Lịch sử dân tộc Khmer - Chương XIII Núi Préah Sumeru

Theo các chuyên gia về các đền tháp Khmer thì Angkor Wort chính là một núi Préah Sumeru (ព្រះ​សុរមេរុ), Tháp Bayon (បាយ័ន្ត) nằm trong khu vực Angkor Thom cũng là một núi Préah Sumeru, Tháp Núi Ba Kheng (បា​ខែង) cũng là một núi Préah Sumeru. Ba ngôi đền – tháp này không có đặc điểm gì giống nhau cả thế nhưng người ta lại khẳng định tất cả đều là núi Préah Sumeru cả, điều này khiến nhiều người hết sức ngạc nhiên.

Người đầu tiên cho rằng Angkor Wort là một núi Préah Sumeru là nhiếp ảnh gia người Mỹ tên John Thomson sau chuyến thăm Angkor Wort của ông hồi năm 1866. Theo ông này thì «Ngọn tháp Trung Tâm chính là 7 ngọn núi của Préah Sumeru, 3 tầng của ngọn tháp chính là 3 cõi: nước, đất, gió chống đỡ núi Préah Sumeru, và nước giếng xung quanh Tháp chính là nước đại dương».

Ông Bruno Dagens trong cuốn La forêt de pierre thì cho rằng «Khẳng định như vậy, người ta có thể thảo luận lại», có nghĩa là theo ông, lý luận trên không đúng đắn.

Hồi năm 1942, ông G. Cœdès có viết thêm rằng: «Năm ngọn tháp nằm trên đỉnh Angkor Wort là năm đỉnh của Núi Préah Sumeru». Kể từ đó, người ta mới chính thức thừa nhận rằng năm ngọn tháp nằm trên đỉnh Angkor Wort là năm đỉnh của Núi Préah Sumeru. 

Cũng nhờ vậy mà Mouri Claice mô tả «Núi Préah Sumeru là một ngọn núi chóp tứ giác đều và có 5 đỉnh». Gần đây, ông Claude Jacques cũng khẳng định rằng «Đỉnh tháp cao nhất chính là núi Préah Sumeru và ngọn núi này có 4 ngọn núi nhỏ khác bao quanh vì núi Préah Sumeru có 5 đỉnh».

Vậy, thực chất núi Préah Sumeru là gì? Núi này có hình dạng như thế nào? Núi này thực chất có 5 đỉnh? Núi Préah Sumeru đại diện cho cái gì?

Người đầu tiên hoài nghi về năm đỉnh của núi Préah Sumeru là ông Jean Laur, trong cuốn Temples et Monuments, ông viết: «Năm ngọn tháp trên đỉnh Angkor Wort là hình ảnh được dựng theo núi Préah Someru, tuy nhiên người ta thắc mắc rằng tại sao Ấn Độ, nơi xuất phát của truyền thuyết nói về núi Sumeru thì người ta lại không xây dựng đền tháp nào có 5 đỉnh tháp cả?».

Thực chất, núi Préah Sumeru mà người Ấn Độ mêu tả không có đáy là hình tứ giác và cũng không có 5 đỉnh ở phái trên.

Theo người Ấn Độ, Núi Préah Sumeru (Yuon gọi theo Tàu là Núi Tu Di) là một ngon núi rất quan trong trong vũ trụ này. Ông Bernard Baudouin khẳng định rằng:

 «Vũ trụ này là một khối tròn, được chia làm hai phần có hình dáng như cái đĩa dẹt ở giữa:

Phần phía trên là phần trời là cõi của Thần thánh. Phần phía trên này có 7 tầng, vị thần có quyền lực cao nhất ở tầng trên nhất và các tầng dưới là các thần có quyền lực nhỏ hơn. Tầng thứ 7 là tầng cao nhất là cõi của Thần Brahma, vị thần lớn nhất trong tất cả các vị thần. Trong không khí xung quanh cõi thần cũng có các thần khác cư ngụ nhưng sống ở trong các lâu đài nổi trên bầu trời được gọi là Vimanakasa (វិមានាកាស).

Phần giữa là phần tròn, dẹt chính là Quả đất, là cõi của loài người. Ở giữa cõi này có một ngọn núi rất cao. Ngọn núi này được người ta gọi là núi Préah Sumeru. Núi Préah Sumeru là núi của cõi người chứ không phải của cõi thần thánh và thần linh cũng không ngụ trên núi này.

