Lịch sử dân tộc Khmer - Chương XII Số 5 hay Số của Thần Shiva

Hồi năm 1931, khi nói về Nhóm ngôn ngữ Mon – Khmer, ông G. H. Monod, trong cuốn Le Cambodgien in « Des Français au Cambodge » có viết rằng : « Ngày thứ ba sau khi đứa con trai sinh ra, người cha sẽ đốt 5 cây ngọn nến đặt thành vòng tròn trên một đĩa đồng, sau đó đốt năm cây nhang. Cầm nhang trong tay, người ra quỳ gối cầu khấn chư thần ở bốn phương…».

Việc tôn thờ số «5» đã phổ biến trong người Khmer từ rất lâu đời. Từ thế kỷ thức VII, người Trung Hoa có viết trong sách nhà Tùy rằng: «Cứ mỗi 3 ngày, đức vua Khmer lại ngự triều để gặp người dân. Ngài ngự trên một chiếc giường làm bằng 5 loại gỗ thơm, được trang hoàng bằng 7 món báu vật. Có 5 vị đại thần, …» Truyện người Tàu ghi lại thuộc truyều đại vua Insana Varman. Khi ấy, kinh đô của ngài ở thành Isanapura (Isan nghĩa là thần Shiva, Pura nghĩa là thành phố), người Tàu gọi là « Yizhouna» mà ngày nay là Sambour Prey Kouk thuộc thành phố Kampomg Thom.

Gần đây, Khin Sok trong cuốn L'annexion du Cambodge par les Viêtnamiens ai XIXe siècle cũng đề cập rằng, đến tận thế kỷ thứ XVIII thì triều đình Khmer vẫn còn giữ số lượng 5 vị quan đại thần là 5 ngài bộ trưởng gồm:

Ngài Oknha Touleak là Bộ trưởng Thứ Nhất
Ngài Oknha Yaomareach là Bộ trưởng Bộ Công lý
Ngài Oknha Veing là Tổng quản Hoàng cung
Ngài Oknha Krolahaom là Bộ trưởng Hàng hải
Ngài Oknha Chakrei là Bộ trưởng Đường bộ

Truyền thống triều đình có 5 vị đại thần vẫn người người Khmer lưu giữ đến thế kỷ XX. Tuy vậy, người Khmer tôn thờ con số «5» trong nhiều hoàn cảnh và điều kiện khác nhau.

Trong lễ đăng quang của Đức vua Norodom Sihamoni hồi năm 2004, người ta dâng cho ngày 4 cây lọng màu đỏ, mỗi cây có 5 lớp. Đồ dùng của đức vua đương trị vì cũng có 5 thứ gồm:

Vương miệng bằng vàng có đính ngọc
Thanh kiếm của vua
Ô màu trắng và giày vàng
Chiếc giáo cỉa Ta Trasok Paem
Hộp cau bằng vàng.

Từ thời Angkor, người Khmer không bao giờ làm gì mà không có sự suy tính từ trước. Kinh đô Angkor Thum cũng có 5 cổng. Zhou Daguan, đến Angkor hồi năm 1296 cũng ghi nhận điều này. Hoàng thành trong Angkor Thum có 5 cổng gồm 2 cổng ở hướng Bắc, 2 cổng ở hướng Nam và một cổng ra vào ở hướng Đông tiến đến «Trường đấu voi»  dẫn đến một cánh cổng khác ở bên ngoài đều có được đặt tên là «Jay» (ជ័យ-Thắng) cả. «Hồ lớn» nằm ở gốc phía Tây Nam kinh đô cũng có 5 ống đá dẫn nước thải sinh hoạt đổ vào.
Số «5» là con số đặt biệt đối với người Khmer. Vậy số «5» là con số tượng trưng cho điều gì?

Số «5» là con số tượng trưng cho thần Shiva

Theo Brahma giáo, trong mỗi kiếp Trái đất (កាល្ប-Kālapa) thần Shiva chính là vị thần sẽ đốt cháy mọi thứ mà chính thần là người tạo ra. Đốt cháy mọi thứ trên Quả Địa cầu này chính là sự phá hủy mọi «nghiệp» mà con người đã tạo nên trên cõi đời này. Người ta gọi sự phá hủy này là «Mahāprasava» (មហា​ប្រសវៈ-Cuộc cháy lớn), bình dân, người Khmer gọi là «Lửa cháy kiếp» (ភ្លើង​ឆវ​កាល្ប) (Kiếp – kālapa –  là khoảng thời gian để một Trái đất sinh ra, tồn tại, và cháy rụi. Thời gian một kiếp là thời gian một ngày của Thần Brahma và bằng 4300 triệu năm của con người).

