MIKE Force |
- Lý Kim Lập (anh)
- Lý Hoàng Khải (anh)
- Lý Thị Hồng (em gái)
- Không rõ tên
- Không rõ tên
- Lý Sareth (Lý Đẹt) (Em trai)
Thủa nhỏ, ông học chữ Khmer và
Yuon ở Chap Phlerng. Năm 1948, khi ông được 18 tuổi (lúc ông Sơn Ngọc Thành vẫn
còn đang bị Pháo bắt giam), ông nghe lời tuyên truyền của Hồ Chí Minh rằng
Kampuchea Krom là của người Khmer và sau khi đuổi Pháp ra khỏi Indochina, Yuon
sẽ rút về đất Yuon và Kampuchea Krom sẽ trả lại cho người Khmer, mặt khác do căm
hận Pháp bắt giam Ngài Sơn Ngọc Thành (là chồng của dì ruột mình), ông chạy đến
phum Srea Preah, khum Lương Hòa, srok Kampong Thom rủ người anh em họ là Lâm
Đông vào rừng ở Tuerk Khmau tham gia vào Yuon Việt Minh đánh Pháp (ông Lâm Đông
là người con thứ 6 của ông Lâm Thanh Wann và bà Sơn Thị Them, là em gái út của
Sơn Ngọc Thành).
Khi vào rừng cùng cộng sản Yuon
đánh Pháp, ông Tống Khương và Lâm Đông phải đổi tên để giấu lý lịch. Trong thời
gian phục vụ ở đó, nhiều lần hai ông nhận thấy rằng Yuon có kế hoạch lừa bịp
người Khmer, cụ thể là việc tuyên truyền rằng Sơn Ngọc Minh là em của Sơn Ngọc
Thành. Năm 1950, hai ông Tống Khương và Lâm Đông chạy trốn cộng sản về lại quê
hương ở Preah Trapeang.
Cũng năm 1950, một công tử ở
Preah Trapeang tên là Lâm Thái (là con thứ 7 của Đại phú hộ Lâm Chant), từng đi
du học ở Pháp với ông Sơn Ngọc Thành, bỏ vợ con chạy vào rừng với một người con
gái Yuon (lớn hơn ông 13 tuổi). Hai người gặp phải hang ổ của Việt Cộng và bị
Việt Công bắt làm “công tử Preah Trapeang trong rừng sâu”. Sau ngày 20 tháng 7
năm 1954, Hiệp định Genève được ký, hòa bình được lập lại ở Indochina, Yuon Hồ
Chí Minh buộc hàng vạn người Khmer Krom, Khmer Kandal và Yuon ở Kampuchea Krom phải
“tập kết” ra miền Bắc. Cuối năm 1959, Yuon Việt Cộng đến nhà bà Lâm Thị Luon,
là vợ của ông Lâm Thái và là em gái út của bà Lâm Thị Út cho thông báo rằng là
ông Lâm Thái có việc hệ trọng cần gặp vợ con. Bà Lâm Thị Luon nghe lời Yuon,
mang theo ba người con vào rừng Teurk Khmau để gặp chồng. Sau khi gặp được chồng,
Yuon kêu gọi bà và 3 người con hãy đi Hà Nội chơi 3 năm cùng với chồng. Bà
không đồng ý đi vì ruộng vườn, nhà cửa không ai chăm sóc (lúc đó đất đai của bà
có khoản 1000 công). Yuon bảo bà nếu không đi được thì cho hai người con gái lớn
cùng cha đi chơi ở Hà Nội 3 năm rồi về. Bà đồng ý cho 3 người con gái (một người
11 tuổi, một người 9 tuổi) theo cha là ông Lâm Thái “đi chơi” Hà Nội 3 năm. Tuy
nhiên, mãi đến 20 năm sau (năm 1979) thì mới quay trở lại. Riêng bà Lâm Thị
Luon, sau 3 tháng ở trong rừng với chồng, bà về nhà và bị bệnh chết (vào tháng
9 năm 1959).
Năm 1951, ông Tống Khương và
Lâm Đông cùng nhau phục vụ cho quân đội Yuon Cộng hòa, đánh Yuon cộng sản. Sau
đó, ông Lâm Đông không phục vụ quân đội nữa mà về thừa kế tài sản bên nội, bên
ngoại và tài sản cha của ông là Công tử Trà Vinh. Thời đó, Công tử Trà Vinh phần
lớn thuộc con cháu dòng họ Lâm.
Ông Tống Khương tiếp tục phục vụ
quân đội Yuon Cộng hòa. Em của ông là Lý Saret hay còn gọi là Lý Đẹt cũng vào
phục vụ trong quân đội Yuon Cộng hòa đánh Yuon Cộng sản. Ngày 26 tháng 11 năm
195, ông Tống Khương kết hôn với bà Thạch Thị Út (là con của ông Thạch Viên và
bà Kim Thị Huyền).
Sau đó, ông Tống Khương được
Yuon Cộng hòa thăng cấp cho làm chỉ huy. Ông nổi tiếng là người đánh Yuon Cộng
sản nhiều nhất giai đoạn 1955 – 1975. Ông Tống Khương có công ngăn chặn thâm nhập của Yuon
cộng sản, và ông cũng có công cung cấp nhiều thông tin quan trọng cho quân đội
Mike Force của ông Sơn Ngọc Thành. Ông mất năm 1975 trong trận chiến với quân
Yuon Bắc Kỳ tiến vào Kampuchea Krom.
0 Response to "SƠN NGỌC THÀNH, SƠN THÁI NGUYÊN VÀ PHONG TRÀO KHMER SEREY KỲ 4. TỐNG KHƯƠNG"
Post a Comment