Trong số những người bị bắt giam
nhưng không bị đánh chết, có 75 nhân sĩ tri thức được thả về, những người này
chấp nhận nỗi bất công này nên đã làm đơn khiếu kiện gửi đến lãnh đạo chính quyền
Thực dân Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, trong đó có: Trung ương đảng Cộng
sản Yuon, Quốc hội, Đoàn Thanh niên Cộng sản Yuon, Văn phòng Kiểm tra Trung
ương, Ủy ban Hòa giải, và Ủy ban Dân tộc Trung ương. Mỗi người viết một bản tố
cáo riêng tuy nhiên nội dung tương tự như sau:
Hệ thống giáo hội Phật giáo không chỉ có riêng ở Khmer Krom, ở
các nước Thái, Lào, Miến Điện, Siri Lanka, Nepal, Tebet (Tây Tạng), Trung Quốc,
Nam Hàn, Nhật Bản, … tất cả đều có những hệ thống giáo hội Phật giáo như Khmer
Kampuchea Krom. Vấn đề là, các quốc gia trên có thể cáo buộc các hệ thống giáo
hội đó là các mặt trận gì gì đó không? Như vậy, những lãnh đạo của tỉnh Cửu
Long, bao gồm: Nguyễn Văn Ức, Nguyễn Văn Long, Lê Văn Nhã, đã cáo buộc Cơ cấu
giáo hội Phật giáo này là nhân vật, là tổ chức của cái gọi là Mặt trận
đoàn kết giải phóng Khmer Kampuchea Krom với những bằng chứng cụ thể
nào?
Như vậy, các tài liệu dùng cho
các hoạt động chống đối (như Cờ mặt trận, truyền đơn, và vũ khí đạn dược) đảng
phái, và chính quyền của cái mặt trận đó, chính quyền các tỉnh này đã tìm được
những gì? Ở đâu? Ai là người cung cấp? Ai là người nhận? Các tài liệu, thiết bị
đã nhận được là những gì? Có nguồn gốc từ đâu?
Về việc chính quyền địa phương
cáo buộc tăng sư ở các trường Pāḷi, các
trường dạy Luật Tạng, các giảng sư, và ban hộ tự của 137 chùa trong tỉnh là
thành viên của cái gọi là là Mặt trận đoàn kết giải phóng Khmer Kampuchea
Krom. Như vậy, những người này có những dấu hiệu nào để chính quyền địa
phương khẳng địng rằng họ chống đối nhà nước, và tài liệu học tập nào có đầy đủ
dấu hiệu để khẳng định là tài liệu chống chính quyền? Những tài liệu này chống
đối nhà nước bằng cơ chế nào? Danh sách thực sự là danh sách gì? Với vai trò mà
đảng sắp đặt trong bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thì Đại đức
Kim Tôc Chân có khả năng thành lập một Mặt trận to lớn đến như vậy không?
Sự viên tịch của Đại đức Kim Sang
và Đại đức Kim Tôc Chân, cũng như sự mất mạng của những người dân Khmer Krom vô
tội khác, ai là người chịu trách nhiệm?
Nữa tháng sau khi đơn khiếu nại
được gửi đến đảng và nhà nước Yuon, bọn chúng cho thành lập Ủy ban Hòa giải
Trung ương xuống điều tra trực tiếp tới từng hộ dân, từng chùa chiềng phum,
khum, và các cộng đồng khác nhau trong tỉnh để điều tra về cái gọi là Mặt
trận đoàn kết giải phóng Khmer Kampuchea Krom. Tuy nhiên, kết quả nhận
được là con số không. Chúng không tìm được bất kỳ một bằng chứng nào về sự tồn
tại của cái Mặt trận này cả. Không những thế, Ủy ban này còn nhận hàng ngàn đơn
thư tố cáo, kiếu nại của người dân phản đối việc chuyên tạc, bóp méo sự thật của
lãnh đạo tỉnh Cửu Long.
