậy để Khmer quên đi từ Brāhman – Pream – ព្រាហ្មណ៍). Gia đình này phụ trách
gìn giữ một số đồ dùng đăt biệt, được gọi là «Reach Kakuthéaphorn» (រាជកកុធភណ្ឌ) của vua chúa Khmer, và
cũng là người chuẩn bị các nghi thức trong hoàng cung theo truyền thống Brahma
giáo. Thực tế, chính các Brāhman (Bà La Môn) này là người đưa vương quốc Khmer
phát triển lên tầm cao nhất và nổi tiếng trong suốt 14 thế kỷ. Người ta cũng biết
rằng, người dựng lên vương quốc Khmer đầu tiên mà người nước ngoài (người Tầu)
biết đến và đặt tên là vương quốc «Funan» chính là «Brāhman Kaundin» (ព្រាហ្មកៅណ្ឌិន - Viết theo phiên âm của
người Tầu). Người ta cũng không quên rằng, người đầu tiên thành lập vương quốc
Kampuchéah hay Kampuchea là một Brāhman tên «Kampusvayangphuvéah» (Kambusvayambhuva
– កម្ពុស្វយំភុវ).
Việc chúng ta quên đi hay cô ý xóa bỏ, không thừa nhận những giá trị của các Brāhman
quả thực là một điều hết sức đáng tiếc.
Những ai được gọi là các
Brāhman?
Lịch sử Brāhman có nguồn gốc từ Ấn Độ, và xuất thân từ tôn giáo «Veda» (វេទ). Tôn giáo này không có
đình, chùa, đền đài, hay bất kỳ nơi thờ tự nào cả. Mỗi khi có dịp lễ hội, người
ta chọn một mãnh đất rộng và tổ chức ở đó, đến khi xong lễ, người ta đốt hết tất
cả những gì đã dựng lên để dâng lên các thần linh. Các nghi thức. lễ hội này được
các Brāhman là người tổ chức.
Brahma giáo được sinh ra
từ đạo Veda, đặt giai cấp Brāhman là đẳng cấp cao nhất trong xã hội. Tôn giáo
này chia con người trong xã hội thành bốn đẳng cấp:
Brāhman (Pream - ព្រាហ្មណ៍): có hai trường hợp. Trường
hợp thứ nhất là những người học và dạy kinh sách Veda. Trường hợp thứ hai là những
người thực hiện các nghi lễ, dân cúng các thần linh theo truyền thống Brahma
giáo. Các Brāhman có quyền thụ hưởng các
lễ vật dâng cúng, và không được phép có bất kỳ nghề nghiệp nào khác.
Kshatriya (Ksat - ក្សត្រ): là người phải học kinh
Veda, bảo vệ kinh Veda và bảo vệ Vương quốc, là người quản lý dân chúng và phải
cúng dường đến các Brāhman.
Vaishya (Vysyah - វៃស្យៈ): là những người phụ
trách kinh tế, là những người làm nghề tài chánh, thủ công, trồng trọt và chăn
nuôi.
Shudra (Sotréah – សូទ្រ): là nô lệ, là người phục
dịch 3 tầng lớp ở trên.
Ngoài bốn giai cấp trên
còn có một nhóm người nữa, được xem làm thấp kém nhất, người ta gọi là những kẻ
không có giai cấp hay «Pariya».
Những người sinh ra trong
gia đình thuộc giai cấp nào thì sẽ thuộc giai cấp đó, tức chỉ con của Brāhman mới
được phép trở thành Brāhman. Chuyện thay đổi từ giai cấp này sang giai cấp khác
là không thể xảy ra, ngoại trừ một số trường hợp hiếm hoi, Brāhman lên ngôi vua
và xuống thành giai cấp Kshatriya. Ta thấy rõ rằng, ở xã hội bốn giai cấp mà thần
Vishnu tạo nên thì giai cấp Brāhman có đẳng cấp cao hơn cả Kshatriya, tức vua
chúa nữa. Brāhman là người nhận được các vật dâng cúng thần linh, và là giai cấp
được gần gủi thần linh hơn cả vua chúa. Bởi thế, đôi khi người ta gọi các Brāhman
là các «thần linh cõi người».
