Lịch sử dân tộc Khmer - Chương XVIII - Truyền thuyết và sự thật

Khi nói về người Ấn Độ thì ông Maurice Glaize  hồi năm 1953 có viết rằng: «Người ta rất thích các truyền thuyết bởi vì người ta thường không biết những sự thật lịch sử. Đối với người Ấn Độ, truyền thuyết và các sự kiện lịch tương ứng với nhau. Đôi khi, người ta cho rằng truyền thuyết là sự liện lịch sử, đôi khi sự kiện lịch sử lại được người ta kể lại và truyền tụng như là một truyền thuyết». Nhận định này cũng khá đúng với người Khmer, một dân tộc có nguồn gốc khởi thủy từ Ấn Độ cổ đại và kế thừa, bảo lưu nền văn hóa Ấn Độ suốt hơn 13 thế kỷ. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu kỹ lưỡng thì ta có thể tìm thấy sự thật lịch sử trong các truyền thuyết hay phát hiện tính truyền thuyết, bịa đặt mà ta cho là sự kiện lịch sử. Một số câu truyện được trích dẫn trong chương này thể hiện những đặc điểm của người Khmer và cũng để khẳng định rằng không phải những gì không hợp lý hay không có ý nghĩa đều là chuyện bịa đặt cả. 

  • Rồng (néak - nāga) đực hay cái


Đây là câu truyện được Zhou Daguan viết lại, với nội dung như sau:

Trong hoàng cung có một ngôi tháp có đỉnh bằng vàng. Mỗi đêm, nhà vua đến đó ngủ. Người dân nói rằng, trong đó có một con rồng 9 đầu là thần bảo hộ đất đai của toàn vương quốc. Hằng đêm, con rồng ấy hóa thân thành một cô gái. Nhà vua ân ái với cô gái (chính là rồng) đó. Sau nữa đêm, nhà vua ra khỏi ngôi tháp, sau đó ngài có thể ngủ chung với Hoàng Hậu hay bất kỳ cung nữ nào tùy theo ý của ngài. Nếu đêm nào đức vua không vào ân ái với rồng trong ngôi tháp ấy thì toàn dân tộc sẽ phải chịu đại họa. Nếu đêm nào rồng không xuất hiện thì cũng đến lúc tuổi thọ nhà vua đã dứt.


Nhiều tác giả hoài nghi về giới tính của Rồng, thực sự rồng là rồng đực hay rồng cái. Một số người thì cho rằng con rồng trong truyền thuyết là con rồng cái (Néakiri Nāgirī- នាគិរី). Hoài nghi này hoàn toàn không có ý nghĩa, hơn nữa, trong truyền thuyết của người dân cũng đã chỉ rõ rằng «rồng hóa thân thành một người nữ». Thực chất ngôi tháp này là hoàn toàn có thật và một nơi vô cùng quan trong đối với các vị vua của người Khmer ở kinh đô Angkor. Các vị vua theo Brahma giáo phải làm lễ dâng lễ, diễn hành để dâng lên các vị thần linh, cúng các vật dụng cho các Brahma (Bà La Môn), và cúng các vật dụng hay các con vật. Ngôi tháp này tên là «Phimeaneakas» (Bhimānākāsa-ភិមានាកាស). Ngôi tháp này là nơi tưởng nhớ đến công ơn mẹ-cha theo truyền thống của người Khmer từ thời khởi thủy, nhớ đến công ơn người đã tạo dựng vương quốc Khmer và hoàng tộc là «Yeay Liu» (យាយ​លីវ), có hiệu là Sauma (សោម៉ា) và sau đó là Hoàng hậu của vị Quốc vương Nam đầu tiên của người Khmer, vua Kaundin (កៅណ្ឌិន្យ). Như đã đề cập đến các chương đầu, truyền thuyết người Khmer kể rằng, nữ vương (sau này là hoàng hậu Sauma) là con gái của Chúa Rồng, người đã khuấy nước biển tạo lên dãy đất liền, là mãnh đất dựng nên vương quốc của người Khmer. 

