Sáng nay, 10 tháng 12, đủ các tầng lớp nhân
dân Khmer kỷ niệm 66 năm ngày Quốc tế Nhân quyền.
Sơn Thanh Tùng | Cũng như những năm trước đây, Lễ kỷ niệm 66
năm ngày Quốc tế Nhân quyền có sự tham gia của đông đảo nhân dân thuộc nhiều
tầng lớp và được tổ chức ở nhiều nơi khác nhau tại Thủ đô Phnom Penh, với số
người tham dự ước đạt hơn 2,000 người.
Tại Quảng trường Dân chủ, các tổ chức Nghiệp
đoàn, các tổ chức Xã hội – Dân dự tổ chức lễ kỷ niệm này với sự tham gia của
đông đảo công nhân, học sinh, sinh viên, công chức nhà nước, Tăng-già và cán bộ
Đại sứ một số nước. Đặc biệt, buổi lễ còn có sự tham gia của các đồng bào Dân
tộc Bản địa, những người đang là nạn nhân của chính sách tô nhượng đất cho các
công ty Yuon của chính quyền ông Hun Sen.
Năm nay, cuộc diễu hành vì Nhân quyền cũng
được tổ chức. Các đoàn diễu hành bắt đầu xuất phát từ ngày 5 tháng 10, theo dọc
các tuyến quốc lộ tiến vào Thủ đô Phnom Penh và tập trung trước Dinh Hòa Bình –
Trụ sở Quốc Hội Kampuchea. Những người diễu hành tập trung trước cơ quan lập
pháp bày tỏ quan điểm, tâm tư, nguyện vọng và yêu cầu cơ quan quyền lực cao
nhất này phải có chính sách bảo vệ lợi ích người dân và tôn trọng nhân quyền.
Ông Kem Sokha, Phó Chủ tịch Quốc Hội, Phó Chủ
tịch Đảng Cứu Quốc thay mặt Quốc hội ghi nhận tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.
Ông còn hứa rằng Quốc Hội Kampuchea mà đảng Cứu Quốc là một trong những Đảng có
đại diện Nghị sĩ, sẽ nổ lực hết sức cũng như thúc đẩy Chính phủ của ông Hun Sen
thực hiện các biện pháp bảo vệ lợi ích nhân dân, cũng như giải quyết các vấn đề
về lợi ích quốc gia đối, dân tộc với nước ngoài. Ông cũng khẳng định, nhân
quyền phải được tôn trọng, lợi ích nhân dân phải được đảm bảo.
Người ta nhận thấy rằng, ngoài việc bài tỏ
chính kiến và đòi hỏi chính quyền tôn trọng nhân quyền, người tham dự còn mang
theo hình ảnh 18 người bị chính quyền ông Hun Sen bắt giam hồi giữa tháng 11
vừa qua, trong đó có 3 nhà sư Khmer Krom là: Đại đức Sơn Hải, Đại đức Thạch
Sang, và Đại đức Khin Vannak. Tại Quảng trường Dân chủ, các tổ chức Xã hội – Dân
sự còn tổ chức lấy dấu tay của người dân để yêu cầu chính quyền thả ngay 18
người này ngay lập tức.
Riêng Chính quyền của ông Hun Sen cũng tổ
chức lễ kỷ niệm này với sự tham gia của lãnh đạo một số ban ngành trung ương, đại
diện cơ quan ngoại giao các nước, học sinh, sinh viên, và người dân Thủ đô.
Ngày 10 tháng 12 năm 1948, bà Eleanor
Roosevelt, nguyên Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ đã đại diện Liên Hiệp Quốc tuyên đọc
bản Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền tại Paris, Pháp. Bản Tuyên ngôn này là nền
tảng cho Bộ luật Nhân quyền Quốc tế, bao gồm hai công ước cơ bản
về quyền con người cũng được Liên Hiệp Quốc thông qua vào năm 1966
là Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị và Công ước
Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa.
Từ đó đến nay, ngày 10 tháng 12 hằng năm được chọn là ngày Nhân
quyền Quốc tế. Đây là một sinh hoạt dân chủ được diễn ra thường niên và được sự
hưởng ứng từ tất cả các tầng lớp xã hội ở các quốc gia tự do, dân chủ. Việt
Nam., với danh nghĩa là một thành viên chính thứ của Liên Hiệp Quốc đã ký cam
kết tôn trọng Tuyên ngôn Quốc tế nhân
quyền cũng như Bộ luật Nhân
quyền Quốc tế, tuy nhiên,
người dân ở quốc gia Cộng sản độc tài này vẫn chưa hề biết đến cái gọi là Nhân
quyền.
0 Response to "Kampuchea Kỷ niệm ngày Quốc tế Nhân quyền"
Post a Comment