Trong vương quốc, Brāhman
giữ vị trí đặc biệt đối với nhà vua, họ không phải là dân thường và không nằm
dưới sự quản lý của vua chúa như các thường dân khác. Trong địa vì là tu sĩ, Brāhman
là người sắp đặt vua chúa, đưa một người trong giai cấp Kshatriya lên làm vua,
nhưng vua này không phải là vua của Brāhman. Khi đăng quang, Brāhman giới thiệu
vua với dân chúng và tuyên bố rằng: Đây là vua của các người, vua của Brāhman
là «Sauma» (Theo Hermann Oldenberg). Brāhman không phải là thần dân của nhà vua
cũng có nghĩa là nhà vua không hề có quyền lực gì lên Brāhman cả, đặc biệt, vua
không có quyền trừng phạt hay xâm hại gì đến thân thể của Brāhman như đánh đập,
bắt bỏ tù, … Người có quyền trừng phạt Brāhman duy nhất là vua của các Brāhman,
là người không ở cõi của loài người.
Brāhman có 3 hoạt động
chính là: học kinh Veda, dạy kinh Veda, và thực hiện các nghi thức tôn giáo (tu
sĩ).
Khi còn trẻ, các Brāhman
phải học, đặc biệt là phải nghe, tức Veda, theo truyền thống được dạy bằng cách
nói và ghi nhớ chứ không hề có việc ghi chép. Người ta cho rằng nội dung trong
kinh Veda được thần linh mặc khải (ban xuống) cho con người thông qua các «Reach
Isey» (Rājaisi – រាជឥសី), và kinh này là «bách khoa toàn thư» với
các kiến thức về mọi thứ như: Ngữ pháp, Luật, Toán, Khoa học tự nhiên, Y học,
Chính trị học, … chứ không chỉ có các kinh lễ bái hay tế lễ thần linh.
Lớn lên, khi các Brāhman
đã có kiển thức đầy đủ sẽ trở thành các thầy dạy tất cả các kiến thức trên
trong các làng, xã, trong các am cốc, hay trong rừng. Các thần chú được các Brāhman
dạy cho những người có khả năng tiếp thu. Về các nhân, mỗi ngày, các Brāhman thực
hành việc đọc các bài kinh tụng trong kinh Veda.
Trong địa vị là tu sĩ, tức
trên phương diện tôn giáo, các Brāhman chịu trách nhiệm trong coi các am cốc.
Con người, muốn dâng cúng gì đến thần linh đều phải thông qua các Brāhman. Việc
dâng cúng cho các Brāhman phải tuân thủ các nguyên tắc, nghi thức tôn giáo hết
sức nghiêm ngặt. Việc dâng cúng thần linh được gọi là «Yajaṇā» (Yéajéana – យជណា), nghi thức này hết sức
quan trọng và được người ta xem là một lễ hội lớn. Lễ hội này, người ta dâng
cúng các loại thức ăn và vật dụng lên thần linh, được thực hiện ở một bãi đất rộng
(theo truyền thống của đạo Veda). Người chủ lễ có quyền đi đến khu vực tế lễ
liên tục trong thời gian diễn ra lễ và phải dâng vật tế lên Brāhman.
Từ thế kỷ thứ i đến thế kỷ
thứ xiv, srok Khmer nằm dưới sự ảnh hưởng của Brahma giáo, tuy nhiên việc thực
hành giáo pháp không chặt chẽ, nghiêm khắt như ở Ấn Độ. Việc phân chia xã hội
thành bốn giai cấp cũng không rõ ràng, chỉ có Brāhman và Vua chúa là có giai cấp
rõ ràng, và Brāhman ở srok Khmer cũng có địa vị cao hơn Vua như ở Ấn Độ.