  • Chhann Than (ឆាន់ថាន




Đây cũng là một câu truyện được Zhou Daguan viết lại, với nội dung như sau:

Trong gia đình người giàu có, khi con gái có tuổi từ 7 đến 9 tuổi, người ta sẽ thỉnh một tu sĩ đến phá trinh cô gái trẻ. Gia đình người nghèo khó thì phải đợi đến 11 tuổi. Lễ này người ta gọi là lễ «Chhann Than». Các vị tu sĩ cấp cao thường được các gia đình giàu có, quan lại thỉnh trước vài tháng để làm lễ này. Riêng người nghèo, họ không có phúc được chọn tu sĩ làm lễ cho con mình, người ta chỉ có thể thỉnh được tu sĩ nào còn rãnh, chưa được ai thỉnh trước. Gia đình giàu có, quan lại dâng cúng cho tu sĩ nhiều thứ vật dụng như: lúa, gạo, rượu, vãi vóc, trầu cau, đồ bạc, … với tổng giá trị có thể lên đến 200 đến 300 lạng bạc (Tàu).

Mỗi năm, một tu sĩ chỉ được phá trinh một cô gái. Đêm đó, người ta tổ chức một buổi tiệc linh đình, có nhạc, kèn, trống đủ loại. Chiều hôm đó, người ta mang kiệu đến tỉnh tu sĩ đó và dàn nhạc đi theo trên đường. Đêm đó, vị tu sĩ sẽ ngũ chung phòng với cô gái. Khi thời khắc đến, vị tu sĩ lấy ngón tay chọc cho rách màng trinh cô gái và lấy một ly rượu hứng lấy máu trinh. Có người nói rằng, cha mẹ và gia đình cô gái sẽ lấy máu đó thoa lên trán. Có số khác cho biết mọi người sẽ cùng uống máu đó. Lại có số khác cho biết vị tu sĩ ấy sẽ giao hoan với cô gái thực thụ, số khác cho rằng không phải thế nên không biết sự thật như thế nào.

Đến buổi bình minh, người ta đưa vị tu sĩ ấy về chùa (đền) với võng có lọng, kèn, trống cũng như lúc rước vị tu sĩ về nhà. Gia đình cô gái phải lấy vãi lụa, vãi thường để chuộc cô gái từ nhà tu sĩ, nếu không chuộc về thì cô gái mãi mãi thuộc về tu sĩ ấy và không bao giờ có thể lấy được chồng.

Đêm Chhnan Than,trên một con đường, đôi khi có đến vài chục gia đình cùng làm lễ này.

Đây chỉ là truyền thuyết hay là một sự thật lịch sử? Dù gì đi chăng nữa nhưng tu sĩ (nhà sư) của người Khmer ngày nay không có vấn đề như vậy. Truyện này có tên là «Chhann Than» là một từ hết sức lạ lẫm mà ngày nay cũng không ai hiểu nghĩa là gì, và cũng không có một truyền thuyết nào khác tương đương với truyền thuyết này. Ông G. Coedès cho rằng:  «Người ta dùng một từ tối nghĩa để chỉ một nghi thức phá trinh tiết cô gái đến tuổi vừa trưởng thành». Ông Paul Pelliot, người nghiên cứu sách của Zhou Daguan cũng không hiểu «Chhan Than» có nghĩa là gì, ông cho rằng có thể từ này là «Chen tan», và ông cũng không biết «Chen tan» có nghĩa là gì.