Sau khi đã phá hủy mọi thứ, cũng chính thần Shiva sẽ tạo ra Trái đất, con người và mọi chúng sinh «sạch sẽ», không có một chúc «nghiệp» nào cả. Khi tạo vũ trụ mới này, Thần Shiva sử dụng 5 vật chất và cũng chính là 5 vật chất là cơ thể Ngài là Nước, Đất, Lửa, Gió, và Không khí. Một loại vật chất nữa là «Không gì cả» nằm ngoài lớp bầu trời xung quanh Quả đất. Cũng có thể nói rằng 5 dạng vật chất này chính là cơ thể của Thần Shiva. Cũng bởi lý do này mà người ta thường khắc tượng thần Shiva với 5 cái đầu và được gọi là «Sthasīva» (ស្ថសីវៈ).

Những người theo đạo Brahma rất tôn kính thần Shiva và cũng rất kính sợ Ngài. Người ta sợ đến mức không dám gọi tên thật «Āna» của ngài mà phải gọi là «Śiva» có nghĩa là «Thiện» hay «Đấng có lòng bác ái». Người ta cũng sử dụng nhiều hình ảnh khác nhau để mô tả Thần Shiva như Liṅga (លិង្គ) hay Bò (គោ) (là vật cởi của Ngài). 5 cánh cửa của Angkor, mỗi cánh có 5 lớp then gài, 5 vật dụng đại diện cho Đức vua cũng chính là số 5 của thần Shiva.

Thần Shiva không chỉ là đại diện cho 5 loại vật chất kiến tạo vũ trụ mà còn là đại diện của 5 hướng là Bắc, Nam, Tây, Đông, và đỉnh đầu (theo Marillia Albanèse). Trong một ấn bản của Ủy ban Truyền thống được xuất bản ở Phnom Penh có viết rằng: «5 ngọn đèn và 5 cây nhang» mà người ta cúng chư Phật hoặc Thần thánh là chỉ 5 hướng. Giả thuyết này hợp lý nhưng chưa thật sự đầy đủ, người ta cũng cần phải nói thêm rằng, số 5 chính là con số tượng trưng cho thần Shiva.

Thần Shiva được tượng trưng bằng 5 hướng rõ ràng nhất ở vương quốc Khmer chính là 5 đỉnh của Ạngkor Wort. Đỉnh cao nhất chỉ hướng đỉnh đầu là hướng quan trọng nhất vì nó nhắm đến vị thần tối cao chính là Thần Brahma. Bốn đỉnh còn lại chỉ bốn hướng Tây, Đông, Bắc, Nam. Năm đỉnh của các tháp Ba Kheng, Me Buon, Prae Rup, hay Takeo đều có ý nghĩa giống 5 đỉnh của Angkor Wort, đều là hình ảnh của Thần Shiva.

Đối với những tháp nhỏ thì trên đỉnh tháp luôn có 5 tầng, tầng cao nhất được người ta đeo tràng hoa sen. Các tháp này cũng chính là hình tượng của Thần Shiva trong ý nghĩa là 5 yếu tố cấu thành vũ trụ là: Nước, Đất, Lửa, Gió và Không khí.

Năm 1945, ông Maurice Glaize đã phát hiện dưới tháp «Thmor Bay Kaek» 5 miếng vàng lá, miếng thứ 5 ở giữa có khắc hình một con bò, chính là một hình ảnh của thần Shiva.

Số 5 chính là số tượng trưng cho thần Shiva. Tháp cho thấy con số 5 rõ ràng nhất và vi diệu nhất chính là Tháp «Shivéalokah» (សិវៈ​លោកៈ) trên đỉnh núi Ba Kheng mà trước đây người ta gọi là núi Kandal. Trong ngọn tháp này, người ta bắt gặp rất nhiều con số 5. Từ mọi góc nhìn: trên xuống, dưới lên, trái phải, … người ta đều thấy những ngọn tháp nhỏ được xắp xếp theo tỷ lệ 5 – 5 . Tháp «Shivéalokah» là hình tháp 4 cạnh, có 5 tầng. Ở mỗi cạnh có một cầu thang với 5 tầng. Tháp này được bao bọc bởi năm ngọn tháp nhỏ khác ở hai bên. Bốn góc của Tháp có 4 tháp nhỏ và một tháp nhỏ nữa trên đỉnh cao nhất. Trong tháp «Shivéalokah» người ta thể hiện thần Shiva ở khắp nơi, bằng mọi hình thức. Thần Shiva là đại diện cho 5 vật chất cấu thành vũ trụ và cũng là 5 hướng trong vũ trụ.


Số 5 chính là con số đại diện cho thần Shiva.

0 Response to "Lịch sử dân tộc Khmer - Chương XII Số 5 hay Số của Thần Shiva"

Post a Comment

Most Popular

Most read this month