Ngày 30 tháng 7 năm 1988, Đỗ Mười,
Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ra Chỉ thị yêu cầu
các Cơ quan, Bộ, Ban, Ngành phải chấp hành, với nội dung cơ bản là:
Hành vi của Công an và lãnh đạo tỉnh
Cửu Long áp đặt lên tôn giáo đã ảnh hưởng không nhỏ đến đường lối chánh sách của
đảng và nhà nước. Các cấp công an nào đã buộc xuất tu nhà sư nào thì cấp đó phải
phối hợp với chính quyền địa phương cho tu lại đối với các vị ấy và phải thực
hiện công khai trước nhân dân. Riêng về giáo dục Phật học, được phép thực hiện
rộng rãi. Riêng chương trình đào tạo ngữ văn Khmer, Bộ giáo dục và đào tạo phải
đào tạo giáo viên và phải dạy và học theo chánh sách của từng dân tộc sống
trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Riêng những trường hợp chết do
tra tấn hay vì lý do kỹ thuật nào đó, Tổng Thanh tra Trung ương, Tòa án Nhân
dân Tối cao sẽ tiến hành điều tra hơn nữa.
Nhà nước chấp nhận đền bù những tổn
thất kinh tế cho những người người bị bắt trong thời gian bị giam giữ. Cán bộ
nhà nước được quay lại làm việc cũ.
Cán bộ Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy
ban nhân dân các xã, phường nào có hình vi sai trái, bạo lực đều phải tích cực
với Thanh tra Trung ương và Trung ương Đảng đến tận địa bàn tự kiểm điểm về những
hành vi sai trái của bản thân rằng đã "đi sai với đường lối của Đảng",
phải trực tiếp xin lỗi người bị hại và thành tâm nhìn nhận khuyết điểm của bản
thân và cũng là hình thức đền bù cho người bị hại.
Tất cả các cán bộ Ủy ban nhân dân
tỉnh, huyện, xã, phường nào có hành vi bắt bớ, đe dọa, chiếm đoạt tài sản bằng
bất kỳ hình thức nào đều phải trả lại cho chủ cũ. Những cá nhân có hành vi sai
phạm phải chuyển cho Tòa án Nhân dân xét sử.
Đối với người dân nào bị cán bộ Ủy
ban nhân dân tỉnh, huyện, xã, phường đe dọa, sách nhiễu đến mức sợ hãi, phải rời
gia đình, bỏ nơi cư trú thì Chính quyền địa phương phải có biện pháp đưa những
người đó trở về địa phương.
15 tháng sau, tức là ngày 26
tháng 10 năm 1989, Tổng thanh tra Trung ương kết hợp với Thanh tra tỉnh Cửu
Long thống nhất sử lý vụ án công an có hành vi phi nhân tính đối với nạn nhân
là người Khmer Kampuchea Krom.
Cơ quan thanh tra này điều tra từng
người một, theo từng vụ việc một. Tuy lời khai của mỗi người một khác nhau
nhưng quy tụ lại, nội dung cơ bản vẫn là: Từ xưa đến nay, người Khmer yêu chuộng
hòa bình, kính yêu văn hóa, ngôn ngữ, chữ viết, nghệ thuật, tôn giáo dân tộc;
việc Chính quyền cáo buộc, đe dọa, ép buộc người Khmer khai nhận Giáo hội Phật
giáo Khmer là cái gọi là Mặt trận dân tộc đoàn kết giải phóng Khmer
Kampuchea Krom, chống chính quyền là sự xuyên tạc, bóp méo sự thật và
hoàn toàn không có căn cứ.
"Chúng tôi là những nạn nhân, chúng tôi bị công an tra tấn, hành hạ hết
sức dã man, đến nổi không thể chịu đựng được nữa nên đành phải khai nhận theo
những gì mà công an đã chuẩn bị trước. Nếu không khai nhận như ý muốn của công
an thì chúng tôi chắc chắn sẽ bị hành hạ cho đến chết."
Kru Din, người từng tham gia các
cuộc làm việc của Chính quyền Yuon về vấn đề này có viết lại rằng: "Các đảng
viên của Lê Duẩn lên đọc bản tự kiểm điểm và xin lỗi những người Khmer là nạn
nhân trước người Khmer và người Kinh. Một thành viên khác là Đại diện Thanh tra
Trung ương phát biểu nhắc nhở về những hành vi man rợ, phi nhân tính của cán bộ
công an tỉnh Cửu Long đối với người dân Khmer cũng như chùa chiềng Khmer Krom.
Một thành viên khác nữa là đại diện cho Trung ương Đảng, đứng lên phát biểu kêu
gọi dân tộc Khmer – Kinh tăng cường đoàn kết, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà
nước để bảo vệ đất nước, chống ngoại xâm. Nếu đồng bào Khmer có yêu cầu gì thì
làm đơn yêu cầu gửi cho Ban Dân tộc tỉnh để chuyển đến Trung ương giải quyết."