Thực chất «Chhann Than» là từ có nguồn gốc từ tiếng Khmer. Người Tàu viết «Chhann Than» (ឆាន់​ថាន) thực chất là viết lại từ «Chhann Tean» (ឆាន់​ទាន). Người ta biết rằng «Chhann» (ឆាន់) có nghĩa là «ăn», «uống» dành cho tu sĩ Khmer. «Tean» (ទាន) là những gì đồ vật mà người ta dâng lên tu sĩ. từ «Chhann Tean» (ឆាន់​ទាន) có nghĩa là vị tu sĩ ăn đồ vật mà người ta dâng cúng. 


  •        
  • Sdech Kamloung (Vua cùi ស្ដេច​គំលង់)


Hầu như người Khmer nào cũng biết truyện «vua cùi», nhiều tác giả nước ngoài viết về vua này, đặc biệt trong đó có Henri Marchal, năm 1955. Nội dung tóm tắt truyện vua cùi như sau:

Có một vị vua có quyền lực tối thượng, cai trị một vùng đất có dân đông đúc. Một ngày nọ, khi đức vua đang cưỡi ngựa dạo chơi trong kinh thành cùng đoàn tùy tùng của mình thì bổng có một bà lão xuất hiện giật dây cương con ngựa của nhà vua. Con ngựa giật mình nhảy lên làm nhà vua ngã xuống đất. Khi mà tùy tùng chưa kịp đến đỡ nhà vua thì bà già đã lao đến nhà vua, bà ta ôm lấy nhà vua và trây trét những thứ dơ bẫn, máu mũ, ung nhọt của mình lên đầy mình nhà vua. Tùy tùng đỡ nhà vua dậy và chém bà già thành trăm ngàn mãnh. Thật chất bà lão này muốn trả thù vì mấy năm trước nhà vua đã cho bắt con gái của bà vào cung làm tỳ nữ. Bà lão bị cùi và bà ta nắm lấy nhà vua để lan bệnh cho nhà vua.


Không lâu sau đó, nhà vua cũng bị bệnh cùi. Mọi người tìm đến quốc sư (រាជឥសី) để xin thuốc cứu giúp nhà vua. Vị quốc sư cho một tiểu đệ tử mang một chiếc lá đến cho nhà vua và căn dặn rằng: «Phải lấy một nữa lá này đem đi ngâm nước rồi nấu nước cho sôi. Đến khi nước sôi, nhà vua phải vào trong nồi nước sôi đó, và người ta sẽ bỏ thêm một nữa còn lại của chiếc là vào nồi. Làm như vậy nhà vua sẽ khỏi bệnh cùi». Nhà vua hạ lệnh cho người ta nấu một nồi nước lớn với nữa chiếc lá. Đến khi nồi nước sôi, nhà vua sợ bỏng nên không dám vào nồi nước sôi, vua cho chú tiểu ấy vào trong nồi nước trước. Chú tiểu vào trong nồi nước và tan biến đi mất. Nhà vua không tin rằng nồi thuốc sôi này có thể chữa được bênh bèn cho người đổ đi hết. Chú tiểu cũng biết mất cùng với nước trong nồi. Vị quốc sư vô cùng tức giận khi biết chuyện này, ông nguyền rũa rằng: «Kể từ nay, bệnh cùi sẽ chẳng ai chữa được nữa!». Sau đó, nhà vua không cách nào chữa hết bệnh của mình. Nhà vua trốn vào hang sâu cùng với bốn năm cô cung nữ trung thành với mình và chết trong hang đó. 

Hầu như người Khmer nào cũng tin rằng truyền thuyết đó là có thật và người ta cho rằng đây là một sự kiện lịch sử Khmer. Hơn nữa, người ta lại cho rằng «vua cùi» chính là vua Jayavarman đệ Thất, vị vua anh tài nhất của người Khmer. Giả thuyết này được đặt ra từ rất lâu, hồi năm 1296, Zhou Daguan có viết rằng: «Ở xứ Khmer, có một nhà vua bị cùi».

