Vương quốc mà người
Tàu gọi là Zhenla (真臘 – Yuon đọc là Chân Lạp) là vương quốc thứ
2 của người Khmer được người nước ngoài biết đến. Lịch sử nguồn gốc vương quốc
Zhenla hoàn toàn giống như Funan, từ
việc có nguồn gốc từ một Brahma đến truyền thuyết về dòng họ quốc vương, thậm
chí là việc sắp xếp xã hội, tôn giáo, nhà nước theo kiểu Ấn Độ thời đó.
Vương quốc Zhenla có
diện tích rộng lớn. Có người cho rằng Zhenla chỉ nằm trong khu vực Vort Phu (វត្តភូ), ngày nay là phần
Nam nước Lào mà thôi. Khu vực này trước kia cũng được gọi là Champasak hay
Pasak do trước đây vùng đất này thuộc quyền quản lý của một chúa xứ người Cham
và bị Zhenla đánh chiếm ngay trong thời kỳ đầu tiên trong công cuộc mở rộng
biên giới xuống phía nam của mình.
Theo công trình
nghiên cứu của ông Erik Saidenfaden (Inventaire descriptif des monuments du
Cambodge pour les quatre provinces du Siam oriental) và Henri Maspéro (Etudes
d’Histoire d’Annam) thì hồi thế kỷ thứ V và thứ VI, lãnh thổ vương quốc Zhenla
bao gồm: Toàn bộ Đông Bắc Thái Lan, một phần phía Nam Lào, một phần lớn lãnh thổ
phía Bắc của Kampuchea hiện nay. Phần lãnh thổ nay thuộc Thái Lan, tương ứng với
các tỉnh : Udon, Ubon, Roi Et, Nakhon Ratchasima. Phần lãnh thổ nay thuộc
Kampuchea, tương ứng với các tỉnh : Steung Treng, Kratié, và phía bắc
Kampong Thom.
Vương quốc Zhenla xuất
phát từ lưu vực sông Roi Et, và sông Munda, mà nhánh thượng nguồn của sông
Mekong. Vương quốc này mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam, chiếm luôn cả Funan,
sát nhập Funan vào lãnh thổ của mình.
Người thành lập
vương quốc này là một Brahma gốc Ấn tên là Kampu Svayam Phuvéah (កម្ពុស្វយំភូវៈ –
Kambusvayaṃva). Ngài lấy một Tiên nữ Khmer tên là Meréah ( មេរៈ – Mera) làm hoàng hậu.
Đôi vương chúa Kampu – Meréah (កម្ពុ-មេរៈ) thành lập vương triều đầu tiên của Zhenla là Soryah Vaingsa (សុរិយវាំង្សា) có
nghĩa là đến từ mặt trời, trái ngược với vương triều vua Funan là
Kaundin – Saoma (កៅណ្ឌិន្យ - សោមា) có nghĩa là đến từ mặt trăng.
Ở vương quốc Zhenla,
người ta tôn kính nữ vương «Meréah» hơn cả do chịu sử anh hưởng của nền văn hóa
mẫu hệ mà người Khmer thừa hưởng từ hàng ngàn năm trước đó. Nhiều thế kỷ sau,
người ta vẫn còn tôn kính «Meréah».
Bột bài thơ được khắc
trên bia đá bằng văn tự cổ hồi năm 948 thể hiện sự tôn kính Sự tôn thờ
«Meréah», được Giáo sư S. Cœdès dịch lại như sau :
«Tôi xin đãnh lễ Meréah
Là tiên nữ cao quý nhất trong hàng tiên nữ
Đã được thần Shiva, thầy của ba cõi
Muốn làm một điều tốt lành nhất
Theo ích
lợi của ba con mắt
Cho làm vợ của đại vương Kampu»
Sự kiện thành lập vương quốc Zhenla cũng
được người ta truyền thuyết hóa thành câu truyện «Preah Thaong Neang Neak» (ព្រះថោង នាងនាគ).