Phần phía dưới là cõi dưới mặt đất, ở trong lòng đất. Đây là cỏi địa ngục (Naraka - នរក) là nơi mà con người sau khi chết sẽ bị trừng trị vì những tội lỗi của mình gây ra khi còn sống. Cõi này nằm dưới sự quản lý của thần Yama (យមៈ, Yuon gọi là Dạ Ma) hay còn gọi là Yamarāja (Khmer gọi là Yumaréach យមរាជ, Yuon gọi là Diêm Vương). Địa ngục cũng có 7 tầng. Những người nào nghiệp chướng càng nặng thì sẽ phải xuống tầng càng sâu».

Trong câu truyện về vũ trụ này thì người Ấn Độ còn thêm chi tiết về 4 châu (Dvipa ទ្វីប) xung quanh núi Préah Sumeru theo  4 hướng là:

Phía Nam là Jambūdvipa (ជម្ពូទ្វីប), Diêm Phù Đề hay Nam Thiên Bộ Châu, có hình tam giác.
Phía Bắc là Uttarakrumadvipa (ឧត្តរៈក្រុម), Uất Đan Việt hay Bắc Cưu Lưu (Cô Lô)  Châu, có hình tứ giác.
Phía Đông là Pūrāvidehadvipa (បូរា​វិទេ​ហា), Phất Vu Đại Phất Bà Đề hay Đông Thắng Thần Châu, có hình bán nguyệt.
Phía Tây là Aparagoḍhanadvipa (អបរគោឋាន), Cô Da Ni hay Tây Ngưu Hóa Châu, có hình tròn.

Cách mà người Ấn mêu tả vũ trụ thực chất là mêu tả bán đảo Ấn Độ mà thôi. Bán đảo Ấn Độ có hình tam giác và nằm ở phía nam núi Hymalaya (Khmer gọi là núi Himéapean - ហិមពាន្ត). Kỳ thực Ấn Độ chính là Jambūdvipa hay Nam Thiện Bộ Châu hay Diêm Phù Đề và núi Hymalaya chính là núi Préah Sumeru. Mặt khác, núi Hymalaya có độ cao cao nhất nên người ta cho rằng nó có thể cao thấu trời và lên đến cõi của các thần thành. Chính vì thế mà người ta rất kính sợ ngọn núi này. Cũng nên nhớ rằng khi mà người Ấn viết về núi Hymalaya hay Himéapean thì chưa từng ai đặt chân lên đỉnh ngọn núi này cả.

Việc lý giải về núi Préah Sumeru không phải chỉ có bấy nhiêu đó.

Rất lâu sau đó, trong cuốn sách «Pūrāṇa» (បូរាណ), được ông Bernard Baudouin trích dẫn có viết như sau:

«Xung quanh núi Préah Sumeru có 7 châu, bị phân chia bởi 7 đại dương gồm: một biển nước mặn, một biển nước mía, một biển rượu, một biển dầu sữa bò trong, một biển dầu sữa bò đặc, một biển sữa thường, và một biển nước lạnh.

Biển ngoài cùng có một ngon núi lớn che chắn nên không thể đi qua được. Châu lục thứ nhất gần núi Préah Sumeru nhất là Jumbudvipa hay Ấn Độ.

Địa ngục nằm dưới lòng đất có 7 tầng (cũng như mêu tả ở phần trên). Ở lớp sâu nhất, sâu hơn tầng địa ngục thứ 7 là nơi ở của một con rồng rất lớn có 7 đầu tên là Veasǒke (वासुकी - Vāsuki  - វា​សុកិ) hay Veasǒkre (Vāsukri  - វា​សុក្រិ) con rồng này đội trên đầu 7 cõi gồm 7 tầng cõi địa ngục, cõi người và núi Préah Sumeru và 7 tầng cõi trời».


Đây chính là thực tế của núi Préah Sumeru theo mêu tả của người Ấn. Núi Préah Sumeru là cây cột cao ở giữa cõi người. Theo người Ấn thì núi Préah Sumeru không có chân là hình vuông và cũng không có đỉnh nhọn phía trên. Núi Préah Sumeru cũng không phải là nơi thần thánh ngụ do thần thánh ở 7 tầng cõi trời của riêng mình chứ không ở cõi người với con người.

0 Response to "Lịch sử dân tộc Khmer - Chương XIII Núi Préah Sumeru"

Post a Comment

Most Popular

Most read this month