Thông qua các sử liệu của
người Tàu, Funan là tên vương quốc Khmer mà người ta biết đến đầu tiên trong lịch
sử Khmer. Bởi lý đó nhiều người tin rằng, Funan chính là vương quốc đầu tiên của
người Khmer. Thật ra Funan không phải là vương quốc đầu tiên của người Khmer. Funan
là tên quốc gia đầu tiên mà người nước ngoài, đặc biệt là người Trung Quốc đề cập
đến.
Funan là quốc gia đầu
tiên của người Khmer theo đạo Brahma (Bà La Môn). Brahma Kaundin (កៅណ្ឌិន្យ)
là người mang tôn giáo này đến srok Khmer. Có ý kến cho rằng Brahma Kaundin có
nguồn gốc từ Malaysia, mà thời bấy giờ vẫn là một phần lãnh thổ của người Ấn. Tuy
nhiên, theo truyền thuyết của người Khmer, Kaundin là người có xuất thân từ Bán
đảo Ấn Độ.
Dù xuất thân ở đâu đi
chăng nữa thì hồi khoảng năm 50 Tây Lịch, sau khi đánh bại nữ vương của người
Khmer, Yeay Liu (យាយលីវ), Ngài lấy nữ vương làm
Hoàng hậu và trở thành vị Nam Vương đầu tiên của người Khmer.
Tất cả các sự kiện này được
truyền thuyết hóa và được người Trung Quốc ghi chép lại trong các thư tịch cổ của
họ. Sự kiện này cũng được người Cham ghi lại trên bia đá ở Mỹ Sơn thuộc Trung
phần Việt Nam hiện nay.
Năm 245, một phái đoàn
người Trung Hoa do Kāngtài (康泰 - កងតាយ
- Khang
Thái) và Zhū yīng (朱應 - ជូយីង
- Chu Ứng) đặt chân đến srok Khmer và ở đó đến năm 250. Trong chuyến đi này, Kāngtài có viết lại như sau: «Ban đầu,
vương quốc Funan có một nữ vương tên là Yi Liu (葉柳). Ở Mofu nước Ấn Độ có một
người tên là Hun Tien (混塡), người này tôn sùng thần linh. Một đêm
nọ Hun Tien nằm mơ thấy một người cầm cung tên đến và lệnh cho phải lên thuyền
hướng ra biển. Sáng hôm sau Hun Tien đến đền quỳ lại thần thánh thì tự nhiên thấy
cung tên ở dưới gốc cây. Ông cũng tìm một chiếc thuyền và hướng ra biển. Vị Thần
gió đẩy thuyền của Hun Tien đến lãnh thổ Funan. Nữ vương Yi Liu thấy thuyền lạ,
một mình bà đuổi bắt thuyền lạ. Hun Tien lấy cung tên ra bắn, một mũi tên bắn
thủng thuyền của vị nữ vương. Nữ Vương xin hàng. Hun Tien trở thành vua của
Funan».
Năm 658, vua Cham tên
«Prokasthor» (ប្រកាសធម៌ - Prakāsadharma) cũng cho khắc trên bia đá trong
Tháp Mỹ Sơn một câu truyện có nội dung tương tự. Câu
truyện này được ông Louis Finot trong cuốn Les inscriptions de My son, dịch lại
như sau:
«Sau
khi có một giấc mơ như vậy, Brahma Ấn Độ tên Kaundin, rời khỏi Ấn Độ theo hướng
ra biển và đi đến lãnh thổ của người Khmer. Vừa lên đến đất liền, Ngài liền ném
ngọn giáo mà Māha Brāhma Aśvatthāman
(មហាព្រាហ្មណ៍)
con trai của Guru Drona (ព្រះទ្រោន) ban cho. Nơi mà ngọn giáo cắm xuống đất, Ngài bắt đầu cho xây dựng kinh
đô của mình ở đó. Sau đó, Ngài kết hôn với nữ vương của xứ Khmer tên là Saoma (សោម៉ា) là con của Chúa Rồng (ភុជង្គនាគ - Bhujanganāga).
Vị chúa rồng này hút nước để lộ một khoảng đất rộng để đôi vợ chồng lập vương
quốc».
Nhiều
nhà sử học có sự hoài nghi rằng tại sao hai câu truyện về việc thành lập Vương
quốc Funan lại không giống nhau. Kỳ thực, câu truyện của Kāngtài kể chính là truyền thuyết về nguồn gốc của Funan, riêng câu truyện được
vua Cham khắc trên bia đá có thêm một số chi tiết về sự hình thành vương quốc
Kampuchéa của Brahma Kampu. (Trong truyện này có chi tiết Chúa Rồng hút nước
làm lộ một quảng đất lớn, xin xem chi tiết ở chương V Chenla hay Kampuchea.) Sở
dĩ vua Cham cho khắc trên bia đá câu truyện có nội dung như vậy là vì Mẫu thân
của Ngài là người Khmer, Nữ vương Saraveah Vanney (សារវវណ្ណី), là con gái của Đức vua Kampuchéah Isanvarmann (ឥសាណវរ្ម័ន). Đức vua này có cha xuất thân từ hoàng gia Kampuchéah
và mẹ là người của hoàng tộc Funan.