Riêng đối với người Khmer, có một bức tượng mà người Khmer gọi là «vua cùi» là tượng của vua Jayavarman đệ Thất. Tuy vật, tượng này không phải là tượng của vua Jayavarman đệ Thất. Theo ông Maurice Glaize thì dòng chữ khắc dưới chân bức tượng này có viết rõ rằng: «Thomaréachea (Dhammarājā-ធម្មរាជា) là đức vua khiến người ta phải tôn trọng mọi luật lệ, và người ta biểu rõ ngài là Préah Yéaméah (Yama-យមៈ hay Yoma-យោម hay Yomarāja-យោមរាជ)» tức Dạ Ma Vương, hay Ma Vương, Chúa tể của Địa ngục. Riêng các vết ung nhọt, thẹo trên bức tượng, thực chất chỉ là các vết nấm mốc bám trên bức tượng đá mà thôi. Truyện «Vua cùi» thực chất chỉ là một truyền thuyết chứ không phải là một sự kiện lịch sử của người Khmer. Câu truyện này được người Khmer khắc lên vách tường phía Bắc của đường vào gốc Trái của tháp Bayon. 

Ông Henri Marchal giải thích về bức tượng đá như sau:

Đầu tiên, người ta thấy nhà vu ở trong hoàng cung, khi đang thưởng thức các vũ nữ múa hát, bổng có hai vũ nữ và có tiếng nhạc lớn đệm theo. Ở hai bên nhà vua là hai đứa hầu trai cầm quạt quạt ruồi. Hoàng hậu và các vương phi đều ở cung điện của mình. Bỗng người ta thấy nhà vua đang chiến đấu với một con rắng lớn vô cùng, cuối cùng con rắn bị giết chết và máu của nó bắn vào đầy cơ thể nhà vua. Chính bởi vì thế mà nhà vu bị cùi. Sau đó, người ta thấy nhà vua ngồi trên giường và có 3 tỳ nữ kiểm tra các ngón tay, ngón chân của ngài và phát hiện đức vua đã bị bệnh cùi. Người ta cho người tìm gặp vị quốc sư ở trong rừng sâu, có khả năng trị nhiều thứ bệnh. Vị quốc sư hướng dẫn cách chữa trị cho nhà vua. Tiếp đến, người ta thấy nhà vua cùng đoàn tùy tùng đến một nơi quan trọng để chữa trị.

Cũng xin đề cập thêm rằng, có một mức điêu khắc khác kể về chuyện «vua cùi» được khắc trên cữa của đền «Ta Keo», được vua Jayavarman đệ Ngũ cho xây dựng hồi năm 1000 Tây lịch, tức 200 năm trước đền tháp Bayon của vua Jayavarman đệ Thất.

Nói tóm lại, giả thuyết cho rằng vua Jayavarman đệ Thất là ông «Vua Cùi» trong truyền thuyết là không hợp lý. Nếu ngài bị cùi (mà thời bấy giờ cho làcăn bệnh nan y và chỉ có những người không tốt đẹp mới bị bệnh này) thật thì tại sao ngài lại cho khắc câu truyện này trên ngôi đền tháp Bayon cho chính mình xây dựng? Người ta cũng không thể tin rằng một vị vua bị cùi cho người khắc một bức tượng của mình, rất lớn, đặt trên một cái bệ cao, trưng ngay giữa sân rồng (sân trước cung điện) lại có khả năng xảy ra. Hơn nữa, vua Jayavarman đệ Ngũ, người cho khắc câu truyện này cũng không thể có khả năng tiên đoán rằng 200 năm sau, vua Javarman đệ Thất sẽ bị cùi. Truyền thuyết nói rằng vua Jayavarman đệ Thất bị cùi chỉ có thể là do kẻ thù của ngài dựng lên nhằm bôi xấu đức vua này mà thôi. Dù gì đi chăng nữa, câu truyện này cũng chỉ là một truyền thuyết.



0 Response to "Lịch sử dân tộc Khmer - Chương XVIII - Truyền thuyết và sự thật"

Post a Comment

Most Popular

Most read this month