Tất cả các Brāhman ở srok
Khmer đều là người Ấn Độ hoặc có nguồn gốc từ Ấn Độ. Các Brāhman nổi tiếng nhất
chính là những Brāhman trở thành vua Khmer, như vua Kaundin đệ Nhất, người
thành lập nên vương quốc mà Tàu gọi là «Founan», vua Kaundin đệ Nhị, và vua
Kampusvayangphuvéah (Kambudvayambhuva) là người dựng nên Vương quốc Kampuchéah
hay Kampuchea. Thời bấy giờ, Khmer và Ấn Độ có liên hệ với nhau rất mật thiết,
các Brāhman qua lại giữa Ấn Độ và Khmer liên tục và thực sự chấm dứt khi người
Khmer từ bỏ đạo Brahma. Ông Bruno Dagens viết rằng, việc có nguồn gốc từ Ấn Độ
giúp các Brāhman có đẳng cấp cao quý và đặc biệt là có thể được cho gia nhập
vào hoàng gia. Ở srok Khmer, hôm nhân giữa các Brāhman và hoàng tộc hết sức
bình thường.
Con của Brāhman gọi là «Thommajéah»
(Dhammaja – ធម្មជៈ)
tức là kết quả của trách nhiệm, riêng con của những người khác được gọi là «Kammajéah»
(Kammaja – កម្មជៈ)
tức là kết quả của nghiệp chướng.
Chữ khắc trên bia đá ở
Angkor cho thất hồi thế kỷ thứ vii, một Brāhman tên «Tourkréasvamin»
(Durgasvamina – ទូរ្គស្វមិន) đến từ Dekaing trở thành con rễ của vua
Isanvarman đệ Nhất, một thế kỷ sau, có một Brāhman tên «Sakrasvamin»
(Sakrasvamina – សក្រស្វមិន) có nguồn gốc từ Madhyadesa (មធ្យទេសៈ - Trung Ấn) đã đến srok
Khmer và kết hôn với công chúa con gái vua Jayavarman đệ Nhất. Đến thể kỷ thứ
x, một Brāhman tên «Tevéakaraphéatah» (Devakarabhata – ទេវករភត) sinh ra ở vùng sông
Yamuna, trở thành em rễ của vua Jayavarman đệ Ngũ, sau đó trở thành hôn phu của
nữ vương Intréah Léakasmey (Indralakasmi – ឥន្ទ្រលកស្មី). Ngược lại, hồi thế kỷ
xii, vua Jayavarman đệ Thất cưới con gái của Brāhman «Hareach Iseikesa» (Harajaisikesa
– ហរាជឥសីកេសា)
có gốc từ dòng họ Bharadvaja (भारद्वाज - ភារទ្វារជ) ở Ấn Độ.
Người ta cũng biết rằng
còn có nhiều Brāhman khác nữa không nổi tiếng lắm cũng xuất thân từ Ấn Độ như
hai anh em Brāhman mua đất xây đền (Đền mà Brāhman xây dựng là nhà riêng của Brāhman
chứ không phải đền của công cộng), theo nội dung bản khắc trên đá ở Sdok Kok
Thom (theo George Coedès).
Ở srok Khmer, ngoài vai
trò là cầu nối giữa con người và thần linh, các Brāhman còn có một số vai trò
khác như: thẩm phán, tỉnh trưởng, tướng lĩnh quân đội. Tuy nhiên, chỉ có công
việc ở gần đức vua mới là công việc chính của các Brāhman. Trong cương vị là tu
sĩ, các Brāhman được gọi là «Borohet» (Purohita-បូរោហិត), là nười chuẩn bị các nghi
thức tôn giáo cho nhà vua.
Brāhman là «thầy» (Kru - គ្រូ) là người giảng dạy, huấn
luyện các hoàng tử, công chúa, đặc biệt là vị thái tử được chọn để nối ngôi.
Đôi khi thầy được gọi là «Préah Kru» (ព្រះគ្រូ) hay lớn nhất là «Réach Kru » (Rajaguru -
រាជគ្រូ),
tức thầy của vua (quốc sư). Khi vị thái tử đăng quang, chính «Préah Kru» là người
làm lễ đăng quang cho vua, và cũng là người bảo quản các thứ quan trọng tượng
trưng cho nhà vua như «Linga vàng» (លឹង្គមាស), mà người ta cho là linh hồn của đức
vua (Một số người nước ngoài như Claud Jack không biết rõ về người Khmer viết rằng
Linga này là một dạng thần linh). «Préah Kru» cũng trở thành Quốc sư (trợ lý
cho nhà vua) và được gọi là «Montrein» (Mantrina - មន្ត្រិន).