Kru Din cũng viết thêm rằng:
" Một người bạn của tôi ở trại tỵ nạn Panat Nikum (Thái Lan) từng là thành
viên của Đoàn Thanh niên tỉnh Trà Vinh, cho biết hồi ngày 10 tháng 10 năm 1990,
Thanh tra tỉnh và Tòa án nhân dân tỉnh, Ủy ban dân tộc tỉnh cũng đã tổ chức buổi
họp mặt ở khum Koky, với sự tham dự của gần 8,000 người, bàn về vấn đề trên. Các
phum khách trong tỉnh cũng có diễn ra sự kiện tương tự. "
Ông Sơn Tô cũng viết lại về vấn đề
này như sau: "Lần này, bọn chủ nghĩa bành trướng Nguyễn Văn Linh – Tổng Bí
thư Đảng, và tên Đỗ Mười lại một lần nữa ca bài ca ru ngủ theo tấm gương của tổ
tiên An Nam của chúng. Bọn Chủ nghĩa Bành trướng này một tay đập đầu Khmer, một
tay kia xoa dịu để Khmer yên, không cựa quậy. Đây chỉ là một chiêu bài trong
công cuộc diệt chủng người Khmer Kampuchea Krom. Kỳ thật tên Văn Linh – Đỗ Mười
không hề sợ người Khmer, yêu thương người Khmer hay muốn cứu giúp người Khmer gì
cả. Đây chỉ là sự tạm hoãn để chờ đợi thời cơ thích hợp để bọn Linh – Mười tiếp
tục đập đầu Khmer nữa."
Mặc dù chính quyền và đảng bộ tỉnh,
các phum, srok thực hiện đúng theo chỉ thị của Trung ương đi chăng nữa, nhưng
có một vấn đề nan giải nhưng phải giải quyết, đó là vấn đề nợ máu phải được trả bằng máu
mà
nhiều người Khmer Krom đòi hỏi. Tuy nhiên, vấn đề rõ ràng là dân tộc
Yuon không bao giờ giết hại dân của chúng để lấy công bằng cho người Khmer.
Kết quả là, dù Hệ thống Bành trướng
Lê Duẫn tiến hành mọi phương thức, thủ đoạn hòng diệt chủng người Khmer, nhưng
chúng cũng không thể tiêu diệt được một dân tộc Khmer yêu chuộng hòa bình và
công lý. Vấn đề này buộc đảng và nhà nước Yuon mà đứng đầu là tên Linh – Mười,
những hậu duệ trung thành của Lê Duẫn, phải thừa nhận rằng, đường lối mà chúng
áp dụng cho người Khmer Kampuchea Krom trong thời gian qua là sự sai lầm lớn, cần
phải chấn chỉnh và sửa đổi. Bọn cũng buộc phải cách chức những tên lãnh đạo tỉnh
Cửu Long là Nguyễn Văn Ức và Nguyễn Văn Long ; và cũng hơn mấy trăm tên đồ tể
cũng bị buộc rút ra khỏi đảng và bộ máy chính quyền.
152 vị sư bị buộc hoàn tục và bị
tống giam đã được thả tự do và được thả tự do và tu trở lại theo truyền thống
Phật giáo Khmer. 575 người Khmer được bồi thường tổn thất về kinh tế và tinh thần
khi bị bắt giam. Sở Giáo dục và Đào tiến hành đào tạo giáo viên dạy chữ Khmer
cho các trường công và trường chùa, đáp ứng nguyện vọng của người Khmer.
Tuy Việt Cộng chấp nhận trao trả
tự do cho người Khmer, nhưng đây chỉ là tự do trong khuôn khổ và thời hạn chứ
thực chất, bọn chúng chưa bao giờ muốn và cũng chưa bao giờ trả lại quyền tự do
thực thụ cho người Khmer.
- Thôi đi ăn cơm và uống thuốc đi các vị "ban tin tức khmer kròm". Cả mấy tháng rồi chỉ uống nước lả vừa đu dây điện ... vừa viết tiểu thuyết. Chúng tôi sẽ mời các vị sang VN để đi du lịch đây đó tìm nguồn cảm hứng mới về mà sáng tác tiếp tập 2, mọi chi phí "Nhóm" chúng tôi sẽ lo hết, quý vị sẽ được đón tiếp theo nghi thức thượng khách.
ReplyDelete(Thành viên số 9- Tân phát xít VN)