Câu
truyện được khắc trên bia đá pha trộn hai câu truyện để thấy rằng vua Cham xuất
thân từ 2 dòng hoàng tộc của người Khmer là dòng Kaundin - Saoma và dòng
Kampumeréah.
Theo
địa lý thì vương quốc Funan nằm ở hạ nguồn sông Mekong, trãi dài từ Phnom Penh
hiện nay đến biển Nam Trung Hoa. Trung tâm và là khởi nguồn của vương quốc
Funan là vùng Kampuchea Krom, trước đây Pháp gọi là Cochinchine và hiện nay là
Nam Bộ của Việt Nam.
Trên
lãnh thổ này, vương chúa Khmer cho đào hệ thống kênh rạch dài hơn 200 km phục vụ
cho việc tưới tiêu nên ngành nông nghiệp ở đây phát triển hết sức rực rỡ.
Người Khmer Krom hiện nay chính là hậu duệ trực tiếp của người Funan.
Thủ
đô của vương quốc Funan là thành phố Angkor Borey, hiện nay nằm trên địa phận tỉnh
Takeo như ông Chaude Jacques đã chứng minh trong quyển Le Pays Khmer avant
Angkor, ấn bản tạo Paris năm 1986 chứ không phải là Vyaddhapura (វ្យធបុរ៉ា) như một số ý kiến trước đây.
Hơn
nữa một số nhà nghiên cứu cho rằng Vyaddhapura (វ្យធបុរ៉ា) có nghĩa là «sợ săn bắn» cũng hoàn toàn không hợp lý. «Vyaddha»
(វ្យធ) trong tiếng
Sanskrit có nghĩa là «bị đâm thủng bởi mũi tên». «Pura» có nghĩa là thành phố.
Như vậy Vyaddhapura (វ្យធបុរ៉ា) có nghĩa là «Thành phố có sức mạnh của mũi tên». Cũng như vậy, Singhapura
có nghĩa là thành phố có nhiều sư tử mà là thành phố có mà là thành phố có sức
mạnh, oai lực của sư tử.
Đặc
điểm của vương quốc Khmer thời bấy giờ không phải mềm yếu, khiến người ta yêu mến
mà ngược lại khiến người ta phải sợ hãi, thuật ngữ hiện đại gọi là «Chính sách
răng đe» (Politique de dissuasion), để tránh không để kẻ thù có ý định xâm lược
mình.
Vương
quốc Funan là một vương quốc hùng mạnh. Quốc vương Funan là Hoàng đế có tầm ảnh
hưởng lên nhiều quốc gia của người Khmer khác, như vương quốc «Zhenla» chẳng hạn.
Vương
quốc Funan cũng là đại diện cho tất cả các quốc gia khác của người Khmer thực
hiện các vấn đề về đối ngoại. Chính vì thế, ở thời điểm Kāngtài đến, chỉ có Funan là quốc gia duy nhất của người Khmer có quan hệ ban
giao với Trung Hoa cũng như một số quốc gia khác ở Ấn Độ. Năm 503, Hoàng Đế
Trung Quốc tấn phong cho Quốc vương Funan Kaundin Jaya Varman (កៅណ្ឌិន្យជ័យវរ្ម័ន)
làm Đại Tướng Quân của Trung Hoa.
GỬI TOÀN THỂ BAN TIN TỨC Khmer Krom:
ReplyDeleteNGÀY 07 THÁNG 01 - Một ngày đầy dấu ấn của Lịch sử và Hiện tại !
- Cách đây 36 năm vào ngày 07/01/1979 - Quân đội nhân dân Việt Nam đã giải phóng Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Polpot, cứu dân tộc Khmer khỏi nạn diệt chủng tàn bạo nhất lịch sử hiện đại, làm hồi sinh một đất nước Campuchia mới .... với nhiều đảng phái "dân chủ" như hiện nay.
- Ngày 07/01/2015 - Những "kẻ khủng bố hồi giáo" đã tấn công vào toà soạn báo Charlie Hebdo - Paris - Pháp xả súng giết chết 12 người trong đó có TỔNG BIÊN TẬP Stephane Charbonnier. Được biết đây là hành động báo thù của những "kẻ cực đoan hồi giáo" nhầm vào tờ báo này vì đã có hành vi châm biếm đã kích đạo hồi. Hành động này được xem như "Muốn đóng cửa toà báo này vì DÁM ĐẢ KÍCH ....".
- Quả thật là một sự trùng hợp đáng ngạc nhiên của ngày 07 tháng 01. Ai đúng, ai sai rồi Thế Giới sẽ nhận định, phân xử Bởi Ai cũng có lý lẻ, mục đích của họ khi hành động, Ai cũng cho mình là lẻ phải và Thế giới cũng đầy phân cực khi nhận định đúng sai!
- Tuy nhiên, có một thực tế của quy luật tự nhiên không thể tránh khỏi, không thể nói khác được - đó là: "CÓ KHIÊU KHÍCH THÌ CÓ ĐÁP TRẢ THÍCH ĐÁNG".
Thân chào những người bạn Khmer trong Ban biên tập Tin tức Khmer Krom, Chúc sức khoẻ quý vị.
Chúng tôi là người Việt Nam. (Sorry, nếu gọi "Youn" sẽ gọi lại "Miên - Mọi" với quý vị).
Quý vị biết chúng tôi là Ai rồi chứ?