Các Brāhman là Kru, Préah
Kru, Borohet, hay Montrein đều có quyền tham dự trong bộ máy quan lại. Préah Kru
là người nhận các ý chỉ của vua và mang đi áp dụng cho toàn dân, trong địa vị
này, Brāhman cũng giống như Thủ tướng của các quốc gia Quân chủ nghị viện hiện
tại.
Trong các tầng lớp xã hội,
Brāhman có địa vị sau nhà vua và cao hơn thái tử mà Brāhman là thầy, Brāhman có
địa vi cao hơn tất cả các hoàng tử, công chúa, cao hơn tất cả mọi người trong
hoàng tộc, và cao hơn quầng thần quan lại trong triều.
Khi đảm nhận các công việc,
các Brāhman có thể được dâng tặng các phần quà cao quý như được ban danh hiệu «Reach
Kru» (Quốc sư) là danh hiệu cao quý nhất. Brāhman «Tivéakaréabandit» (Divakarapandita
– ទិវករបណ្ឌិត)
là thầy của năm vị vua Khmer và Soriyavarman đệ Nhị luôn bước xuống kiệu đảnh lễ
ngài. Ngoài chức tước, bổng lộc, các Brāhman còn có quyền nhận tất cả các loại
tài sản khác như: kiệu vàng, quạt vàng, lộng có cán bằng vàng, ngựa, voi, đất,
các làng, ấm lớn nhỏ, … Đền «Treyphuvéanéaméahesvara» (Tribhuvanamahisvara - ត្រីភូវនមហិស្វរ) hay còn gọi là Banteay
Srey (បន្ទាយស្រី)
là ngôi đền – tháp mà Brāhman «Yéachéaviréaha» (Yajjaviraha - យជ្ញវិរហ) xây dựng hồi năm 967
cùng với em trai của ngài là «Vishnukomara» (Visnukumara - វិស្ណុកុមារា) trên phần đất của mình ở
xứ Isanpura (ឥសាណបូរៈ).
Brāhman «Yéachéaviréaha» là Borahet của vua Reachintréavarman và cũng là Préah Kru
của thái tử, sau này là vua Jayavarman đệ Ngũ.
Brāhman biến mất hoàn
toàn trên đất Khmer từ hồi giữa thế kỷ xiv. Nguyên nhân của sự biết mất này là
do Phật giáo Hinayāna (Tiểu thừa). Cuộc chiến tôn giáo gần 100 trăm, từ năm
1238 đến năm 1336 giữa Phật giáo Hinayāna và Brahma giáo với chiến thắng thuộc
về Phật giáo. Tất cả những gì thuộc về Brahma giáo đều bị xóa bỏ hoặc hư hại nặng
nề. Tất cả các thần linh của Brahma giáo bị xóa bỏ hoàn toàn, các Brāhman bị mất
tích hoặt phải chạy bỏ xứ đến không còn một vị Brāhman nào trên đất Khmer nữa,
tiếng Sanskrit bị từ bỏ và được thay thế bằng tiếng Pāḷi cho đến tận ngày nay, …
Vị vua cuối cùng theo
Brahma giáo là vua Jayavarman đệ Cữu trị vì từ năm 1327 đến năm 1336 và đánh dấu
sự chấm dứt của tôn giáo này. Vua Jayavarman đệ Cữu cũng là vị vua cuối cùng có
hiệu là «Varman» (Thực tế, vua Norodom Sihanouk là vị vua duy nhất của vương
triều hiện đại sử dụng hiệu Sihanouvarman (សីហនុវរ្ម័ន) nhưng đều này không
thay đổi lịch sử dân tộc Khmer). Vương triều hiện đại thay thế vương triều
Varman cai trị vùng đất Khmer đến tận ngày nay. 16 năm sau khi vị vua Varman cuối
cùng cai trị, tức 16 năm sau khi Brahma giáo biến mất khỏi srok Khmer, tức năm
1352, thành phố Angkor bị suy tàn dưới bàn tay của quân Syam dưới quyền của vua
Ramadhipaty.
0 Response to "Lịch sử dân tộc Khmer - Chương xix - Brahma giáo ở Srok Khmer "
Post a Comment