Câu truyện này kể rằng:
«Vương quốc Zhenla được «Preah Thaong» (ព្រះថោង)
dựng nên. Ngày xưa, Preah Thaong là người con thứ ba trong số bốn hoàng tử của
vua xứ Ấn Độ. Do hiểu lầm nên hoàng tử có thái độ bất kính và bị vua cha đuổi
ra khỏi vương quốc. Hoàng tử rời vương quốc, đi xuống phía nam, đến một vương
quốc của người Cham, Preah Thaong đánh đuổi vua Cham và lên làm vua. Sau đó
Ngài lấy Neang Neak (នាងនាគ – Nàng Rồng), là con gái
của Chúa Rồng (ភុជង្គនាគ - Bhujanganāga) làm hoàng hậu. Vị Chúa Rồng cũng có một
vương quốc ở cỏi Rồng, dưới một hòn đảo tên là «Kok Thlok» (គោកធ្លោក)
gần đó. Chúa Rồng nuốt nước biển xung
quanh hòn đảo này để lộ một dãy đất rộng cho Preah Thaong và Neang Neak lập
vương quốc ở đó. Kok Thlok trở thành thủ đô của vương quốc mới này».
Truyền thuyết «Preah Thaong Neang Neak» là
truyền thuyết của vương quốc Zhenla và không thể nhầm lẫn với truyền thuyết Hun
Tian thành lập vương quốc Funan hồi năm 50 Tây lịch, khi đó vẫn chưa có một
vương quốc nào của người Cham cả. Vương quốc đầu tiên của người Cham được dựng
nên hồi năm 197, Tây lịch với nữ vương đầu tiên là Mara.
Dù thế nào đi chăng nữa thì tất cả các
truyền thuyết này đều được sao chép lại từ truyền thuyết của người Ấn Độ. Truyện
Neang Neak đã được nhiều vương quốc của Ấn Độ như vương quốc của người Pallava
và người Gupta kể trước đó. Ở Hy Lạp, người ta cũng có truyền thuyết tương tự
như vậy. Nữ vương Echidna cũng là một mô-tuýp Neang Neak với một phần trên là
người nữ và phần dưới là loài bò sát không chi (rắn) trước khi trở thành vợ của
Heracles.
Vương quốc Zhenla là một nước chư hầu của
Funan mãi đến thế kỷ thứ VII. Theo trật tự của các vương quốc của người Khmer thời
bấy giờ, Zhenla phải tiến hành cống nạp hằng năm cho quốc vương Funan. Mối quan
hệ này được các vua của Zhenla gọi là «Quan hệ cống nạp», và họ luôn tìm cách
phá bỏ mối quan hệ này. Vấn đề này được khắc trên bia đá của Đền Baksei
Chamkrong, thuộc quần thể Angkor.
Tất cả các vị Đại vương của Zhenla như
Sarut Varman (សរុវរ្ម័ន), Sresta Varman (ស្រេស្តវរ្ម័ន),
Vireak Varman (វីរវរ្ម័ន) đều có tư tưởng muốn
thoát khỏi Funan, nhưng nổi tiếng nhất là Pheaveah Varman (ភាវវរ្ម័ន – Bhavavarman), trị vì từ năm 550 đến
năm 600 Tây lịch.
Vị Quốc vương này là người đầu tiên liên
kết hai vương triều Soryah Vaingsa (សុរិយវាំង្សា)
và vương triều Saoma Vaingsa (កៅណ្ឌិន្យ - សោមាវាំង្សា) là nền tảng dựng nên đế
chế Angkor hùng mạnh.
Pheaveah Varman là cháu ngoại của Rutreah
Varman, Quốc vương Funan và là con của Vua Zhenla Vireak Varman. Nội dung này
được ông Erik Saidenfaden dịch ra từ một bản khắc cổ trên bia đá tìm được ở
sông Mun. Vireak Varman không phải là con của quốc vương Funan như ông Georges
Cœdès từng viết và được ông A. Dauphin Meunier sao chép lại sau đó.
Khi quốc vương Funan băng hà và do không
có con trai nối ngôi, vua Pheaveah Varman cũng giành quyền nối ngôn vua Funan
do ngài có dòng máu hoàng gia Funan. Sự kiện này dẫn đến cuộc chiến giữa hai
vương quốc Funan và Zhenla. Tiếp sau đó, Chintreah Sena, em họ của vua Pheaveah
Varman nối ngôi, lấy hiệu là Srey Mahintreah Varman tiếp tục công cuộc chinh phạt.
Cuối cùng là Vua Isan Varman thứ Nhất, con trai của Srey Mahintreah Varman đánh
chiếm được thủ đô Angkor Borey, kết thúc cuộc chiến tranh vào năm 630.
0 Response to "LỊCH SỬ DÂN TỘC KHMER - CHƯƠNG V ZHENLA hay KAMPUCHEA(Phần đầu)"
Post a Comment